Tài liệu: Nên duy trì mối quan hệ vừa đoàn kết vừa cạnh tranh với các thành viên khác trong tập thể như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Làm thế nào để duy trì được mối quan hệ vừa đoàn kết vừa cạnh tranh với các thành viên khác trong tập thể là một câu hỏi khiến không ít bạn gái phải bối rối, suy nghĩ rất nhiều.
Nên duy trì mối quan hệ vừa đoàn kết vừa cạnh tranh với các thành viên khác trong tập thể như thế nào?

Nội dung

Nên duy trì mối quan hệ vừa đoàn kết vừa cạnh tranh
với các thành viên khác trong tập thể như thế nào?

Làm thế nào để duy trì được mối quan hệ vừa đoàn kết vừa cạnh tranh với các thành viên khác trong tập thể là một câu hỏi khiến không ít bạn gái phải bối rối, suy nghĩ rất nhiều. Chúng tôi xin được đưa ra hai câu chuyện sau để các bạn tham khảo.

Câu chuyện thứ nhất: Cuộc bầu chọn kịch tính

Hôm nay, lớp A2 tổ chức một cuộc diễn thuyết để bầu chọn ra lớp trưởng mới. Theo sự giới thiệu của thầy giáo và sự đề cử của các thành viên trong lớp, ba ứng cử viên cho chức lớp trưởng năm nay là: Lớp trưởng cũ Quý Dương và hai người luôn có tên trong “Top 3” thành tích học tập của lớp: Phương Dung, Thu Hương.

Trong lớp, Dung và Hương là đôi bạn thân. Dung có tính cách hướng nội, làm việc gì cũng chu đáo, cẩn thận, trong khi Hương lại là người sống hướng ngoại, có mối quan hệ rất tốt với tất cả mọi người. Còn Dương, lớp trưởng cũ là người rất giàu kinh nghiệm trên cương vị này nên đương nhiên là không thể coi thường được. Cuộc “hùng biện tranh cử” ngày hôm nay khiến cả lớp đều thấy hứng thú. Thậm chí, trước khi cuộc hùng biện chính thức bắt đầu, rất nhiều các bạn ở các lớp khác cũng tò mò ghé sang lớp A2 để được chứng kiến mọi chuyện.

Người hùng biện đầu tiên là Hương. Bạn rất say sưa và hào hứng khi trình bày về những dự định của mình. Sự tự tin của Hương đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay cổ vũ từ phía các thầy cô và các bạn trong lớp.

Người trình bày tiếp theo là Dung. Tất cả mọi người đổ dồn sự tập trung vào bạn ấy. Vì luôn có thành tích học tập tốt, chu đáo trong công việc tập thể nên hy vọng được trở thành lớp trưởng trong năm học này của Dung là lớn nhất trong số 3 ứng cử viên. Thế nhưng, Hương vẫn đang đứng chần chừ ở trên bục giảng không muốn xuống. Và rồi, Hương ấp úng nói: “Tôi, tôi... xin rút khỏi đợt tranh cử này!”.

Lớp học bỗng trở nên xôn xao, tất cả các bạn đều thở dài nhưng không một ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Sau khi mọi chuyện kết thúc, thầy giáo gọi Hương vào phòng và hỏi: “Nói cho thầy biết, chuyện gì đã xảy ra với em vậy?”.

Hương im lặng, không nói gì. Phải đến khi thầy giáo hỏi lại lần nữa thì bạn mới ấp úng trả lời: “Thưa thầy, em, ..., em thấy là không nên cạnh tranh chức lớp trưởng với người bạn tốt nhất của mình ạ!...”.

Câu chuyện thứ 2: Thay đổi giữa chừng

Mấy ngày hôm nay, để chuẩn bị cho ngày Hội khỏe Phù Đổng của trường sắp được tổ chức, sau khi hết giờ học, Linh thường vào luôn nhà thầy giáo dạy thể dục để tập luyện và bàn bạc chiến lược thi đấu. Từ một cô học sinh ít được chú ý, Linh trở thành người quan trọng nhất với thầy giáo dạy thể dục lúc này. Điều đó khiến Linh có đôi chút mất tự tin và không thoải mái.

Chưa đầy một tuần sau, Linh bắt đầu cảm thấy bất an và muốn rút lui. Tuy có năng lực tổ chức tốt nhưng Linh lại không phải là người có tố chất thể dục thể thao tốt nhất trong lớp. Hơn nữa, sau khi trở thành người được chọn vào ban tổ chức của hội thi, Linh thấy những bạn khác luôn được thầy coi trọng trước đây nay bỗng nhiên bị coi nhẹ hơn mình. Linh tự thấy mình không nên lấy mất cơ hội tỏa sáng của bạn và lại càng không chịu nổi những cái nhìn đố kỵ, ghen ghét từ các bạn khác. Vì vậy, Linh quyết định sẽ rút lui.

Vài ngày liền, Linh lấy lý do bị cảm sốt để không đến tập luyện riêng với thầy như trước. Lớp cũng đã chọn được một bạn khác thay Linh tham gia Hội khỏe. Mọi sự tập trung dần chuyển sang phía cô bạn kia và điều đó khiến Linh phần nào lấy lại được sự tự tin, thoải mái của mình. Tuy nhiên, cũng kể từ lúc đó, trong Linh lúc nào cũng có cảm giác như mình đang bị bỏ rơi, lạc lõng với mọi người và chính bạn cũng không thể giải thích được vì sao lại như vậy.

Sau khi đọc xong hai câu chuyện trên, các bạn cảm thấy thế nào? Trong khi bạn đang tìm mọi cách để được ở ngoài sự chú ý của mọi người, cố gắng tạo cho mọi người cảm giác mình không thích sự cạnh tranh, không thích đấu đá với các bạn khác thì liệu bạn có nhận thức được rằng: Trong xã hội, tất cả mọi người đều muốn khẳng định được cái tôi cá nhân mạnh mẽ của mình, hành động đó của bạn chỉ chứng tỏ rằng bạn rất lạc hậu, ấu trĩ và bảo thủ. Bạn đã hết lần này đến lần khác để lỡ mất cơ hội thể hiện và rèn luyện bản thân mình. Điều đó thật vô cùng đáng tiếc?

Chúng tôi tin rằng bạn không hề phản đối những luận điệu để chứng minh và thể hiện bản thân, nhưng sai lầm của bạn là ở chỗ: Bạn cho rằng việc “đứng đầu” chẳng có ý nghĩa gì và bạn không cần phải cạnh tranh, tranh giành lợi ích với những người bạn học của mình.

Bạn cho rằng, đợi đến sau này, khi thật sự bước chân vào cuộc sống xã hội đầy bon chen, vất vả thì lúc đó sẽ thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt cũng không muộn. Bạn không cần và cũng không muốn thể hiện trình độ của mình vào lúc này. Suy nghĩ của bạn như vậy là hoàn toàn sai lầm. Ai nói rằng trong trường học không có sự cạnh tranh? Nếu bây giờ bạn không để người khác nhận ra, tiếp nhận và coi trọng mình, thì sau này, mọi việc sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Nếu chỉ luôn muốn là một người bình thường, rút lui, ẩn mình trước mọi sự cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có tinh thần trách nhiệm với chính mình!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4190-02-633705441891391797/Mot-so-le-nghi-thuong-dung-khi-ket-ban/Ne...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận