Tài liệu: Người Xơ đăng

Tài liệu
Người Xơ đăng

Nội dung

NGƯỜI XƠ ĐĂNG

Hiện có 127.148 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme (ngữ hệ Nam Á), ít nhiều gần gũi với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng.

Kinh tế rẫy đóng vai trò chủ đạo, một bộ phận làm lúa nước. Ngoài lúa, người Xơ Đăng còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, chuối… Nuôi trâu, dê, lợn, chó, gà.

Ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thứ kiếm từ rừng. Hay ăn canh rau hoặc măng nấu với thịt, cá, ốc và các món nướng. Thức uống: nước lã, rượu cần. Ăn trầu, nam nữ đều hút thuốc lá. Nam đóng khố, ở trần. Nữ mặc váy, áo. Trời lạnh dùng tấm vải choàng người. Ở nhà sàn.

Quan hệ cộng đồng trong làng được đề cao, đứng đầu là già làng. Vợ chồng cư trú luân phiên mỗi bên mấy năm, thường khi cha mẹ qua đời mới ở hẳn một chỗ. Phổ biến tục “chia của” cho người chết.

Thờ nhiều thần như: thần Sấm sét, thần Mặt trời, thần Núi, thần Lúa, thần Nước… Có nhiều lễ thức cúng bái đối với các lực lượng siêu nhiên để cầu mùa, cầu an cho cộng đồng và cá nhân. Quan trọng nhất là lễ cúng thần Nước vào dịp sửa máng hàng năm, lễ đâm trâu…

Người Xơ Đăng có nhiều loại nhạc cụ: đàn nhị, sáo dọc, ống vỗ, trống, chiêng, cồng, tù và, ống gõ, đàn ống nứa… Các điệu hát phổ biến là: hát đối đáp nam nữ, hát của người lớn, hát ru. Truyện cổ Xơ Đăng phong phú và đặc sắc.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349676045703750/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Xo-da...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận