Tài liệu: Nơron mã hóa tư tưởng bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một số vùng của não chuyên hóa về thì giác, số khác kiểm soát vận động, số khác nữa điều khiển ngôn ngữ.
Nơron mã hóa tư tưởng bằng cách nào?

Nội dung

Nơron mã hóa tư tưởng bằng cách nào?

Một số vùng của não chuyên hóa về thì giác, số khác kiểm soát vận động, số khác nữa điều khiển ngôn ngữ. Nhưng một thông tin được xử lý tới mức nào ở vừng này chứ không phải vùng khác của não? Ta hãy xem ''bà'' của nó hoạt hóa các nơron trong hệ thị giác. Nhưng người bà (tức ngôn ngữ) có cùng hoạt hóa các nơron gắn liền với ngôn ngữ, với những kỷ niệm đã qua (bữa ăn gia đình cuối cùng) và cả mùi bánh thập cẩm không?

Các nhà nghiên cứu đã đặt tên ''thuyết nơron bà'' cho giả thuyết biếm họa cho rằng một nơron biệt lập có thể mang riêng cho nó các tư tưởng cũng phức tạp như của người bà, hoặc loại bánh táo mà bà đã làm ngon đến thế. Rất có thể nơron làm việc theo nhóm. Ngay từ năm l949, Donald Hebb đã cho rằng nơron tạo thành các “tập hợp” (hàng vạn cá thê) có thể là nền của tư tưởng. Vì vậy, các khái niệm có thể được phân phối giữa các nơron cách nhau rất xa, nhưng kết nối với nhau, thậm chí đồng bộ.

Sự tích luỹ các khái niệm, ghi nhớ chúng, cứng có thể diễn ra dưới dạng được phân phối. Có thể không có nơron ''bà'', cũng như không có nơron ''bánh táo''. Nhưng có những tập hợp nơron tương ứng, trong đó các kết nối có thể tự tăng cường một cách đặc hiệu theo kinh nghiệm và học tập. Ngược lại, chúng có thể chồng chéo nhau phần nào. Giả thuyết này giải thích rằng ký ức có thể vẫn còn dù nơron bị mất mát. Nếu chỉ có một nơron bà thì ký ức của người có thể mất đi cùng với tế bào. Nhưng ký ức cũng tự mất dần chứ không phải theo cách đi đôi. Giả thuyết cũng có thể giải thích khía cạnh dần dần và liên tưởng này của trí nhớ. Ở chừng mực nào đó, tất cả những nơron nào tham gia vào một hoạt động đều có thể cất giữ một phần thông tin ít nhiều quan trọng. Ví dụ, ý nghĩ ''đi đi!'' cũng có thể kích thích các nơron đi, kể cả nơron vận động. Như vậy, theo một cách nào đó (đôi khi) ta cũng có thể ''nghĩ bằng chân''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1912-02-633464380125000000/Noron/Noron-ma-hoa-tu-tuong-bang-cach-nao...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận