Tài liệu: Nước Đức - Các nguồn năng lượng

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nước Đức thiếu các nguồn năng lượng thiên nhiên và hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ nước ngoài
Nước Đức - Các nguồn năng lượng

Nội dung

Các nguồn năng lượng

Nước Đức thiếu các nguồn năng lượng thiên nhiên và hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ nước ngoài. Thực sự thì 75% chi phí nhập khẩu của nhà nước được trả cho việc nhập khẩu dầu mỏ, khí thiên nhiên và than. Trong năm 2001, 97% tổng lượng dầu, 82% lượng khí thiên nhiên và 54% than được nhập khẩu. Mặc dù nước Đức vẫn có những mỏ than lớn, loại “than gầy” ở vùng Ruhr và Saarland có giá khai thác đắt, còn than nâu (than non) ở phía đông và vùng tây của Cologne, và chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Than non là nguồn năng lượng chính của Đông Đức trước đây. Việc sử dụng vô tổ chức nguồn nhiên liệu này đã dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng vì các trạm nhiệt điện thiếu các phin lọc, nó cũng tàn phá cảnh quan vì đó là những mỏ khai thác lộ thiên.

Khi tái thống nhất năm 1990, hai hệ thống kinh tế Đông Đức và Tây Đức khác nhau về căn bản đã sáp nhập và mục tiêu giảm khai thác các mỏ than non được đặt lên hàng đầu. Đến trước năm 2000, việc sản xuất đã được cắt giảm mạnh, mặc dù than non vẫn là một nguồn quan trọng cho công nghiệp nhiệt điện. Hiện nay Đức vẫn còn là nước tiêu thụ than đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Laubag và khai thác than non

Trước khi tái thống nhất, ở Đông Đức việc sử dụng than non hoạt động ở mức chỉ bằng khoảng 30% công suất trước đây của nó. Ví dụ Laubag, một công ty khai thác than non đặt ở Cottbus Saxony, chỉ còn 4 mỏ đang hoạt động trong số 17 mỏ.

Tuy nhiên, nhờ công nghệ khai thác hiện đại, năng suất đã được cải thiện rất lớn và LAUBAG hiện nay có thể sánh với số ít ỏi mỏ than non ở miền tây nước Đức. Các trạm phát điện sử dụng than non đã trở nên ưu việt đến mức có thể cạnh tranh với các nguồn cung cấp năng lượng khác. Các mỏ than cũng hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo về bảo vệ môi trường, nhận ưu tiên trợ cấp của Chính phủ để giảm ô nhiễm một cách hiệu quả. Do đó, LAUBAG và ngành khai thác non sẽ có tương lai trong thị trường năng lượng đa dạng hóa. Nhưng công nghệ mới sử dụng nhân công ít và cho hiệu suất cao cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ không còn là ngành công nghiệp tạo ra nhiều việc làm nữa.

Năng lượng hạt nhân

Nước Đức có 19 lò phản ứng hạt nhân nên nhu cầu nhập khẩu urani đã được làm giàu để vận hành chúng là rất cao. Nhận thức tăng lên về các vấn đề môi trường đã làm cho vấn đề năng lượng hạt nhân trở thành mối quan tâm lo lắng chính và vì thế không có thêm lò phản ứng mới nào được đưa vào hoạt động kể từ năm 1988. Đất nước đã tuyên bố công khai cắt giảm dần nguồn năng lượng hạt nhân và tăng dần việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo.

Tháng sáu năm 2001, Chính phủ liên hiệp SPD/Đảng xanh đã ký một thoả ước đóng cửa 19 nhà máy điện hạt nhân của đất nước. Tuổi thọ của một lò phản ứng bây giờ được giới hạn đến 32 năm và điều này có nghĩa là ngay cả nhà máy mới nhất hiện đang hoạt động cũng sẽ bị đóng cửa trước năm 2021. Vì vậy, nước Đức là nước công nghiệp lớn đầu tiên sẽ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2815-02-633547512041571250/Tai-nguyen-nang-luong-va-moi-truong/Cac-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận