1912
Nefertiti, tượng của Ai Cập cổ đại: Tác phẩm của nhà điêu khắc Thutmose
1913 Ngôi mộ của Impy ● Trước 1914 Con dao ở Gebel el-Araq
1913 Tương con trai Amenhotep ở Hapu và Paramessu ở Karnak
Khám phá / khai quật 1912 bởi Ludwig Borchardt
Địa điểm el-Amarna
Thời kỳ Vương quốc Mới, Triều đại thứ 18, Vương triều Akhenaten 1353 - 1335 trước CN.
(Trái) Cảnh trong ngôi mộ Huya ở el-Amarna, cho thấy một thầy điêu khắc khác là luty, đang tạc tượng công chúa Baketaten. (Phải) Đầu tượng của Nefertiti – người đàn bà đẹp nhất Ai Cập cổ đại. Con mắt còn lại là một phiến cong đá pha lê gắn vào mắt bằng sơn, cùng loại dùng để vẽ con người: như nhà Ai Cập học Rolf Krauss quan sát, dấu vết của chất sơn thấy rõ trong những bức ảnh trước cho thấy rằng con mắt thứ hai có ở thời cổ đại và đã rơi mất.
Tiếp sau đợt khai khẩu của Petrie ở el-Amarna vào năm 1891 - 92, công việc được tiếp tục ở địa điểm trên mấy năm liền bởi nhà nghiên cứu văn khắc Norman de Garis Davis. Ông ta chép và công bố về việc trang trí các ngôi mộ của các nhà quý tộc chính trong sáu tập công trình “The Rock tombs of El-Amarna” (Những mộ đá ở El-Amarna). Cám ơn Petrie và Davies, “cái nhìn” Amarna - phong cách siêu nhiên rõ rệt nhờ đó Akhenaten nối kết cuộc cách mạng của ông, cho đến nay chỉ thể hiện ở một số công trình - nhanh chóng trở thành điều xác định trong nhận thức phổ biến.
Vào năm 1907, các nhà khảo cổ học người Đức của Deutsche Orient – Gesellschaft (giống Quỹ Thăm dò Ai Cập) với “Ludurg Borchardt nhỏ bé” lật lại nơi mà Petrie đã bỏ, lần này ở ngoại ô thành phố. Kết quả khai quật của họ làm cả thế giới ngạc nhiên.
Sự hiểu biết về một vài nghệ nhân đến với chúng ta từ Ai Cập cổ, và vì không có một truyền thống ký tên trên tác phẩm, tên tuổi của một vài người còn tồn tại do chúng tôi biết ba tên: Iuty, “giám sát các nhà điêu khắc của Tiye, vợ vua”, được chứng minh trong ngôi mộ Huya có một bức tượng con gái vua Baketater chưa hoàn thành được sửa lại bằng mực. Điêu khắc gia tài ba Bek (con trai của bậc thầy điêu khắc Men của Amenophis III, người chịu trách nhiệm hoàn thành bức tượng khổng lồ Memnon ở Thebes), người được đề cập trong bia đá nổi tiếng bằng thạch anh ở Berlin (1/63) là “người đã được đích thân hoàng đế dạy dỗ” và nổi tiếng nhất là Thutmose, “người được các thiên thần ưa thích, là người giám sát các công trình và nhà điêu khắc” cho chính Akhenaten, mà tác phẩm còn tồn tại được chứng nhận là một tượng ngựa nhỏ bị che mắt bằng ngà voi. Chính miếng che mắt khiêm tốn này đã giúp cho đội khai quật của Borchardt nhận ra cái chủ yếu của các xướng thủ công ở nhà P47.1-3, phía Nam ngoại ô của el-Amarna - đó là nơi, ngày 06/12/1912, trong những tàn tích của một phòng nhỏ bằng gạch, Deutsche Orient - Gesellschaft phát hiện bộ sưu tập lớn nhất của ngành Ai Cập học nghệ thuật Amarna.
Dựng lại khoảng đất rào kín của Thutmose (với những kho thóc có hình vòm), nơi tượng bán thân của Nefertiti được tìm thấy, và những phần thêm vẽ cấu trúc (góc cuối) cho hai nhà điêu khắc trẻ hơn (cấp thấp hơn).
(Trái) Tượng chân dung bằng vữa của Akhenaten đổ khuôn từ đất sét và là một trong các hình tượng giống thật của vị vua còn tồn tại. (Giữa) Đầu tượng của nữ hoàng, có lẽ là Nefertiti bằng thạch anh vàng chưa hoàn thành, chuẩn bị cho một tượng ghép. (Phải) Một công chúa ở Amarna: đầu tượng bằng thạch anh nâu tinh xảo, chuẩn bị cho một tượng ghép, cho thấy đặc điểm vặn vẹo của sọ. Đôi mắt và lông mày được đục lõm vào để dát.
Phòng trưng bày tranh tượng của Thutmose
Bộ sưu tập các tác phẩm phát hiện khi khai quật ngôi biệt thự bằng đá bùn đã hư hỏng của Thutmose vẫn là một bộ sưu tập quan trọng nhất ở Ai Cập - một tổng số hơn 20 nguyên mẫu đúc khuôn bằng vữa (một mẫu tương tự, dù bị mòn, được Petrie tìm thấy hai thập niên trước) có từ nhiều công đoạn của việc sản xuất, từ những tác phẩm đất sét, họp với một dãy những tượng chưa hoàn thành và đã hoàn thành ghép lại và về mặt khác, các tác phẩm chạm khắc trong nhiều thứ đá màu và cứng. Đa số những thành viên chính của triều đình có thể có vài điểm giống nhau để nhận dạng, kể cả các pharaon Amenophis III và Akhenaten, nữ hoàng Nefertiti và Kiya nhiều cô con gái của hoàng gia, và các viên chức cao cấp Amenhotep, con trai của Hapu và cha thần Ay. Có cả những bức chân dung người khác, chủ yếu các cá nhân riêng biệt, có vai trò quan trọng suốt những năm ở Amama, nhưng lúc ấy chưa được nhận dạng.
LUDWING BORCHARDT (1836 – 1938): Sinh ở Berlin, 05/10/1863. Huấn luyện làm kiến trúc sư, Technische Hochschule, 1983 – 87. Phụ tá ngành Ai Cập học Berlin, 1983 – 87; học Ai Cập hoc với Adolf Erman. Khởi đầu với quyển Catalogne géneral (Tổng mục lục) của Bảo tàng Cairo với Maspéro. Thành lập Viện khảo cổ học Đức, Cairo, 1907; Giám đốc đến năm 1928. Khai quật Abu Glurab và Abusir, 1898 – 1901; el-Amarna, 1907 – 14. Mất ở Paris ngày 12/08/1938, chôn ở Cairo.
1913 - MỘ CỦA IMPY
Phòng chôn cất của Impy, một thành viên của gia đình Senedjemib của các nhà kiến trúc và giám sát các công trình ở Giza, được George Reisner của đoàn kháo cổ Harvard - Boston tìm thấy năm 1913, chưa bị ai đụng đến kể từ khi được chôn vào buổi đầu của Triều đại thứ 6. Mộ chứa tổng cộng trên 500 món, kể cả quan tài hình chữ nhật của Impy, và các chậu gốm, đồng và đồ trang bị nghi lễ, cũng như chiếc vòng cổ rộng bằng vàng và sứ này. Mộ Impy là mộ đầu tiên trong hai mộ duy nhất ở Giza được Reisner tìm thấy còn nguyên vẹn. Mộ thứ hai là của Hetepheres.
TRƯỚC 1914 CON DAO Ở GEBEL EL- ARAQ
“... Trong tất cả những hồ sơ về các cuộc viễn chinh đánh dấm và quân sự (của thời kỳ cuối Tiền Triều đại) vấn đề hóc búa nhất là về cái gọi là con dao ở Gebel el-Araq”.
