Công dân Mỹ và môi trường
Mặc dù tỉ lệ sử dụng tài nguyên trên mỗi đầu người ở Mỹ nhiều hơn các quốc gia khác, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề môi trường. Công viên quốc gia đầu tiên được thành lập ở Mỹ và người Mỹ bảo tồn những phong cảnh quý của họ cho các thế hệ tương lai. Vì người dân được giáo dục nhiều hơn về môi trường, nên họ đã có ý thức hơn về sự tác dộng của chính bản thân họ đối với môi trường.
Các tổ chức về môi trường
Có nhiều các tổ chức về môi trường ở Mỹ với quy mô quốc gia và địa phương. Một trong những tổ chức quốc gia lớn nhất là Câu lạc bộ Sierra, được thành lập năm 1892. Hiện tại, Câu lạc bộ này có tới 700.000 thành viên. Mục tiêu của Câu lạc bộ là tiến hành giáo dục ý thức bảo vệ và khôi phục môi trường đồng thời kêu gọi nêu cao trách nhiệm với hệ sinh thái và tài nguyên.
Ở cấp độ địa phương nhiều tổ chức được thành lập là kết quả của Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio 1992 với khẩu hiệu ''Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương''. Các nhóm này chịu trách nhiệm những vấn đề tại địa phương như việc trồng cây, tổ chức những ngày thu gom rác, giáo dục nhận thức về các vấn đề môi trường trong khu vực của họ.
Kế hoạch nhận bảo hộ một đoạn đường cao tốc
Chương trình nhận bảo hộ một đoạn đường cao tốc được thực hiện trên toàn nước Mỹ. Người dân, các thương nhân và các tổ chức có trách nhiệm với một quãng đường cao tốc trong thời gian từ 1 tới 2 năm. Một cái biển được dựng ở bên lề đường cho biết tổ chức nào đang trông nom đoạn đường đó và họ phải giữ cho con đường sạch sẽ không có rác thải. Ở California có hơn 6.000 nhóm trông nom hơn 9.000km khỏi nạn rác thải. Chi phí cho việc dọn đường từ khi có sự kết hợp, năm 1980, lên đến 140 tỉ USD, và chính quyền địa phương tiết kiệm được một khoản tiền để sửa chữa, cải tạo đường mà không phải chịu chi phí cho việc làm sạch nó.
Tái chế
Các thùng tái chế được đặt khắp nước Mỹ và rất thông dụng ở California. Ở một số khu vực, dân cư phân loại rác thành thủy tinh, giấy, nhựa hoặc rác tổng hợp cho vào các thùng riêng biệt. Vì thiếu các bãi phế liệu nên chính quyền muốn tái chế nhiều hơn và đã khuyến khích các công ty ít sử dụng các túi rác kín để giảm lượng rác thải ở các bãi phế liệu.
Giao thông
Việc đi lại ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào ô tô nên đã tiêu thụ một lượng dầu lớn và làm ô nhiễm không khí bởi các loại khí thải. Ở California có tới 4 làn đường cao tốc kín đặc trong giờ cao điểm. Nhiều khu vực hiện tại có một làn đường đặc biệt, chỉ chấp nhận những chiếc ô tô có từ 2 người trở lên. Làn đường này ít đông nghẹt hơn những làn đường khác, đây là biện pháp khuyến khích mọi người đi chung xe vì như thế họ sẽ được đi nhanh hơn, số xe ô tô trên đường ít hơn, giảm ô nhiễm môi trường. Thậm chí trong giờ cao điểm, làn đường này cũng không bị đông đúc, điều đó cho thấy rằng cần khuyến khích hơn nữa việc đi chung xe.
Các nhóm hành động
Một số nhóm hành động đã được thành lập để đối phó với từng vấn đề cụ thể của môi trường. Mạng lưới các nhóm hành động Glen Canyon (GCAN) được thiết lập nhằm ngăn chặn không cho sông Colorado bị ô nhiễm thêm nữa và cố gắng cải thiện tình trạng này. Năm 1963, một nhà máy thủy điện lớn được xây dựng ở Colorado và sau đấy Glen Canyon đã bị lụt tạo ra hồ Powell. Lợi nhuận từ sản xuất điện của nhà máy này không bù đắp hết chi phí xây dựng và duy trì nó, thêm nữa lại làm hỏng hệ sinh thái của dòng sông. Tất cả những lí do đó khiến GCAN phải chiến đấu để phá cái đập đó tháo nước hồ Powell và lấy lại vẻ hùng vĩ của Glen Canyon.