Tài liệu: Nguồn gốc của các dị biệt chủng tộc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tuy trong cùng phạm vi các chủng loài con người, nhưng các chủng tộc vẫn khác nhau do bốn yếu tố sau: (1) quá trình đột biến gien, (2) sự sàng lọc tự nhiên, (3) xu hướng di truyền, (4) sự pha trộn giữa các quần thể dân cư
Nguồn gốc của các dị biệt chủng tộc

Nội dung

Nguồn gốc của các dị biệt chủng tộc

Tuy trong cùng phạm vi các chủng loài con người, nhưng các chủng tộc vẫn khác nhau do bốn yếu tố sau: (1) quá trình đột biến gien, (2) sự sàng lọc tự nhiên, (3) xu hướng di truyền, (4) sự pha trộn giữa các quần thể dân cư. Cơ chế hoạt động của những yếu tố này đã được trình bày ở chương 8, tuy nhiên, một vài chuỗi tiến trình tiềm năng do sự thích nghi môi trường và sự sàng lọc tự nhiên cũng được chúng ta xem xét lại trong chương này.

Các qui luật sinh thái và sự thích nghi chủng tộc

Gần đây, Coon và một số nhà nhân chủng học khác đã xem xét lại ba quy luật sinh học đã được xác lập từ lâu để đưa chúng vào áp dụng trong công tác nghiên cứu các chủng tộc của nhân loại. Đó là các qui luật của Gloger (1833), Bergmann (1847) và Allen (1877).

1. Qui luật Gloger: ''Đối với các loài chim muông và động vật có vú, những chủng loài sống trong các khu vực ấm áp và ẩm ướt có màu da chứa nhiều hắc tố melanin hơn so với các chủng đồng loại sống ở những khu vực lạnh và khô ráo hơn; những khu vực khô cằn lại là đặc trưng của màu da vàng và nâu đỏ chứa nhiều sắc tố phaeomelanin... Sắc tố phaeomelanin bị suy giảm trong điều kiện khí hậu lạnh, và các sắc tố eumelanin cũng vậy trong những điều kiện cực lạnh'' (vùng địa cực).

2. Qui luật Bergmann: ''Trong các chủng tộc cùng chung chủng loài, các chủng thuộc các khu vực địa lý có điều kiện khí hậu ấm áp hơn có vóc dáng nhỏ hơn so với các chủng ở khu vực lạnh hơn''.

3. Qui luật Ailen: ''Các bộ phận cơ thể ngoại vi như đuôi, tai, mỏ (miệng), các bộ phận ở cùng cực (bàn tay, bàn chân)... của các chủng sống trong các khu vực khí hậu lạnh tương đối ngắn hơn so với cùng các bộ phận của các chủng đồng loại ở những khu vực khí hậu ấm áp hơn''.[1]

Màu da của con người qui luật Gloger. Trên thực tế, phải chăng màu da của những cư dân vùng nhiệt đới chứa nhiều thành phần hắc tố melanin hơn so với những cư dân sống trong những vùng có khí hậu lạnh và khô ráo hơn?

Nếu không có quần áo bảo vệ, hầu hết mọi người sẽ có một làn da hơi sậm màu vì rám nắng và màu da nâu sậm là một phương tiện tự nhiên để chống lại sự bức xạ của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Những người cứ phơi mình liên tục ra dưới ánh nắng mặt trời sẽ có màu da đen thui trong vòng một năm. Những người sống ở các vùng vĩ độ trung hàng năm cứ theo chu kỳ thay đổi màu da hai lần, tắm nắng cho da nâu sạm trong mùa hè và rồi lại nhợt nhạt trở lại trong mùa đông. Để xác định chính xác màu da chuẩn (màu gốc) của một người, thì các thử nghiệm về màu da phải thực hiện ở phần da mặt dưới cánh tay gần nách. Khả năng thay đổi thành phần sắc tố trên làn da trong những giới hạn cho phép là một thích nghi mang nhiều ý nghĩa. Có nghĩa là các tia tử ngoại chỉ xâm nhập vào làn da ở mức độ vừa phải, đủ sản xuất vitamin D cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, phơi nắng quá lâu cũng nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh tật. Say nắng và cháy nắng có thể gây ra những hậu quả tai hại và cấp kỳ. Ung thư da là một bệnh gây hậu quả lâu dài và chiếm tỉ lệ cao ở những người phải thường xuyên phơi nắng (làm việc ở ngoài trời).

Màu da đen là do thành phần hắc tố cao trong da, và trong trường hợp này màu đen là màu vĩnh viễn, không thay đổi theo những điều kiện khí hậu. Đặc điểm di truyền được phân bố theo tính cách địa lý, trải dài các khu vực nhiệt đới từ vĩ độ 10 đến vĩ độ 20. Trong những khu vực không có rừng rậm của miền này, màu da đen hay đen nhạt rõ ràng có chức năng rất hữu ích là thích nghi với ánh nắng gay gắt và thường xuyên của mặt trời vùng xích đạo. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực nhiệt đới mà người da đen sống trong những khu rừng mưa tối tăm ảm đạm, chẳng khác gì những kỷ nguyên băng hà xa xưa. Ở những môi trường này màu da đen cũng tỏ rõ khả năng thích nghi của mình. Trong khu vực xích đạo của châu Mỹ, thung lũng Amazon là một vùng rừng rậm mở rộng về hướng tây, lúc nào cũng bao phủ nặng nề một lớp mây. Chính điều này và màu da thực tế của những quần thể dân cư địa phương đã từng sống trong những khu vực này từ lâu đã cho thấy không có thành phần hắc tố trong các quần cư Tân thế giới.

Ở mặt đối nghịch, trong những khu vực bao phủ đầy mây của Tây Bắc châu Âu, sự phân bố và thay đổi màu da là rất hạn chế và chỉ xảy ra đối với một thiểu số dân cư. Sự đáp ứng thích nghi về việc biến đổi màu da là không phổ biến và rõ ràng.

Tóm lại, ở đây con người sống trong những điều kiện khí hậu bình thường, những sự sàng lọc thích nghi của thiên nhiên không gây nguy hiểm chết người như ở các nơi khác.

Qui luật Bergmann và kích thước cơ thể con người. Là qui luật dành cho những loài động vật máu nóng. Qui luật này cho rằng tỉ lệ diện tích da càng nhỏ so với khối lượng cơ thể thì thân nhiệt của cơ thể càng thấp và ngược lại. Vóc dáng thấp đậm của người Eskimo giúp giữ cho cơ thể họ một sức nóng, một nhiệt độ cao. Dáng cao lêu khêu của người Nilotic Negro lại làm cho thân nhiệt của họ mau tiêu tán. (Hình 13.3) Sự khác biệt về số lượng của các tuyến thải mồ hôi và hệ thống mao quản điều khiển sự lưu thông máu cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Qui luật Bergmann chỉ tác động đến con người trong một mức độ chừng mực. Những quần thể dân cư to lớn, nặng nề hơn tập trung ở phương Bắc trong khi đó những quần thể nhỏ con và mảnh khảnh hơn thì ở các khu vực xích đạo (Ngoại trừ những cư dân thuộc các quần đảo Thái Bình Dương, những người thường xuyên được đắm mình, hưởng thụ những cơn gió mùa mát mẻ).

Qui luật Allen và những bộ phận ngoại vi của cơ thể con người. Hình dáng các bộ phận ngoại vi của cơ thể con người được cấu tạo thích nghi với mục đích ngăn cản sự thất thoát thân nhiệt cũng như giúp cho việc duy trì thân nhiệt, được thuận lợi hơn. Các quần thể dân cư vùng khí hậu nóng không có các bộ phận ngoại vi lớn. Các những Negro và Caucasoid vùng sa mạc thì thân hình mảnh dẻ và tứ chi dài. Những đặc điểm xương sọ của chủng Mông Cổ cho thấy một sự thích nghi hoàn toàn với khí hậu cực lạnh: đầu tròn, xương má phẳng, mũi nhỏ và bẹt, mí mắt đôi và dày - tạo thành các nếp gấp ở cuối đuôi mắt - một đặc trưng riêng biệt của chủng Mông Cổ và được gọi là loại mắt xếch. (Hình 13.3). Về mặt lý thuyết, có lẽ những biến đổi thích nghi này của những quần thể dân cư Đông Bắc Á đã diễn ra từ thời Hậu kỳ Trung Pleistocene. Và những đặc điểm này, dĩ nhiên, cũng là đặc tính nổi bật của người Eskimo và các chủng tộc địa phương vùng Bắc Á.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2575-02-633536153157343750/Cac-chung-toc-cua-nhan-loai/Nguon-goc-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận