MARIE CUIRLE - NHÀ NỮ BÁC HỌC KIỆT XUẤT
Tia phóng xạ là một trong, các phương pháp hữu hiệu để trị bệnh ung thư, chữa được nhiều bệnh nhân ung thư ở thời kỳ đầu và thời kỳ giữa. Các tia phóng xạ này do các nguyên tố Poloni và Radi phát ra. Nhà khoa học Pháp Marie Cuire (1867 - 1934) và chồng bà là Piere Cuirie đã phát minh hiện tượng này. Thế nhưng điều đáng tiếc là nhà nữ bác học đã cứu được vô số mạng người, nhưng bản thân bà lại không cứu được mạng mình.
Bà Marie Cuirie tên thật là Sklovska người gốc Ba Lan, Bà tốt nghiệp trung học với huy chương vàng. Bấy giờ nước Ba Lan bị sự thống trị của Nga hoàng, phụ nữ bị cấm không được học đại học. Bà cùng với hai chị định sang Pháp du học. Nhưng do cảnh nhà nghèo túng, nên bà phải đi làm gia sư 5 năm, để cung cấp cho hai chị sang học y tại Paris. Sau khi hai chị tốt nghiệp, ở lại Paris làm thầy thuốc, đến năm 1891 bà mới sang học đại học tại Paris. Sau hai năm học tập bà nhận được hai bằng thạc sĩ toán học và vật lý học. Trong thời gian đó, bà quen biết với Piere Cuirie là nhà khoa học Pháp, đến năm 1894 hai người kết hôn với nhau, từ đó hai vợ chồng cùng nhau làm công tác nghiên cứu khoa học.
Năm 1895, nhà khoa học Đức Ronghen phát minh ra tia X. Năm 1896, nhà khoa học Pháp Becquerel phát hiện thấy các chất có chứa uran có hiện tượng phóng xạ. Hai vợ chồng Cuirie quyết tâm tìm tòi bí mật của hiện tượng này. Hai ông bà chọn loại quặng uran có phát tia phóng xạ làm đối tượng nghiên cứu, tìm thấy trong loại đá dầu có chứa một nguyên tố mới có tính phóng xạ mạnh.
Trước tiên hai ông bà phát hiện nguyên tố phóng xạ mới, để kỷ niệm quê hương mình, bà Cuirie đề nghị đặt tên nguyên tố mới là Poloni. Sau này hai ông bà còn phát hiện một nguyên tố mới có tính phóng xạ rất mạnh, đó là Radi. Để chứng minh sự tồn tại của Radi hai ông bà đã quyết tâm phân lập cho được Radi. Hai ông bà không đủ tiền để mua được loại quặng chứa Radi chính phẩm mà chỉ có thể mua lại loại bã thải quặng lịch thanh với giá rẻ, lại mượn một căn nhà cũ dột để làm xưởng thí nghiệm. Họ phải chịu đựng bao nỗi nóng bức, rét mướt, sử dụng các dụng cụ hết sức giản đơn, chịu ngửi mùi hôi khó chịu. Trải qua 54 tháng lao động gian khổ, cuối cùng, từ mấy chục tấn bã thải quặng lịch thanh hai ông bà đã thu được 0,12g Radi clorua. Hai ông bà cũng đã xác định được nguyên tử lượng của nguyên tố mới này là 225g, tính phóng xạ của nguyên tố mới mạnh gấp 200 lần uran. Năm 1903, bà Cuire nhận được học vị tiến sĩ. Cũng trong năm đó, do các cống hiến xuất sắc trong việc nghiên cứu tính phóng xạ, hai ông bà nhận được giải thưởng Nobel về vật lý. Việc phát hiện các nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là với nguyên tố Radi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính từ đó đã mở ra cho khoa học một khoảng trời mới, làm nảy sinh khoa học phóng xạ và vật lý học các hạt, mở cánh cửa cho vật lý học đi vào thế giới vi mô, mở ra một loạt các phát minh khoa học mới. Ví dụ như nhà khoa học Rutherford đã dùng Radi làm nguồn phóng xạ các hạt , làm “các viên đạn'' để bắn phá vật chất và chứng minh được rằng nguyên tử có cấu trúc phức tạp v.v. Người ta đã loại bỏ được quan niệm xem nguyên tử là không thể phân chia được, thiết lập nên quan niệm khoa học là vật chất có thể biến đổi được.
Bà Cuirie đã dùng số tiền lớn do giải thưởng đem lại để tiến hành các thực nghiệm khoa học, giúp đỡ các học sinh nghèo. Bà không giấu diếm chút gì về quá trình luyện chế Radi mà công bố toàn bộ. Bà không hề giữ riêng để kiếm lợi. Bà nói ''Radi không phải để làm giàu cho riêng một ai, mà phải thuốc về mọi người.''
Năm 1906, Piere Cuire bị tai nạn xe cộ và qua đời. Bà Cuirie vô cùng đau đớn; nhưng bà đã nén nỗi đau để tiếp tục công việc. Vào năm 1910, bà Cuiri lại chế tạo được radi ở trạng thái làm loại tinh khiết, và xác định được các tính chất vật lý của kim loại này. Bà còn đo được chu kỳ bán rã của Ranđon và nhiều nguyên tố phóng xạ khác và cũng trên cơ sở đó, chỉnh lý lại về mối quan hệ giữa tính phóng xạ và sự biến đổi của các nguyên. Do sự phát hiện các nguyên tố oloni và adi cũng như việc luyện được kim loại adi tinh khiết, vào năm 1911 bà Cuirie lại được tặng thưởng Nobel về hóa học và trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên trên thế giới nhận được hai giải thưởng Nobel khoa học. Do phải làm việc lâu dài với các chất phóng xạ nên bà bị bệnh máu trắng ác tính, vào ngày 4.7.1934 bà qua đời.