Tài liệu: Nhật Bản - Rượu Sake

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mới nếm qua sake giống như rượu nếp pha loãng nhưng nếu nghĩ có thể uống bao nhiêu cũng không say thì thật sai lầm.
Nhật Bản - Rượu Sake

Nội dung

Rượu Sake

Mới nếm qua sake giống như rượu nếp pha loãng nhưng nếu nghĩ có thể uống bao nhiêu cũng không say thì thật sai lầm. Sake ngấm chậm, nhưng khi đã say thì rất nhức đầu. Rượu sake được chiết vào các bình nhỏ bằng sứ, ngâm trong nồi nước nóng để luôn ở nhiệt độ 37oc hay 39oc, tuy nhiên, có thể uống nóng hay lạnh tùy thích.

Việc sản xuất rượu Sake xuất hiện ở Nhật Bản sau khi nền nông nghiệp lúa nước ra đời vào khoảng thế thứ III trước Công nguyên. Đầu tiên, việc sản xuất rượu Sake được hạn chế trong các cung điện và các đền miếu lớn. Đó là lý do tại sao Sake thường gắn liền với các lễ hội, lễ nghi tôn giáo. Các thùng chứa rượu, tách uống rượu bằng sứ hay bằng gỗ với các hoa văn trang trí nghệ thuật đặc sắc được dùng để thưởng thức Sake phản ánh vị trí đặc biệt của Sake trong đời sống của người Nhật Bản.

Các bước cơ bản của việc thưởng thức rượu sake là: thị giác, khứu giác và vị giác.

Thị giác

Rót rượu ra tách khoảng 80%. Kiểm tra các vết vẩn đục và màu sắc. Sake thường trong suốt, hoặc có màu vàng nhạt. Sake chuyển màu đậm khi để quá lâu.

Khứu giác

Mùi hương là một trong những yếu tố quan trọng của rượu sake. Trước tiên, bưng tách rượu lên gần mũi để thưởng thức hương thơm thoang thoảng. Sau đó, đưa đến gần hơn để tận hưởng. Người thưởng thức sake chuyên nghiệp có thể dùng hàng trăm từ để diễn tả mùi hương của rượu sake.

Vị giác

Trước tiên, lấy một ít sake cho vào quanh miệng. Sau khi chắc chắn rằng đã cảm giác được vị, chầm chậm hít thở hương thơm qua mũi. Mùi hương của rượu sake trong miệng sẽ tràn qua mũi, tạo cảm giác mạnh cho cả vị giác và khứu giác. Tiếp đến, thưởng thức vị ngọt, vị chua, cay, đắng, the the mà rượu sake mang lại. Cuối cùng, tận hưởng hương vị sake còn lại trong vòm miệng.

Sake các món ăn

Rượu Sake và Yuzu không những có thể dùng với các món ăn truyền thống của Nhật Bản mà còn có thể kết hợp với các đặc sản của mỗi miền như các món ăn Trung Quốc, Tây phương và các món ăn Việt Nam.

Kuruma – ebi

 

Bungo Beef Cuisine

Sashimi-Shiroshita Karei

 

Sashimi Fugu

Sashimi Fugu

Dango-jiru

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2917-02-633556007740177237/Am-thuc-Nhat-Ban/Ruou-Sake.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận