Tài liệu: Indonesia - Khai sinh nền cộng hoà

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nước Cộng hòa Indonesia đã ra đời ngày 17 tháng 8 năm 1945. Nền độc lập của quốc gia này được công bố chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Và ngày 18 tháng
Indonesia - Khai sinh nền cộng hoà

Nội dung

Khai sinh nền cộng hoà

Nước Cộng hòa Indonesia đã ra đời ngày 17 tháng 8 năm 1945. Nền độc lập của quốc gia này được công bố chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Và ngày 18 tháng 8 năm 1945 hiến pháp của Indonesia đã được công bố, làm bộ luật cơ bản cho quốc gia. Theo những điều khoản của hiến pháp, đứng đầu quốc gia là một tổng thống. Phụ tá cho tổng thống là một phó tổng thống và một nội các gồm những bộ trưởng.

Quyền tối cao của nhân dân đặt vào Hội đồng Tư vấn Nhân dân. Do đó tổng thống chịu trách nhiệm trước Hội đồng Tư vấn Nhân dân. Quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Những cơ quan khác của nhà nước có Tòa án Tối cao, Hội đồng Tư vấn Tối cao và Ban Kiểm toán Tối cao.

Soekarno trở thành tổng thống đầu tiên, và Mohammad Hatta là phó tổng thống đầu niên của nền cộng hòa. Ngày 5 tháng 9 năm 1945 nội các đầu tiên được thành lập.

Cuộc chiến giành Độc lập

Nền cộng hòa non trẻ chẳng bao lâu phải đương đầu với những đe đọa quân sự ngay lúc nó mới ra đời. Quân đội Anh đổ bộ lên Indonesia với tư cách là đạo quân của Lực lượng Đồng Minh nhằm giải giới quân Nhật. Những đội quân của Hà Lan nắm ngay lấy cơ hội này để đổ bộ vào đây, nhưng với một mục đích khác - tái lập quyền kiểm soát đối với vùng phía Đông Ấn Độ và các vùng phụ cận. Lúc đầu họ được sự hỗ trợ của các đội quân Anh Quốc dưới quyền chỉ huy của tướng Christison, một sự kiện được sự đồng ý của Louis Mountbatten, chỉ huy trưởng của các Lực Lượng Đồng Minh ở Đông Nam Á đặt ở Miến Điện. Thực tế, quân đội Anh chỉ được giao nhiệm vụ đưa những tù binh chiến tranh của Đồng Minh về nước.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1945, một trận chiến quyết liệt đã nổ ra giữa quân đội Anh và các chiến sĩ giành tự đo của Indonesia, trong đó quân đội Anh đã bị mất lữ đoàn trưởng Mallaby. Thế là quân Anh mở một cuộc chiến toàn lực ở cả dưới biển trên không và trên bộ. Quân đội mới thành lập của nền cộng hòa Indonesia nhận thấy sự vượt trội của lực lượng Anh Quốc nên đã rút lui khỏi các cứ điểm trong thành phố. Sau đó họ thành lập những đơn vị du kích và chiến đấu cùng với lực lượng vũ trang của nhân dân.

Với cái cớ là đại diện cho Lực lượng Đồng Minh, người Hà Lan đã cử thêm những đội quân đến đây để tấn công những dinh lũy của Indonesia. Trong khoảng từ 1945 đến 1949 họ đã tiến hành hai cuộc tấn công quân sự.

Ngoại giao và chiến đấu

Trong khi đó, ngày 11 tháng 11 năm 1945, phó tổng thống Hatta đã ban hành một bản tuyên ngôn phác họa ra chính sách cơ bản của nền cộng hòa lưới. Đó là một chính sách thân thiện với các nước láng giềng và hòa bình với cả thế giới.

Ngày 14 tháng 11 cùng năm, thủ tướng vừa được bổ nhiệm, Sutan Syahrir, đưa ra một hệ thống nghị viện, với sự đại diện của các đảng phái cho nền cộng hòa.

Ngày 22 tháng 12 Sutan Syahrir công bố sự đồng ý đối với đề nghị của người Anh để giải giới và giải giam đội quân 25.000 người Nhật trong khắp cả nước. Công tác này đã được thực hiện thành công bởi Quân đội Quốc gia Indonesia. Việc hồi hương của lính Nhật bắt đầu vào ngày 28 tháng 4 năm 1946.

Vì cuộc chiến với người Hà Lan vẫn còn tiếp diễn nên chính quyền cộng hòa được dời từ Jakarta về Yogyakarta vào ngày 4 tháng Giêng năm 1946.

Vấn đề của Indonesia với Liên hiệp quốc

Cuộc chiến ở Indonesia đã đặt ra một sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới. Theo tinh thần điều 24 của bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vấn đề của Indonesia được chính thức đưa ra trước Hội đồng Bảo an. Chẳng bao lâu sau, ngày 10 tháng 2 năm 1946, cuộc họp chính thức của đại biểu Indonesia và Hà Lan đã diễn ra dưới sự chủ tọa của ngài Archibald Clark Kerr.

Nhưng rồi cuộc chiến vì hòa bình vẫn tiếp tục và sự hung hăng về quân sự của Hà Lan đụng độ với sức chống trả kiên cường của các đội quân Indonesia. Chính quyền Indonesia đã tiến hành một sự phản đối ngoại giao với người Hà Lan.

Qua văn phòng của Lord Killearn của Anh Quốc, Indonesia và Hà Lan đã họp với nhau tại Linggarjati ở Tây Java. Những cuộc thương lượng đã dẫn đến kết quả và công nhận về mặt thực tế của người Hà Lan đối với chủ quyền của Indonesia trên các vùng Java, Sumatra và Madura. Hiệp định Linggarjati đã được khởi xướng tháng 11 năm 1946 và ký kết ngày 25 tháng 3 năm 1947.

Nhưng hiệp định này lại vi phạm bản tuyên bố độc lập của Indonesia ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong đó chủ quyền của Indonesia và toàn bộ lãnh thổ của nền cộng hòa. Do đó, hiệp định này bị sự phản đối rộng rãi của nhân dân. Do đó, những cuộc chiến đấu du kích vẫn tiếp tục, mang đến nhiều áp lực nặng nề cho các đội quân của Hà Lan.

Vào tháng 7 năm 1947, người Hà Lan tiến hành một cuộc tấn công quân sự để củng cố các căn cứ ở vùng đô thị và tập trung tấn công các dinh luỹ của quân du kích. Tuy nhiên cuộc tấn công đã chấm dứt qua việc ký kết hiệp định Renville ngày 17 tháng Giêng năm 1948. Cuộc đàm phán do Ấn Độ và Úc khởi xướng và diễn ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Vi phạm hiệp định Rentille, ngày 19 tháng 12 năm 1948, người Hà Lan đã tiến hành một cuộc xâm lược lần thứ hai. Họ đã chiếm đóng thủ đô Yogyakarta, bắt tổng thống Soekarno, phó tổng thống Mohaammad Hatta và những người lãnh đạo khác và giam giữ họ trên đảo Bangka, ngoài khơi phía Đông của Sumatra. Một chính phủ tạm thời với thủ phủ ở Bukittinggi, Tây Sumatra được Syafruddin Prawiranegara thành lập.

Với sự khởi xướng của Pandit Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, một cuộc họp gồm 19 nước đã được triệu tập tại New Delhi đã đưa ra một nghị quyết đệ trình Liên Hiệp Quốc, thúc giục Hà Lan phải giao lại chủ quyền cho Cộng hòa Indonesia trước ngày 1 tháng Giêng năm 1950. Nghị quyết này cũng thúc giục việc thả các tù nhân người Indonesia và trả lại các vùng lãnh thổ họ đã chiến giữ bằng các hành động quân sự. Ngày 28 tháng Giêng năm 1949, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một nghị quyết xác định việc ngừng bắn, việc thả các nhà lãnh đạo của nền cộng hòa và trả lại Yogyakarta.

Nhưng người Hà Lan vẫn cương quyết và tiếp tục chiếm đóng thành phố Yogyakarta, phớt lờ chính quyền cộng hòa và quân đội quốc gia. Họ đã cố  phát biểu sai lạc với thế giới rằng chính quyền và quân đội của Cộng hòa Indonesia không còn tồn tại nữa.

Để chứng minh rằng lời phát biểu của người Hà Lan chỉ là một sự bịa đặt, trung tá Soeharto đã chỉ huy một trận tấn công toàn lực vào đội quân của Hà Lan ở Yogyakarta vào ngày 1 tháng 3 năm 1949, và đã chiếm giữ thành phố trong vòng vài giờ. Cuộc tấn công này đã được ghi lại trong sử sách Indonesia là ‘cuộc tấn công toàn lực đầu tiên vào tháng 3’, để chứng tỏ cho thế giới lằng nền cộng hòa và quân đội của nó chưa chết.

Kết quả là ngày 7 tháng 5 năm 1949, một hiệp định đã được ký giữa Mohammad Roem của Indonesia và Van Rooyen của Hà Lan, nhằm chất đứt thù hận, phục hồi chính quyền cộng hòa tại Yogyakalta và tổ chức tiếp các cuộc đàm phán trong hội nghị bàn tròn dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

Sự công nhận của thế giới và chủ quyền của Indonesia

Hội nghị Bàn tròn được mở tại Hague vào ngày 23 tháng 8 năm 1949 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Hội nghị này đã được kết luận vào ngày 2 tháng 11 với một hiệp định theo đó Hà Lan phải công nhận chủ quyền của Cộng hòa Indonesia.

