Một số nét về dân số
Cơ cấu dân số của nước Đức được đặc trưng bởi tỷ lệ cao của người già so với người trẻ. Sự mất cân đối này biểu lộ rõ trong một số năm và là kết quả của việc giảm tỷ lệ sinh đẻ và tăng tuổi thọ.
Giống như nhiều nước phát triển khác, ở Đức các cặp vợ chồng có khuynh hướng sinh ít con hơn so với trước đây, thậm chí một số còn không muốn có con. Số phụ nữ mong muốn đi làm và tạo dựng sự nghiệp nhiều hơn. Độ tuổi lập gia đình muộn hơn và nhiều cặp vợ chồng ly hôn hơn (cứ 100 cuộc hôn nhân ở Đức, 46 kết thúc bằng ly hôn).
Sống khoẻ hơn và chăm sóc y tế tốt hơn nghĩa là mọi người ngày nay được hưởng cuộc sống tích cực hơn và có tuổi thọ cao hơn. Vì sự phát triển cả dân tộc, người Đức có ý thức rất rõ ràng về vấn đề sức khoẻ. Từ các bác sĩ đến các cửa hàng thực phẩm bổ dưỡng, các tạp chí, các chương trình truyền hình, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ, các trung tâm điều dưỡng suối khoáng và thậm chí cả khái niệm “an khang” đã cùng cổ vũ, khuyến khích cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Khái niệm này đã du nhập vào ngôn ngữ Đức như một từ đồng nghĩa để chỉ sự khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Số lượng các khách sạn kiểu “nghỉ ngơi và điều dưỡng” giúp tăng cường sức khoẻ ở Đức ngày càng tăng. Con số trung bình có 3,5 bác sĩ trên 1000 dân ở nước Đức cũng là điều có ý nghĩa. Đây là tỷ lệ cao trên thế giới, nếu so sánh với tỷ lệ 1,8 bác sĩ trên 1000 dân ở nước Anh.
Tất cả các yếu tố tích cực trên đưa đến một hệ quả là năm 2002, lần đầu tiên ở Đức số người ở độ tuổi trên 65 đã nhiều hơn số người tuổi từ 15 trở xuống. Một thế kỷ trước, tỷ lệ người tuổi dưới 15 so với người tuổi trên 65 là bảy trên một.
Suy giảm dân số
Do xu thế thay đổi trong đồ thị thống kê tuổi, dự đoán là tổng dân số Đức sẽ giảm xuống khoảng 65 triệu cho đến năm 2050, ngay cả nếu có thêm số 5,8 triệu người nhập cư.
Suy giảm dân số dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Luôn luôn có một “hợp đồng giữa các thế hệ” theo đó mà người lao động ngày nay nộp thuế, đóng bảo hiểm và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương của những người đã về hưu. Tiếp theo chính những người đã đóng góp này sau đó lại được hưởng lợi từ thế hệ kế tiếp... Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướng thiên về số dân cao tuổi đến mức và hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội. Một điều nữa, nhiều người già ở Đông Đức trước đây chưa từng bao giờ đóng góp vào quỹ trợ cấp vì không có những quy định như thế. “Thuế sinh thái” (xem trang 40) mặc dù ban đầu không phải nhằm phục vụ mục tiêu này, bây giờ cũng được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt.
Suy giảm dân số ở Stuttgart và các thành phố khác
Năm 1992, ở Stuttgart có 613.000 cư dân và hy vọng dân số sẽ tăng. Tuy nhiên, năm 2003 chỉ còn 591.000 người sống trong thành phố. Số người có vẻ như sẽ còn giảm khi tỷ lệ số người già so với người trẻ tiếp tục tăng và do đó tỷ lệ chết sẽ vượt quá tỷ lệ sinh. Năm 2002 có 110.000 người ở độ tuổi 45 đến 60, nhưng chỉ có 15.200 ở độ tuổi 15 đến 18. Dự tính đến trước năm 2015, 25% dân số sẽ nghỉ hưu.
Những hậu quả là đáng quan tâm. Thành phố sẽ cần nhiều hơn những tiện ích như những nhà dưỡng lão, khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, đặc biệt khi nhiều người trong số họ không có con cái và vì thế không có gia đình để chăm sóc họ. Ai sẽ trả tiền cho những dịch vụ này. Thành phố cũng đang mất đi thuế thu nhập do sự suy giảm kinh tế chung cũng như do việc các hãng phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động kinh doanh.
Điều gì sẽ xảy ra cho các trường học và cho ngành giáo dục nếu không có trẻ em đến trường? Ai sẽ đem đến những thay đổi và tiến bộ nếu không có lớp người trẻ để làm việc đó.
Chính quyền thành phố Stuttgart nhận ra con đường duy nhất để thay đổi khuynh này là cải thiện tình trạng các gia đình cung cấp các tiện ích chăm sóc trẻ em tốt hơn, các căn hộ có giá rẻ hơn và nhiều việc làm cả những việc làm bán thời gian. Nhưng còn lại: ai sẽ chi tiên để xúc tiến những việc này?