MỸ THUẬT NGA
Ở Nga mỹ thuật trải qua nhiều thăng trầm. Trước thời Pièrre Đại đế, ở đây chủ yếu là mỹ thuật Slave kết hợp với mỹ thuật nhà thờ Thiên Chúa giáo đòng Byzantin. Đó là kết quả của việc Vua Nga Vladimir ở Kiev đã đón đạo Thiên Chúa chính thống từ Constantiople vào Nga (năm 988). Về mỹ thuật chủ yếu là loại tranh thờ (lkon), nghiêm ngặt lấy đề tài trong Kinh thánh. Họa sĩ tiêu biểu là Rubilev (khoảng 1360-1430).
Qua thế kỷ XVIII, sau những cuộc vi hành sang phương Tây, Pièrre Đại đế (1672 - 1725) đã làm một cuộc cải cách to lớn trong tịch sử nước Nga, mở cửa với Tây Âu. Rời bỏ Kinh đô cũ Moskya, ông cho xây dựng Saint Peterburg trên bờ vịnh Phần Lan. Và thành phố tươi đẹp này đã xuất hiện trên vùng đầm lầy phương Bắc như mọc lên từ một câu chuyện thần thoại. Viện Hàn Lâm Mỹ thuật Saint Peterburg đã được thành lập (1757). Từ đây các nghệ sĩ Nga chịu ảnh hưởng trực tiếp của mỹ thuật Tây Âu. Nhiều nghệ sĩ Pháp và Italia được mời qua Nga để giảng dạy và làm việc. Về hội hoạ Nga nổi nên hai hoạ sĩ lớn: Briulov (1799-1852) với tác phẩm nổi tiếng: Ngày cuối cùng của Pompei và Ivanov (1806-1858) tác giả của bức tranh mà ông đã công phu thể hiện trong 20 năm: Chúa Kito Christ xuất hiện trước nhân dân (1837 - 1857). Ngoài ra, còn một số họa sĩ vẽ chân dung đẹp như: Fiodor Rokotov (1735-1808), Kiprenski (1782 - 1836), Boroyicovski (1757 - 1825), Agunov (1729 - 1802) và một họa sĩ vẽ về đề tài thần thoại là Anton Losenko (1737-1773).
Tiếp theo là giai đoạn trưởng thành của nền mỹ thuật Nga với nhiều họa sĩ tên tuổi như Fedotov (1815 - 1852), Aivazovski (1817 - 1900), Xavraxov (1830 - 1897), Kramskoi (1837 - 1887), Kuindji (1842 - 1910), Churikov (1848 - 1916), Sishkin (1832 - 1898), Repin (1844 - 1930), Serov ( 1865 - 1911), Levitan (1860 - 1900), Vrubel (1856 - 1910), Ruerich (1884 - 1947), Vassiliev ( 1850 - 1873), Arkadi Rylov (1870-1939), Kustadiev (1878 - 1927)... Những họa sĩ này đã được yêu mến và nâng đỡ bởi nhà sưu tập lừng danh Tretiakov (1832 - 1898), ông được mệnh danh là người đỡ đầu cho nền mỹ thuật Nga thế kỷ XIX.