MICHAEL HOFFMAN
Vật nổi tiếng này - một lưỡi dao dẹt bằng đá lửa gợn sóng với chuôi bằng ngà voi, chạm khắc tinh vi thành dạng chiếc sừng tê giác, tìm được ở Cairo, cho Bảo tàng Louire (E 11517) vào tháng 02/ 1914. Dường như nó được người Ai Cập địa phương đào lên từ một ngôi mộ thuộc di chỉ Gebel el-Araq, đối diện với Nag Hammadi. Có từ thời cuối Tiền Triều đại (khoảng 3000 trước CN), sự chú ý của tác phẩm nhằm vào chủ đề của cái chuôi. Ở mặt ngoài nhận biết nhờ phần lồi của một mảnh sừng gắn vào) là một “chúa tể các loài vật”, mô-típ có phong cách thuần nhất thuộc miền Lưỡng Hà; trong khi ở mặt trong là hai hàng người đánh nhau tay không, với cảnh tàu bè dưới. Nhiều học giả vẫn tin rằng khoa đồ tượng học và chủ đề phản ánh sự xâm lăng của những người dân phía Đông vào buổi đầu của lịch sử Ai Cập.
1913 - TƯỢNG CỦA AMENHOTEP, CON TRAI CỦA HAPU VÀ PARAMESSU Ở KARNAK
Ở Ai Cập tượng điêu khắc đá tư nhân không hiếm, nhưng các mẫu đủ các kích cỡ và chất lượng lại hiếm. Điều này chứng tỏ rằng quyền uy mà họ hành xử và đánh giá mà họ có được đều do sự ban phát của vị vua cai trị. Bốn bức tượng Georges Legrain tìm thấy gần phía Tây người khổng lồ Horemheb ở nền cột thứ 10 ở Karnak ngày 25/10/1913, là những tượng quan trọng và tráng lệ nhất. Hai bức (Cairo JE 44861 - 62) là tượng của Amenhotep con trai của Hapu, một viên chức cao cấp của Amenophis III, đương thời được kính trọng như một đại nhân và sau này như một vị thần - một thực tế phản ánh khá rõ ở sự hao mòn do hàng ngàn bàn tay thành kính sờ vào cuộn giấy cói linh thiêng trên đùi ông ta. Đề tài của bức tượng thứ ba và thứ tư của Legrain (Cairo JE 44863 - 64) là tể tướng Parumessu và vua Ramesses I tương lai. Hai người này chịu trách nhiệm về những công trình xây dựng lớn thực hiện vào Triều đại thứ 18. Thành tựu nổi bật nhất của Amenhotep con trai của Hapu, kiến trúc sư chính của nhà vua, là ngôi đền - nhà xác của Amenophis III với những bức tượng nổi tiếng như người khổng lồ Memmon”; trong khi Paramessu được coi là người có liên hệ với công trình xây dựng của Horemheb ở Karnak, kể cả cột trụ chỗ mà dưới chân cột người ta tìm thấy bốn bức tượng.
Chất lượng của tất cả những công trình này thật tráng lệ, nhưng tác phẩm trung tâm của bộ sưu tập Thutmose không gì sánh được ở Ai Cập cổ đại, 1à bức tượng nổi tiếng nhất: bức bán thân rất đẹp của Nefertiti, đội chiếc vương miện chóp thẳng đặc trưng của bà. Bức chân dung được tạo từ một lõi đá vôi, chẳng nghi ngờ gì là một công trình của chính chủ nhân và hoàn hảo trong từng chi tiết - mặc dù nay chỉ còn mỗi một mắt khảm.
Ở sự phân chia chính thức theo những chi phí chỉ một tháng sau sự khám phá, bán thân của Nefertiti chuyển cho Tiến sĩ Iames Simon, người tài trợ các cuộc khai quật của Đức, Vào 1920, Simon chính thức tặng bộ sưu tập của mình cho nước Phổ; ba năm sau đó, nữ hoàng được trưng bày công khai cho một công chúng đang háo hức - một biến cố xảy ra liền sau đó là những lời phàn nàn xúc phạm từ chính phủ Ai Cập rằng bức chân dung nữ hoàng đã rời Ai Cập trong trường hợp bất thường.
Nhiều lời buộc tội được nêu ra và người ta đề nghị nhiều giải pháp với nỗ lực giải quyết tình hình xấu này - nhưng chẳng ích lợi gì. Trong những năm giữa hai thế chiến, những quan tâm về khảo cổ học của phương Tây ở Ai Cập không khỏi bị ảnh hướng. Adolf Hitler, vị Fuhrer mê nghệ thuật đối đầu với khả năng hồi hương bức tượng, máu mê nghệ thuật cổ đại Ai Cập đã quyết định phải phán câu cuối cùng: “Những gì người Đức có, họ giữ”.