Đô thị hóa
Nước Mỹ hiện tại là một đô thị rộng lớn với 75% dân số sống ở các thị trấn và các thành phố. Đô thị mọc lên nhanh nhất chủ yếu ở phía nam và tây của đất nước. Nơi định cư sớm nhất của Mỹ chạy dọc theo bờ biển Atlantic do người châu Âu đến định cư vào thế kỷ XVII. Đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng, dễ dàng cho việc định cư. Tàu thuyền mang các hàng hóa đến qua các bến cảng và mang đi lông thú, gỗ xây dựng và nông sản. Một số nơi như Boston và New York, cũng có thuận lợi là nằm cạnh cửa sông. Điều đó giúp cho việc chuyên chở hàng hóa trong nước theo đường sông tới những thị trấn phát triển khác.
Qua các thế kỷ XVIII, XIX những thành phố miền Tây này tiếp tục được mở mang bởi hầu hết ngành công nghiệp phát triển nhờ hàng hóa vận chuyển qua các bến cảng đóng tại đây. Vào thế kỷ XIX, các tuyến đường sắt đã kết nối các thành phố lại với nhau nhanh hơn hẳn đường thủy. Một số thành phố, như Chicago phát triển nhanh chóng nhờ lợi thế nằm tại nơi tập trung nhiều tuyến đường xe lửa.
Boston và miền đông
Vào thế kỷ XXI năm thành phố nối tiếp nhau mọc lên ở phía đông: Boston, New York, Philadelphia, Baltimore và Washington DC. Năm đô thị rộng lớn nối lại với nhau thành một khối rộng lớn trông như quang cảnh của một đô thị khổng lồ kéo dài từ Boston xuống Washington DC mang tên Boswash. Đây còn được gọi là đô thị siêu đại (megalopolis).
Cuộc nhập cư sớm
Boston là nơi tập trung những người định cư đầu tiên từ nước Anh tới vào năm 1630 do ở đây địa thế bằng phẳng, với những quả đồi thấp ở trung tâm, nguồn cung cấp nước dồi dào cùng với giao thông đường thủy thuận tiện. Sự thịnh vượng ban đầu của Boston có được là nhờ thương mại với châu Âu. Các ngân hàng và trung tâm tài chính được thành lập để hỗ trợ cho thương mại. Công nghiệp chế biến như xay bột mì được hình thành. Vào cuối thế kỷ XIX, một loạt các ngành sản xuất đã được mở ra bao gồm dệt, đóng tầu. Một vài đợt người nhập cư từ Italia đã đến Boston từ năm 1870 để mở rộng công nghiệp. Văn hóa Italia vẫn nổi trội ở một số vùng của thành phố.
Chuyển biến của ngành công nghiệp
Thế kỷ XX chứng kiến sự sa sút của nhiều ngành công nghiệp truyền thống của Boston, mặc dù công nghiệp may mặc và da giày vẫn được duy trì. Phần lớn hàng hóa hiện nay vẫn được vận chuyển bằng đường bộ, đường xe lửa hoặc tàu thủy qua các cảng của thành phố New York. Boston luôn đóng vai trò quan trọng như một trung tâm tài chính, giáo dục và đào tạo, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, và đều tập trung dọc Đại lộ 128. Một trong những lý do chính khiến chúng tập trung ở Boston và vì nơi đây gắn liền với danh tiếng của Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts (MIT).
Du lịch ngày càng trở nên quan trọng cho thành phố bởi vì Boston gắn kết với lịch sử buổi đầu của đất nước. Một số địa danh của trung tâm Boston như Đồi Beacon với những ngôi nhà nhỏ và những dãy phố hẹp có vỉa hè lát sỏi đã khiến quang cảnh nơi đây mang dáng vẻ của một thành phố châu Âu hơn là châu Mỹ.
Tắc nghẽn giao thông
Một trong những vấn đề nan giải của Boston là tắc nghẽn giao thông. Hệ thống đường cao tốc trên cao gồm 6 làn xe luôn tắc nghẽn ít nhất 7 tiếng một ngày. Giải pháp cho tình trạng này là triển khai xây dựng một đường ngầm khổng lồ gọi là ''Big Dig'', bao gồm tuyến đường cao tốc với 8 làn xe thay thế cho tuyến đường trên cao đã quá tải. Dường hầm cũng được xây dựng để nối Boston với sân bay. Big Dig được hoàn thành năm 2004 và sẽ cải thiện được quang cảnh của trung tâm Boston và môi trường. Cũng sẽ có 60 héc ta đất trống và bãi đỗ xe.
Dân số Boston vẫn tiếp tục tăng lên, công nghiệp công nghệ cao vẫn phát triển và nó thu hút càng ngày càng nhiều những chuyên gia trẻ đến sống và làm việc ở đây. Những khu vực cũ hơn của thành phố được tái phát triển với nhiều khu phố nhìn ra biển. Thành phố tiếp tục chú trọng tới các lĩnh vực ngân hàng tài chính cùng với công nghệ cao, du lịch và đồng thời vẫn duy trì các ngành công nghiệp truyền thống giúp Boston có một nền tảng vững chắc cho tương lai.