Tài liệu: Người Stiêng

Tài liệu
Người Stiêng

Nội dung

NGƯỜI STIÊNG

Hiện có 66.788 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai. Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme (ngữ hệ Nam Á).

Làm rẫy hoặc trồng lúa nước. Nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà. Có nghề dệt vải, đan lát.

Ăn cơm tẻ, cơm nếp. Thức uống: nước lã, rượu cần. Hút thuốc lá bằng tẩu. vùng cao ở nhà trệt, vùng thấp làm nhà sàn. Đàn ông đóng khố, ở trần. Đàn bà mặc áo hoặc ở trần quấn váy. Họ ưa đeo đồ trang sức: vòng kim loại, chuỗi cườm.

Phần đông nam phải ở rể do chưa có đủ đồ dẫn cưới. Anh em cô cậu có thể lấy nhau. Sản phụ sinh trong ngôi nhà nhỏ dựng bên nhà, đẻ xong phải cúng một con lợn cho thần Lúa. Quan tài gỗ độc mộc đẽo từ cây rừng. Cả làng ngưng vui chơi trong 10 ngày khi có người chết, không được gõ cồng chiêng.

Thờ cúng nhiều vị thần: thần Sấm Sét, thần Mặt Trời, thần Núi, thần Lúa, thần Nước, có rất nhiều lễ hội, nhưng lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được tổ chức mừng được mùa lớn, mừng chiến thắng kẻ thù, mừng làm ăn phát đạt, mừng con cái lớn khôn. Lễ tạ ơn thần Lúa cũng là lễ lớn trong năm.

Người Stiêng nổi tiếng với bộ cồng chiêng. Ngoài ra còn có tù và, trống, khèn bầu, các loại đàn. Kho tàng truyện cổ cũng khá phong phú.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349676303360000/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Stien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận