Tài liệu: Kho tàng cất giấu của Sithathoriunet

Tài liệu
Kho tàng cất giấu của Sithathoriunet

Nội dung

1914

Kho tàng cất giấu của Sithathoriunet

1914 Những tượng điêu khắc gỗ của Vương quốc giữa ở el-Lisht

Khám phá / khai quật 1914 bởi Guy Brunton

Địa điểm el-lahun (Petrie mộ số 8 gần  Kim tự tháp Sesostris II)

Thời kỳ Vương quốc giữa, Triều đại thứ 12, Vương triều Ammenemes III, 1844 - 1797 trước CN.

“ Không ai ngoài vợ tôi biết cách tôi chuyển đồ trang sức sang London...”

W.M. FLINDERS PETRIE

(Trái) Sự phục chế vào buổi đầu, vì đã được thay thế bởi những thanh tố đa dạng do Guy Brunton phát hiện trong kho tàng el-Lahun - gồm cả những đầu sư tử của một thắt lưng và móng vuốt bùa chú của một vòng tay hai sợi. (Phải) Dây trượt dát vàng dành cho vòng hột bằng sứ, vàng, cacnelian ở đối diện khác tên vua Ammenemes III của Triều đại thứ 12.

Kim tự tháp vua Sesostris II triều đại thứ 12 ở el-Lahun lần đầu tiên được nhà Ai Cập học người Anh Flinders Petrie khảo sát vào năm 1889 - 90. Vào thời gian này ông ta có thể đã vào phòng chôn cất nhà vua. Tuy nhiên, đến cuối năm 1913, ông mới trở lại địa điểm để thám sát những ngôi mộ kém quan trọng.

Những ngôi mộ ở trong một vài hầm đầu tiên mà Petrie có thể vào, qua khảo sát kỹ nền bao quanh kim tự tháp, xác định vị trí và lối vào vốn đã bị cướp phá vào thời cổ đại. Một đường thông xa hơn, mở ra ngoài trời, nhỏ hơn và kém hoàn hảo hơn phần còn lại, hình như chằng có triển vọng gì. Đến khi xuống đường hầm này, người giúp việc Qufti của Petrie trông thấy một hốc đầy bùn mà ông bắt đầu dọn quang cẩn thận. Chỉ một lúc, vàng lóe sáng; người ta thông báo cho Petrie và viên phụ tá Guy Brunton tiếp quản công trình.

Kết quả sơ sài của đợt khai quật chẳng làm gì để chuẩn bị cho thứ nằm trong kho - một kho dự trữ đồ trang sức và các bình mỹ phẩm của Vương quốc giữa chôn dưới 20cm (8 inch) bùn nhão, đặc, một kho tàng xưa kia chứa một loạt năm hộp đựng nữ trang bằng gỗ mun đã bị nước phá hủy từ đấy:

“Suốt tuần, Brunton ở cả ngày đêm trong ngôi mộ, nhẹ nhàng nhặt tất cả những đồ vật ra khỏi  bùn cứng, không làm cong hay xước một mẩu nào. Mọi thứ lấy lên, tôi dội nước rửa bằng một  bàn chải lông lạc đà để không tìm trầy xước bề mặt tự nhiên và rồi chụp ảnh”.

MỘ CỦA SITHATHORIUNET (PETRIE SỐ 8)

MÓN SỐ

ĐỒ VẬT TÌM THẤY

VỊ TRÍ

1

Hột khoáng fenspar xanh

Hầm đầy

2

Quách và nắp bằng granit đỏ

Phòng chôn cất

3

Ván quách gỗ (?) (trong hốc)

 

4

Những miếng nhỏ vàng lá (trong 2)

 

5

Hòm di hài bằng đá vôi với quách

 

6

Hộp di hài gỗ (trong 5)

 

7

Bình di hài đầu người bằng canxit của  Sithathoriunet (trong 6)

 

8

Bình di hài (trong 7)

 

9

Mảnh granit đen, có khắc (ở vùng lân cận của 2)

 

10

Đồ gốm

 

11

Hộp gỗ (x5) chứa kho tàng (xem mục lục)

Hốc

12

Hột

Phòng dâng

13

Nắp bình canxit

 

14

Mắt quách bằng canxit và opxidian

 

15

Những miếng đồng nhỏ

 

16

Đĩa gốm

 

17

Lễ vật bò và gà thịt

 

18

Bình “ma thuật” canxit

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gương của Sithathoriunet. Gương hình trái xoan bằng bạc, giờ đã bị gặm mòn, trong khi cán được tạo hình tinh xảo bằng hỗn hợp đá vỏ chai, đá bán quý và vàng.

(Trái) Hòm phục chế từ những bộ phận tìm thấy cùng với kho tàng el-Lahun, cùng với một tuyển chọn các thứ đựng trong đó - kể cả một gương của công chúa phục chế, các dao cạo bằng đồng thanh cán vàng, đá mài, một đĩa bạc đỏ và một loạt những bình mỹ phẩm làm bằng opxidian mép vàng. (Phải) Bố tử đầu tiên, tinh xảo nhất trong hai miếng bố tử trang trí của Sithathoriunet, mỗi một tấm có tên của Ammenemes III. Phong cách  đặc biệt giống với những đồ trang sức tìm thấy ở di chỉ gần trùng tên của bà Sithathor, ngôi mộ của bă được de Morgan tìm thây ở Dahshur; có lẽ chúng xuất xứ cùng một xưởng thợ bạc.

Phân chia

May mắn của Petrie lại tiếp tục đến. Maspero đã có một nghĩa cử đẹp trong việc này, năm cuối cùng giữ chức vụ lớn nhất của Sở Cổ vật, nhường cho Petrie phần lớn nhất của khám phá, mà ông ta xem như bản sao của bộ trang sức Dahshur được de Morgan tìm thấy vào năm 1894 - 95. Nhưng điều này, dặt ra nhiều vấn đề sâu xa - ít nhất là vấn đề làm sao nhà khai quật tự giám định. Ý nghĩ đầu tiên của Petrie là Bảo tàng Anh Quốc mà “tôi nêu tên trong khi viết 8.000 bảng Anh là giá trị tối thiểu về những gì chúng tôi tìm thấy”.

“Câu trả lời của Bảo tàng Anh cho bức thư của tôi là, nếu khi họ thấy những thứ họ nghi là  đáng giá, họ có thể đặt vào tay chúng một đôi ngàn - cách giải quyết vấn đề lố bịch đã khép lại cánh cửa này”.

Một cơ hội kỳ lạ vụng về - và chỉ một lần không bao giờ xảy ra nữa.

Vả lại cái mà nước Anh mất là cái thu được của ngành Ai Cập học, vì cuối cùng, bộ trang sức el-Lahun, một trong những kho dự trữ kỳ lạ nhất được phát hiện ở Ai Cập vào Bảo tàng Nghệ thuật Metropoli- tan ở New York. Giờ đây, cảm ơn nghiên cứu chuyên sâu của Herbert Winlock, nhóm của ông, và các học gia từ đó, chúng tôi biết nhiều hơn về phát hiện, sự xuất hiện đầu tiên của nó cùng người sở hữu nhỏ bé và gầy gò mà có lẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được.

KHO TÀNG CỦA SITHATHORIUNET (PETRIE SỐ 8)

WINLOCK SỐ

KÍCH CỠ

HỘP MÔ TẢ

NỘI DUNG

1

D44,5cm

Mun và ngà voi lớp gỗ mỏng dán bên ngoài, rường cột djed trang trí vàng

Gương, hai vòng cổ tay, hai vòng cổ chân, hai thắt lưng, vòng cổ có móng vuốt, ba băng tay bằng sư tử, ba băng tay với móc gài đề từ, bố tự của Sesostris II với vòng cổ có hạt, hai nhẫn hình bọ hung, hai dao cạo lớn cán vàng, địa bạc, hai dao cạo nhỏ, hai đá mài, gương.

2

D35cm

Gỗ và ngà voi lớp gỗ mỏng dán bên ngoài, trang trí bề mặt lâu đài

 

3

D14cm?

Gỗ, vàng tá viền mép và đinh đầu lớn bằng vàng? Khảm ngài?

Bốn bình đựng mỹ phẩm bằng opxidian.

4?

D38cm+

Gỗ không trang trí?

Vương niệm và tóc giả, trang sức tóc giả, hai bọ hung bằng đá xanh da trời, hai băng tay với những móc đề từ, bằng tay sư tử nhỏ nhất, bố tự của Ammnemes III với chuỗi hạt.

5

D55cm+

Gỗ mun không trang trí?

Tóc giả?

1914 - TƯỢNG GỖ VƯƠNG QUỐC GIỮA Ở EL-LISHT

Sự chú ý của Bảo tàng Nghệ thuật metropolitan về địa điểm của el-Lisht ở Faiyum đã có từ lâu. Nó đặc biệt nổi tiếng vì tầm quan trọng và sự cứu hộ tài tình mộ của bà Senchtisi vào năm 1907- dẫn đến kết quả: việc công bố có lẽ đầy đủ và sâu sắc nhất về một ngôi mộ tư nhân của thời vương quốc giữa. Một người cùng thời với vua Ammenemes III, Senebtisi được chôn cất “với một vòng dây vàng xoắn trên đầu bà ta” cùng với một số đồ nữ trang bằng đá quý bên cạnh.

El-Lisht như vậy đã tự chứng minh là một địa điểm phong phú và quan trọng. Trong suốt mùa khai quật 1913/ 14 ở phía nam Kim tự tháp của Sesostris I Triều đại thứ 12, các nhà khai quật của báo tàng chú ý đến một vết nứt nhỏ ở tường rào bằng gạch bùn. Luồn một ngọn đuốc vào, nhà khai quật Albert M. Lythgoe phát hiện một phòng nhỏ bằng gạch có mái lợp bằng ván, kẻ đường bằng vữa hồng, và hai chởm của hai tượng gỗ nhỏ đội vương miện hoàng gia. Phía trước hai tượng này là một điện thờ gỗ nhỏ chứa một “lá bùa Anulois” - một trượng gỗ bọc vải và vây quanh một “con vật” nộm mất đầu, chân thông xuống. Hai tượng gỗ từ phát hiện  này, một đội vương miện trắng (trái) giờ ở Cairo (JE 44951), một đội vương miện đỏ (phải) -  chính phủ Ai Cập nhượng cho New York (MMA 14.3.17) -vẫn còn tốt, đặc biệt mắt, tai, tay...  thể hiện sự chú ý tường tận và khéo léo đến tận chi tiết hiếm thấy ở những tượng lớn hơn”. Chức năng chính xác của chúng cùng niên đại vẫn còn mờ mịt như đang trêu ngươi các nhà  nghiên cứu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353879784610000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Kho-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận