Có hay không một tương lai bền vững
Để phát triển bền vững một đất nước phải sử dụng nguồn tài nguyên mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Hiện tại ở nước Mỹ, điều đó không được nghiên cứu. Dân số đang phát triển và cần sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên hơn trước. Lượng xe ô tô ở Mỹ ngày một nhiều, riêng California có tới 22 triệu chiếc, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và cạn kiệt nhiên liệu. Mỗi người dân Mỹ thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn dân các nước khác. Những khí này gồm cácbon điôxit, mêtan và ôxit nitơ, những chất này do xe ô tô, các nhà máy và hệ thống sưởi của các hộ gia đình thải ra. Tuy các thiết bị này giúp điều kiện sống của người dân tốt hơn nhưng nước Mỹ sẽ không có đủ lượng nhiên liệu dự trữ để đảm bảo mức tiêu thụ lớn như vậy.
Nghị định thư Kyoto
Năm 1998, nước Mỹ đồng ý ký Nghị định thư Kyoto và đồng ý giảm thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính 5% vào năm 2010. Tháng 6 năm 2001, ngay sau khi được bầu làm tổng thống, Tổng thống George W. Bush đã rút nước Mỹ khỏi giao kèo này vì ông cảm thấy nó sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước. Quyết định này đã tách Mỹ khỏi nhóm các nước phát triển khác trên thế giới, những nước đã coi các điều khoản trong nghị định thư Kyoto như những mục tiêu cần đạt được. Cuộc trưng cầu dân tháng 3 năm 2001 ở Mỹ cho thấy người dân Mỹ quan tâm đến sự phát triển bền vững nhiều hơn chính phủ của họ và nhất trí với những nước phát triển khác trên thế giới. Khi được hỏi về biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, 56% người cho rằng phải bảo vệ môi trường và sử dụng ít năng lượng đi, vì như thế sẽ thải ra ít cácbon đioxít hơn. California dẫn đầu lộ trình giảm một khối lượng lớn năng lượng mỗi công dân sử dụng và chính phủ sẽ hỗ trợ cho những ý tưởng đó có khả năng thực thi ở các bang khác để giảm bớt hiệu ứng nhà kính.