Một cách phân loại hiện đại về các chủng tộc
Từ lâu, mãi cho đến năm 1950, chúng ta vẫn dùng những cái tên đã được qui ước theo cách sử dụng của ngành nhân chủng học khi đề cập đến những vấn đề chủng tộc. Hiện nay, một cách phân loại với các thuật ngữ mới dựa trên những nguyên tắc đã được giới thiệu và đạt được sự đồng thuận trong khắp các giới ở nước Mỹ.
Năm 1950, Con, Garn và Birdsell đã đề nghị một cách phân loại các chủng tộc dựa trên căn bản là các chủng tộc địa lý có thể xác định bằng cách kết hợp thêm những yếu tố khác như lý thuyết di truyền Mendel, tính bẩm sinh, hoặc là những dạng quần cư. Sau đó, Garn đã cải tiến phương thức áp dụng các khái niệm và trình bày một cách phân loại các chủng tộc hiện đang tồn tại thành chín hạng loại như sau:
1. Chủng châu Âu: gồm các dân tộc châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và các hậu duệ của họ ở khắp nơi trên thế giới.
2. Chủng Ấn Độ: dân tộc của tiểu lục địa Ấn Độ.
3. Chủng châu Á: gồm các dân tộc vùng Siberia, Mông Cổ, Trung Hoa, Đông Nam Á và Indonesia.
4. Chủng Tiểu Á: các dân tộc các quần đảo Tây Thái Bình Dương, từ đảo Guam đến quần đảo Marshalls.
5. Chủng Melanesian: các dân tộc thuộc các quần đảo phía Tây Thái Bình Dương và phía Nam Tiểu Á, kéo dài từ New Guinea đến Fiji.
6. Chủng Polynesian: các dân tộc của các quần đảo phía Đông Thái Bình Dương, từ Hawaii đến New Zealand và đảo Easter.
7. Chủng American: các dân tộc thổ dân châu Mỹ.
8. Chủng châu Phi: dân tộc vùng Sahara Nam Phi.
9. Chủng châu Úc: các dân tộc bản địa châu Úc.
Garn cũng thiết lập một bảng phân loại các chủng tộc địa phương hiện đang tồn tại mà chúng tôi sắp xếp lại theo yếu tố địa lý như sau:
I. Chủng châu Âu: gồm các chủng địa phương sau:
1. Tây Bắc Âu: các quần cư ở Scandinavia, Bắc Pháp và Đức, Hà Lan, Anh và Ai-Len.
2. Đông Bắc Âu: các quần cư ở Đông biển Baltic, Nga, và các khu vực hiện đại của vùng Siberia.
3. Vùng núi Alpes: các quần cư ở miền Trung nước Pháp, miền Nam nước Đức, Thụy Sĩ, miền Bắc Ý kéo dài đến Biển Đen.
4. Địa Trung Hải: các quần cư quanh Địa Trung Hải, rải về hướng Đông đến vùng Tiểu Á.
II. Chủng Ấn Độ: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Indic: các quần cư ở Ấn Độ, Pakistan, và Tích Lan (Ceylon hoặc Sri-Lanka). Lưu ý: Garn gọi chủng này là chủng Hindu, nhưng Hindu là tên chỉ một tôn giáo, và một số quần thể trong chủng này không theo tôn giáo này, vì vậy chúng tôi cảm thấy chữ Indic là thích hợp hơn.
2. Chủng Dravidian: các quần cư bản địa miền Nam Ấn Độ.
III. Chủng châu Á: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Mông Cổ cổ: các quần cư ở Siberia, Mông Cổ, Đại Hàn (cả miền Nam và miền Bắc), và Nhật Bản.
2. Chủng Bắc Trung Hoa: các quần cư ở Mãn Châu và miền Bắc Trung Quốc.
3. chủng Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ): các quần cư ở Turkestan và miền Tây Trung Quốc.
4. Chủng Tây Tạng: các quần cư ở Tây Tạng.
5. Chủng Đông Nam Á: các quần cư ở kéo dài từ miền Nam Trung Quốc đến Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Philippines, và Indonesia.
6. Chủng Ainu: quần cư bản địa Nhật Bản.
7. Chủng Eskimo: các quần cư ở ven rìa phía Bắc của Bắc Mỹ và các rìa không đóng băng của đảo Greenland.
8. Chủng Lapp: các quần cư ở Phần Lan và vùng địa cực nước Scandinavia
IV. Chủng Tiểu Á: không phân biệt được chủng địa phương nào.
V. Chủng Melanesian: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Papuan: các quần cư ở những vùng cao nguyên New Guinea.
2. Chủng Melanesian: các quần cư ở miền duyên hải New Guinea và hầu hết các quần đảo Melanesia.
VI. Chủng Polynesian: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Polynesian: các quần cư ở quần đảo Polynesia.
2. Chủng Neo-Hawaiian: là chủng lai tạp giữa chủng Polynesian và các chủng European, Asiatic - từ thế kỷ mười tám và mười chín.
VII. Chủng American: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Bắc Mỹ (Thổ dân): các quần cư dân bản xứ ở Canada và lục địa nước Mỹ.
2. Chủng Trung Mỹ (Thổ dân): các quần cư ở Tây Nam nước Mỹ, Mexieo, và các vùng từ Trung Mỹ đến Brazil.
3. Chủng Nam Mỹ (Thổ dân): các quần cư ở khắp Nam Mỹ, ngoại trừ vùng Tierra del Fuego.
4. Chủng Fuegian: các quần cư ở quanh eo biển Magellan.
5. Chủng Ladino: các quần cư Mỹ - La tinh lai tạp giữa các chủng Địa Trung Hải, Trung và Nam Mỹ, Forest Negroes, và Bantu.
6. Chủng da màu Bắc Mỹ: là chủng lai tạp giữa chủng Tây Bắc Âu và chủng Phi châu từ thế kỷ mười tám đến thế kỷ mười chín.
VIII. Chủng Phi châu: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Đông Phi: các quần cư ở vùng Sừng Đông Phi, Ethiopia, chủng Nilotic ở Sudan.
2. Chủng Sudanese: các quần cư ở Sudan, dĩ nhiên không kể những người thuộc chủng Nilotic sống ở quốc gia này.
3. Chủng Da Đen Rừng Rậm (Forest Negroes): các quần cư ở Tây Phi và một phần lớn Congo.
4. Chủng Bantu: các quần cư ở Nam Phi và các khu vực kế cận Đông Phi.
5. Chủng Bushman - Hottentot: các quần cư ở Nam Phi và sống sót qua khỏi thời Hậu Thống Pleistocene.
6. Chủng Pygmy: là các quần cư có vóc dáng thấp bé, sinh sống trong các vùng rừng mưa xích đạo.
7. Chủng Nam Phi da màu: gồm các quần cư lai tạp giữa chủng Tây Bắc Âu và Bantu, và một ít chủng Bushman - Hottentot.
IX. Chủng Úc châu: gồm các chủng địa phương sau:
1. Chủng Murrayian: các quần cư bản địa Đông Nam châu Úc.
2. Chủng Carpentarian: các quần cư bản địa miền Trung và Bắc châu Úc.
Các quần thể dân cư chủng Negrito phân bố rải rác khắp Đông Nam Á, Indonesia, và New Guinea. Chủng này phân tán rời rạc khắp các khu vực địa lý khác nhau và do vậy không thể xếp họ thành một hạng hoại chính nào được.