Ngày 27 tháng 12 năm 1949 vùng Đông Ấn Độ và các vùng phụ cận không còn tồn tại nữa. Khu vực này đã trơ thành Cộng hòa Liên bang của Indonesia với hiến pháp của một liên bang. Hiến pháp này đã đưa ra một hệ thống nghị viện, trong đó nội các chịu trách nhiệm trước quốc hội. Vấn đề chủ quyền ở vùng Irian Jaya, trước đây là vùng Tây Tân Guinea, được dời lại cho những cuộc đàm phán về sau giữa Indonesia và Hà Lan. Vấn đề này đã trở thành một nguyên nhân vô hạn cho sự xung đột giữa hai nước trong suốt hơn 13 năm. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1950 Indonesia trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Đất nước toàn vẹn của cộng hoà Indonesia

Ngày 17 tháng 8 năm 1950 Đất nước Toàn vẹn của Cộng hòa Indonesia như trước đây đã được công bố, đã được phục hồi. Tuy nhiên, hệ thống dân chủ tự do của chính quyền được duy tân, theo đó nội các chịu trách nhiệm trước quốc hội. Đây là nguyên nhân của những sự bất ổn định về chính trị với những thay đổi liên tục trong chính quyền. Thiếu một chính quyền ổn định, đất nước vừa mới độc lập không thể nào tiến hành bất kỳ một chương trình phát triển nào.

Với sự độc lập trở lại, tổng thống lại một lần nữa thực hiện nhiệm vụ của người lãnh đạo tối cao và là người ủy nhiệm của Hội đồng Tư vấn Nhân dân Lâm thời. Ông được sự trợ giúp của phó tổng thống và một nội các do ông chọn lựa. Người lãnh đạo tối cao không chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Những thử thách với quốc gia toàn vẹn

Triết lý đằng sau Quốc gia Toàn vẹn là một đất nước đa nguyên như Indonesia không thể nào độc lập và vững mạnh nếu như nó không được thống nhất và hòa hợp. Đây hiển nhiên là câu trả lời cho hành động của thực dân Hà Lan là chia để trị.

Tuy nhiên, Quốc gia Toàn vẹn được tái thành lập không bao lâu thì nó đã phải đương đầu với nhiều cuộc nổi loạn vũ trang. Nhóm nổi loạn Hồi giáo Darul dưới sự chỉ huy của Kartosuwiryo đã chiếm vùng Tây Java trong phong trào thành lập một quốc gia Hồi giáo. Phải mất nhiều năm mới dẹp được họ. Rồi đến nhóm khủng bố APRA do đại úy Turco Westerling của quân đội Hà Lan trước kia cầm đầu, đã đòi mạng của hàng ngàn người vô tội.

Ngoài Java, những chiến binh giải ngũ của quân đội thực dân, vẫn còn trung thành với nhà cầm quyền Hà Lan, đã tiến hành một cuộc nổi dậy và công bố cái họ gọi là 'Cộng hòa Nam Maluki'.

Ở Nam Sulawesi, một sĩ quan của quân đội thực dân, Andi Aziz, cũng nổi loạn. Ở Kalimantan, Ibnu Hadjar cầm đầu một cuộc nổi loạn khác. Ở Sumatra có hàng loạt những phong trào đòi ly khai.

Hội nghị Á-Phi

Tổng thống Soekarno đã mở cuộc Hội nghị Á-Phi ở Bandung, miền Tây Java, từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 năm 1955. Khởi xướng có các nước Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện và Ceylon (Sri Lanka). Hội nghị có đại biểu của 24 nước ở châu Á và châu Phi tham dự. Mục đích của cuộc họp và xúc tiến một sự hợp tác thân cận về kinh tế, văn hóa và chính trị.  Nghị quyết đề ra được gọi là 'Mười Nguyên tắc' Bandung. Những điều này nhằm hướng tới hòa bình thế giới, tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Nghị quyết cũng đề cao những nguyên tắc về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Hội nghị Á-Phi đã trở thành phôi thai cho phong trào không liên kết. Những hạt giống gieo ở Bandung đã mọc rễ  vững chắc sáu năm sau, khi 25 nước mới độc lập đã chính thức thành lập Phong trào Không Liên kết ở Hội nghị Thượng đỉnh Belgrade năm 1961. Kể từ đó đến nay số lượng thành viên của phong trào này đã lên tới con số 112.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2120-02-633492320494531250/Lich-su/Khai-sinh-nen-cong-hoa.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận