Tài liệu: Nhật Bản - Lễ hội Gion

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lịch sử của Lễ hội Gion\r\nLễ hội Gion được bắt đầu từ năm 869, khi người dân Kyoto tổ chức lễ hội kỉ niệm sự kết thúc của bệnh dịch.
Nhật Bản - Lễ hội Gion

Nội dung

Lễ hội Gion

Lịch sử của Lễ hội Gion

Lễ hội Gion được bắt đầu từ năm 869, khi người dân Kyoto tổ chức lễ hội kỉ niệm sự kết thúc của bệnh dịch. Kể từ đó Lễ hội Gion đã có lịch sử hơn 1100 năm, bất chấp nhiều cuộc chiến nổ ra quanh và trong vùng. Sự cổ vũ về mặt tinh thần của người dân mang lại sự phát triển cho Lễ hội Gion.

Lễ hội thường được tổ chức trong vòng một tháng, từ mồng một tháng bảy cho đến ngày 31 tháng 7, với rất nhiều sự kiện và các lễ nhỏ, bắt đầu bằng Kippu-iri Festival vào ngày đầu tiên và kết thúc bằng lễ hội Eki-jinja Natsukoshi vào 31 tháng 7. Lớn nhất trong các lễ hội phải kể đến Yoiyama Festival vào ngày 16 và lễ hội Yamaboko Junko vào ngày 17. Trong lễ hội Yamaboko Junko, những chiếc xe rước lớn được trang hoàng rực rỡ sẽ được diễu hành qua các đường phố Kyoto. Hàng năm, lễ hội Gion thu hút một số lượng lớn các du khách trong và ngoài nước đến để hưởng không khí lễ hội truyền thống, cũng như đến với cố đô Kyoto cổ kính, xinh đẹp.

Đền Yasaka (Gion)

Tiêu điểm và hoành tráng nhất của lễ hội phải kể đến đền Yasaka, được biết đến như là Gion-san, nằm ở Phía đông của Thành phố Kyoto, nằm cuối con đường Shi-jo và cạnh công viên nổi tiếng về hoa anh đào Maruyama. Lễ hội Gion được bắt đầu từ đây.

Đền Yasaka được mở cửa 24/24 giờ và là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc, Kyomizudera... Đền gồm 3 phần là Ro-mon, Haiden và Honden.

Romon là cổng lớn hai tầng, được xây dựng theo phong cách của thời kì Morumachi (1338 - 1573). Có hai thần Thiện - Ác của Thần đạo ở hai bên cửa ra vào, cùng với một con chó – sư tử đá (theo quan niệm của Triều Tiên thì đó là Koma-inu, thần bảo vệ cầu thang dẫn lên đền chính. Hai-den nằm phía bên trái, đối diện là đài cầu lễ Honden là phần chính của đền, bao gồm một toà nhà lớn, với mái hiên nửa. Nếu muốn cầu điều gì, người ta bỏ đồng 5 yen may mắn, rung chuông và vỗ tay hai lần trước khi cầu, rồi vỗ tay thêm lần nữa trước khi kết thúc.

Kiệu và xe rước

Tiếp theo đền Yasaka, không thể không kể đến các xe rước, phần hồn của lễ hội Gion. Buổi rước lớn nhất được tổ chức vào ngày 17 tháng 7. Có hai loại kiệu và xe rước khác nhau: Yama và Hoko. Hoko là loại xe lớn có bánh xe, chiều dài có thể đến 25m và nặng tới 12 tấn. Riêng loại xe Hoko hai tầng, có người đứng trên tầng 2 cũng như trên nóc, được kéo bởi rất nhiều người là xe rước truyền thống của Nhật. Kiệu rước Yama nhỏ hơn và được vác trên vai của những người tham gia. Thường lễ hội Gion có 25 kiệu rước Yama và 7 Hoko, tham gia diễu hành.

Khi chuyển hướng rẽ kiệu rước lớn, người ta hô to ''Yoi, yoi, yoi-toh-say!'' trong tiếng nhạc truyền thống Nhật Bản được chơi bởi các nhạc công ngồi trên tầng hai của các xe rước Hoko. Tiếng hô và âm nhạc đem lại cái hồn cho Lễ hội Gion, như phần biểu diễn tuyệt vời nhất.

Thứ tự của các xe rước được quyết định vào ngày mồng 2 tháng 7, tuy nhiên có một vị trí không đổi cho tất cả các năm, đó là xe rước đầu một vị trí đặc biệt, dành cho một đứa trẻ được chọn lựa như là đại diện của Thần đền.

Các xe và kiệu rước được trang trí bằng các hoạ tiết mà hầu hết được sản xuất ở Nishijin, một merchant truyền thống lâu đời của Kyoto có lịch sử đến 1200 năm.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2918-02-633556021492520987/Cac-le-hoi-truyen-thong/Le-hoi-Gion.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận