NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA ĐỒNG ĐÔ LA
Đồng đôla Mỹ đã làm cho tình trạng hỗn loạn tiền tệ của Mỹ trở nên ổn định và tiến lên trở thành đồng tiền chủ đạo Quốc tế.
Trong nửa cuối thế kỷ XIX, đồng bảng Anh là đồng tiền thống trị Thế giới. Trong số những đồng tiền có thể cạnh tranh với nó là đồng đô la Mỹ xem chừng có khả năng thay thế nó nhất. Lúc đó, nước Mỹ là một con nợ Quốc tế không đáng tin cậy, trong nước không có ngân hàng Trung ương và không có cả một hệ thống tiền lệ thống nhất. Phải tới Thế kỷ XX, đồng đôla mới vươn lên vị trí thống trị sau một chuỗi sự kiện quanh co dẫn tới việc lập ra một tổ chức ngân hàng Trung ương, tức là ngân hàng dự trữ Liên bang, làm cho đồng đôla được coi như một tờ giấy nhận nợ của Chính phủ Liên bang.
Khác với các hệ thống tiền tệ ở Châu Âu, Hiến pháp của Mỹ thông qua năm 1789 không cho Chính phủ Liên bang có đặc quyền độc chiếm phát hành tiền đúc và tiền giấy. Do thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng về vấn đề tiền tệ nên đã nảy sinh vô vàn phương tiện thanh toán không có sự kiểm soát và hỗ trợ của Chính phủ. Trong tình trạng hỗn loạn đó, tiền đúc của nước ngoài lưu hành ở Mỹ như là đồng tiền chính thức cho tới tận 1857; và mãi đến 1901, một mỏ bạc ở Bang Oregon vẫn còn đúc riêng những đồng bạc để “sử dụng có tính chất thương mại”.
Sau khi nhiều bang lâm vào tình trạng không trả nổi bằng tiền đúc số tiền giấy mà họ đã phát hành, Chính phủ Liên bang đã cấm các bang tự phát hành tiền giấy.
Tuy nhiên, không có điều gì ngăn cấm họ thành lập ngân hàng và các ngân hàng này đươc tự do phát hành giấy bạc. Thí dụ Bang Kentucky thành lập một ngân hàng tư mà nó là người sở hữu duy nhất rồi phát hành giấy bạc và dùng giấy bạc đó để chi trả. Truyền thống cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ thể hiện bằng hoạt động ngân hàng ''bừa bãi" và các luật "nghiệp vụ ngân hàng tự do'' ra đời tràn lan trong thời kỳ này, đã cho phép bất kỳ cá nhân hoặc bất kỳ hội đoàn nào cũng có thể thành lập ngân hàng và phát hành tiền không cần giấy phép và không bị kiểm soát.
Do thiếu một ngân hàng quốc gia cho nên ngay Chính phủ Liên bang cũng phải tiến hành chi trả qua các ngân hàng tư hoặc bằng tiền đúc (tiền đúc hoặc vàng thỏi). Năm 1840, Tổng thống Martin Van Buren thiết lập “Hệ thống ngân khố độc lập” để đảm đương những giao dịch tài chính của Chính phủ thông qua mạng lưới chi nhánh của nó trong toàn quốc.
Vì ngân khố không phải là một ngân hàng, nên nó không thể phát hành tiền được, do đó mọi khoản thu; chi của Chính phủ đều phải thực hiện bằng vàng hay bằng bạc. Như sổ chi vượt quá sổ thu về thuế thì sẽ không thể thực hiện được, trừ khi Chính phủ phải phát hành giấy nhận nợ bằng vàng.
Nội chiến và những “tờ bạc xanh” đầu tiên
Nhiều biện pháp sắp đặt tiền tệ ở cuối Thế kỷ XIX đều xuất phát từ nhu cầu về tiền để tiến hành cuộc Nội chiến 1861 – 1865. Ngân khố trước hết phát hành những "giấy chứng nhận thanh toán ngay" (dimandnotes), tuy không phải là đồng tiền hợp pháp, song có thể đổi ra vàng. Nhưng dự trữ vàng của ngân khố quá ít ỏi nên chỉ ít lâu sau đã phải đình hoãn khả năng đổi ra vàng của giấy đó. Sau đấy, chi phí chiến tranh được tài trợ bằng “giấy nhận nợ của Hợp Chủng Quốc" (US notes) chẳng có gì đảm bảo ngoài thiện ý và lòng tin vào Chính phủ. Giấy nhận nợ này được công chúng gọi là green back (giấy gáy xanh), cái tên này vẫn được dùng trên khắp Thế giới để chỉ đồng đôla Mỹ.
Việc phát hành các tờ green back đã được giới hạn ở mức 433 triệu đôla; cho nên khi vấp phải ngày càng nhiều khó khăn về vay mượn hoặc chi tiêu, Bộ trưởng tài chính Salmon P.Chase đã quyết định áp dụng chế độ "tự do ngân hàng" trong toàn quốc. Sắc lệnh về ngân hàng quốc gia năm 1863 cho phép bất kỳ nhóm người gồm 5 người được thành lập một “Hội ngân hàng quốc gia" và phát hành ''giấy bạc ngân hàng quốc gia" (national bang notes) với số lượng bằng số trái phiếu Chính phủ Liên bang mà họ có và được ký thác tại cơ quan của quan chức kiểm soát tiền tệ.
Để ngăn ngừa sự cạnh tranh của giấy bạc ngân hàng bang, chính phủ đánh thuế 10% vào loại này cho nên ít lâu sau nó bị loại khỏi lưu thông. Các ngân hàng bang đối phó lại bằng cách đưa ra phương thức thanh toán dùng séc trên cơ sở tại khoản tiền gửi, được coi là một hình thức hấp dẫn thay thế cho giấy bạc do các ngân hàng tư phát hành (được gọi là National Bank Notes).
Vào cuối thời gian Nội chiến, rất nhiều loại phương tiện thanh toán thể hiện vốn nợ của hàng nghìn ngân hàng bang đã nhường chỗ cho những green back và giấy bạc của các ngân hàng tư (được gọi là National Bank); cả hai loại này đều không thể đổi ra vàng, nhưng có số lượng phát hành rất hạn chế. Do vậy, lượng tiền cung ứng của Mỹ bị ấn định ngặt nghèo nên không thể thích ứng được với những biến động trong buôn bán và cũng như đối phó với những cơn hoảng hốt thường xảy ra vì sự phá sản của các ngân hàng bang hoạt động không có luật lệ (thí dụ Bang Michigan, sau hai năm ban hành luật tự do ngân hàng đã có 40 ngân hàng bị phá sản).
Đồng đôla được ấn định vững chắc theo bản vị vàng
Vì Mỹ trong giai đoạn ấy cơ bản là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về tiền tệ gắn với mùa thu hoạch. Sau khi bán nông sản, tiền gửi của nông dân tại ngân hàng ở những vùng nông nghiệp tăng lên, khiến tiền ở các ngân hàng đô thị tại miền Đông trở nên khan hiếm. Hệ thống National Bank gồm những ngân hàng nhỏ riêng lẻ không thể có phương tiện để điều hòa tiền thừa tới chỗ thiếu, việc này chỉ thực hiện được ở một ngân hàng có nhiều chi nhánh. Hơn nữa, do không có một ngân hàng Trung ương cho vay vốn nên không có cách nào đáp ứng những biến động đó ngoài cách thay đổi mạnh lãi suất hoặc tuyên bố ngân hàng phá sản. Cùng với việc Ngân khố độc lập cạn dần vàng và không có luật lệ ngân hàng chặt chẽ, tình hình này đã dẫn đến những khủng hoảng thường xuyên và cực kỳ bất ổn định.
Một số người cho rằng, tình trạng bất ổn định là do thiếu vàng; lập luận này được những kẻ muốn dùng bạc làm cơ sở tiền tệ của Mỹ khai thác ''chiến dịch bạc tự do”.
Chiến dịch này do William Jennings Bryan phát động đòi tự do đúc tiền bạc và dùng nó làm đồng tiền chính thức. Sắc luật Bland - Allison ban hành năm 1878 quy định việc phát hành những chứng chỉ của Ngân khố bằng bạc (đến năm 1886 những chứng chỉ này trở thành tiền hợp pháp); còn sắc luật “Sherman Silver Act'' hầu như buộc Ngân khố phải mua toàn bộ sản lượng của các mỏ bạc ở Mỹ. Đến năm 1882 có một điều luật về các giấy chứng chỉ bằng vàng, nhưng cả hai biện pháp trên càng chẳng tạo ra được sự linh hoạt cho tiền tệ mà người ta mong đợi.
Hệ thống tiên này đã gây ra nhiều vấn đề đối nội cũng như đối ngoại. Do những biến động về nhu cầu thanh toán ở trong nước chỉ có thể đáp ứng được bằng những giao dịch về vàng trên thị trường Quốc tế; những giao dịch đó lại tạo ra sự bất ổn định trong hệ thống tiền tệ Quốc tế. Điều đặc biệt này đã xảy ra vào năm 1893, khi người ta sợ Mỹ sẽ không thực hiện cam kết thanh toán nợ của Chính phủ bằng vàng; mà thay vào đó, dùng bạc để thanh toán vì lúc đó giá bạc Quốc tế đang hạ. Nỗi lo sợ đó đã làm cho vàng từ Mỹ chạy ra ngoài và các ngân hàng phá sản tràn lan.
Thành lập hệ thống ngân bàng dự trữ Liên bang
Tình trạng chảy máu vàng đó đã được chặn lại bằng Gold Standanl Act (Sắc lệnh Bản vị vàng) ban hành năm 1900, quy định đồng đôla tính theo giá vàng và buộc các ngân hàng tư dùng vàng để đảm bảo số tiền giấy đã phát hành. Từ 1899 đến 1910, dự trữ vàng của công chúng lẫn của Ngân khố tăng lên gấp ba. Phần nằm trong tay Mỹ số vàng dùng vào mục đích tiền tệ của toàn Thế giới đã tăng từ 15% lên 30%, vào lúc mà nhiều nước khác (Áo, Hung, Nga, Nhật) cũng áp dụng chế độ bản vị vàng. Do việc cung ứng vàng trên Thế giới giảm đi nên việc tích vàng vào Mỹ lại gây nhiều trở ngại hơn là việc chảy máu vàng; chủ yếu vì một khi vàng đã vào Ngân khố thì không thể rút vàng ra được trừ trường hợp bù đắp cho thiếu hụt trong cán cân thanh toán mà lúc đó Mỹ lại bội thu. Do Ngân khố có chế độ độc lập nên không thể dùng vàng để tạo ra tiền tệ hoặc là nguồn cuối cùng để cho vay.
Một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác năm 1907 đã làm cho các thà làm luật nhớ đến nhu cầu, phải có một thể chế quốc gia có thể đáp ứng được những biến động về nhu cầu thanh toán bằng một cách nào khác, chứ không phải là thu hút vàng từ nước ngoài vào. Cuối cùng thể chế này đã được thiết lập theo Federal Reserve Act (Sắc lệnh Dự trữ Liên bang) năm 1913.
Sắc lệnh này chia nước Mỹ thành 12 khu vực, mỗi khu vực có một Ngân hàng dự trữ Liên bang riêng, bắt đầu hoạt động vào ngày 2 - 11 -1914.
Các ngân hàng tư buộc phải gia nhập hệ thống này bằng cách mua cổ phiếu của các ngân hàng dự trữ Liên bang. Các ngân hàng này được phép phát hành một loại tiền giấy mới gọi là giấy bạc Dự trữ Liên bang và là đồng tiền chính thức cho mọi loại nợ, đồng thời là giấy nhận nợ của các ngân hàng lẫn của Chính phủ.
Loại giấy bạc mới này sẽ thay thế cho loại giấy bạc của các Ngân hàng tư ít nhất 40% số giấy bạc đó được bảo đảm bằng vàng, số còn lại được phát hành trên cơ sở các khoản thanh toán thương mại hoặc các tài sản khác có được do các ngân hàng thành viên tái chiết khấu. Việc hình thành đồng tiền này đã thỏa mãn nhu cầu co dãn của phương tiện thanh toán, tức nó có thể tăng hoặc giảm theo biến động trong mậu dịch và theo tình hình hệ thống ngân hàng. Nếu một ngân hàng thành viên thiếu vốn, nó có thể vay vốn bằng cách đem tài sản của nó chiết khấu để đổi lấy tiền của Ngân hàng dự trữ tại Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực.
Hội đồng quản trị của Ngân hàng dự trữ Liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và đặt trụ sở tại Washington D.C. Làm một nhiệm vụ khá khó khăn là giám sát các ngân hàng dự trữ Liên bang nằm trong tay và điều khiển bởi các chủ ngân hàng tư. Trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ không được quy định là thuộc về ai, song các chủ ngân hàng rõ ràng có tiếng nói quyết định.
Tuy nhiên, ray đã có hai điều kiện tiên quyết cho sự ngự trị sau này của đồng đôla trên Thế giới: Mỹ đã tích lũy được nhiều vàng của Thế giới, chính điều này đã buộc hệ thống tiền tệ Quốc tế phải chuyển sang chế độ bản vị vàng hối đoái; đã tạo ra được một đồng tiền quốc gia thống nhất do một cơ quan duy nhất phát hành và cơ quan này là nơi người ta phải bám vào để vay tiền.
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 đã làm suy yếu vị trí của Anh và đồng đôla bước vào thời kỳ sau chiến tranh với một tỷ giá so với vàng cao hơn tỷ giá của đồng bảng Anh. Hơn nữa kinh tế Mỹ, sau một thời gian suy thoái ngắn, đã phồn vinh trong thời kỳ gọi là "những năm 1920 sôi động" với máy thu thanh và ôtô.
Vốn đầu tư ồ ạt vào Mỹ, trước hết do tốc độ kinh tế tăng trưởng lớn và thị trường chứng khoán lên giá, và sau đó do lãi suất cao dùng để chặn thị trường chứng khoán lên giá, đã ảnh hưởng tai hại tới thị trường tài chính Quốc tế và phá vỡ mọi quan hệ tỷ giá giữa các đồng tiền. Cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1929 làm rất nhiều ngân hàng phá sản, vượt quá khả năng chống đỡ của Ngân hàng dự trữ Liên bang và sau đó giá trị đầu tư bị tụt cho toàn Thế giới rơi vào cơn suy thoái.
Hàng loạt ngân hàng trốn nợ sau cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán, chứng tỏ Hội đồng quản trị của Ngân hàng dự trữ Liên bang giám sát các ngân hàng quá kém và nó không điều hành nổi chính sách tiền tệ để ngăn ngừa sự phá sản của cả các ngân hàng quản lý tốt. Bằng một loạt biện pháp như quốc hữu hóa vàng, phá giá đồng đôla xuống mức tương đương 35 đôla một aoxơ vàng và Banking Act (Luật ngân hàng) năm 1935, cho phép Ngân hàng dự trữ Liên bang kiểm soát được chính sách tiền tệ; cuối cùng người ta đã lập được một chế độ có quyền lực và chức năng tương tự một ngân hàng Trung ương ở Châu Âu.
Do đó thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh Thế giới đã củng cố vị trí dự trữ lẫn hệ thống tài chính của Mỹ. Mỹ đã sẵn sàng gánh lấy vai trò của London làm ngân hàng của toàn Thế giới thì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. London không còn an toàn nữa, nước Anh từ chỗ là chủ nợ Quốc tế thành con nợ Quốc tế. Mỹ trở thành chủ nợ lớn nhất Thế giới. Bất kỳ một quốc gia nào cần mua hàng để tái thiết sau chiến tranh đều phải có đôla, và đồng đôla trở thành đồng tiền Quốc tế nổi bật nhất.
GS. JAN KREGEL