Tài liệu: Hoa Kỳ - Môi trường

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Số lượng lớn năng lượng và cũng sản xuất ra một lượng lớn rác thải.
Hoa Kỳ - Môi trường

Nội dung

Môi trường

            Số lượng lớn năng lượng và cũng sản xuất ra một lượng lớn rác thải. Vì là một đất nước với những đô thị lớn phụ thuộc vào phương tiện giao thông chính là ô tô nên tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

            Khí cácbon từ các hộ gia đình và các nhà máy cộng thêm lượng các bon điôxit trong không khí đã làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các loại khí ga thải vào trong không khí tạo ra mưa axít và axít hóa sông, hồ trong các vùng như Appalachian và New Jersev.

            Ô nhiễm không khí trở thành vấn đề cấp bách của hầu hết các thành phố trên nước Mỹ, đặc biệt là Los Angeles, nơi sương bụi xuất hiện ngay ban ngày. Vì những đám sương bụi này mà Los Angeles thường phải trải qua việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí nóng nằm trên không khí lạnh. Khí ga độc hại từ ô tô thải ra gặp không khí lạnh làm thành từng lớp. Khi chúng phản ứng với ánh sáng mặt trời, tạo ra tầng ôzôn thấp, một chất độc hại có thể là nguyên nhân của bệnh phổi. Không khí nhiễm độc bị gió phát tán và hình thành lớp mây mù ở Grand Canyon, làm hạn chế tầm nhìn.

            Vịnh Chesapeake

            Vịnh Chesapeake là cửa sông lớn nhất của Mỹ, nằm trên bờ biển phía đông. Nước trên vịnh pha trộn nước muối từ biển Đại Tây Dương và nước ngọt từ sông chảy vào. Điều đó khiến cho hệ sinh thái nơi đây rất phong phú, phụ thuộc vào mức độ muối của trung khu vực.           Một số lượng khổng lồ cá, các loài giáp xác và chim thường cư trú ở đảo.

            Việc định cư của con người ở đây đã dẫn đến một số thay đổi. Hiện tại có hơn 15 triệu người sống ở lưu vực sông và dọc theo bờ biển. Một vấn đề nảy sinh là thừa chất nitrát và photphat, thải ra từ sản xuất và sinh hoạt. Cả hai nguồn trên đều là những chất kích thích sự phát triển của tảo. Những sinh vật này ngăn cản ánh sáng chiếu xuống những tầng sâu của nước khiến một số loài thực vật không thích ứng được và chết. Khi tảo chết, nó chìm xuống đáy. Khi chúng thối mục, ôxy trong nước bị mất đi. Một số loài cá và các loài sinh vật khác không thể sống ở môi trường có lượng ôxy giảm, bởi vậy chúng phải bơi đi chỗ khác hoặc bị chết.

            Nước trên đảo không còn trong như trước. Việc phá rừng đầu nguồn để làm nông nghiệp đã làm nhiều bụi đất lắng lại và trôi vào đảo hàng năm, khiến thực vật như cỏ không thể tồn tại. Nếu cỏ chết, nước trở nên vẩn đục bởi vì cỏ giúp ngăn chặn những bụi bẩn. Nó cũng giúp giảm lượng sóng vì vậy bảo vệ bờ biển khỏi sự xói mòn. Trong mùa sinh trưởng, cỏ cũng hút một lượng lớn chất nitrát và photphat. Ngỗng và chim đã tới đây sinh sống vì chúng không phụ thuộc vào lượng cỏ đang giảm sút. Một số lượng cá và loài giáp xác cũng giảm do việc đánh bắt quá mức. Việc giảm lượng lớn loài giáp xác có nghĩa là hệ thống lọc tự nhiên của đảo đã bị giảm đi phần nào. Năm 1983, Hiệp ước Vịnh Chesapeake được dự thảo. Nó nhằm mục đích phục hồi đời sống hoang dã trên đảo trước đây đặc biệt đối với chất lượng nước. Một lệnh cấm sử dụng những chất tẩy có nguồn gốc từ photphat trong khu vực đã được ban hành và người ta đã phát động một chiến dịch giáo dục những hiểu biết thông thường về những tiếp xúc của người dân với hệ sinh thái. Nông dân được khuyến khích sử dụng tối thiểu lượng phân hóa học. Mục đích của thỏa ước là giảm việc thừa dưỡng chất xuống 40% và tiếp tục phục hồi môi trường bị phá hủy.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2823-02-633547534681883750/Moi-truong/Moi-truong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận