Tài liệu: Phần giải đáp câu đố và câu hỏi

Tài liệu
Phần giải đáp câu đố và câu hỏi

Nội dung

PHẦN GIẢI ĐÁP CÂU ĐỐ VÀ CÂU HỎI

I. TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA

1. Thời Cổ đại Hi Lạp người ta cho rằng: Trái đất đứng yên, mỗi ngày bầu trời quay một vòng xung quanh một cái trục xuyên qua trung tâm Trái đất. Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh chạy xung quanh Trái đất. Vào thế kỉ thứ hai sau công nguyên, nhà thiên văn học Hi Lạp Ptolémée đã đưa ra thuyết Trái đất là trung tâm vũ trụ. Thuyết này được gọi là hệ thống Địa tâm, được lưu truyền trên nghìn năm. Năm 280 trước công nguyên, nhà thiên văn Hi Lạp Aristarque ở Samos đã từng viết sách lập ra hệ thống Nhật tâm chứng minh là Trái đất và các hành tinh quay quanh Mặt trời; nhưng ý kiến táo bạo quá bị xem là xúc phạm trật tự của vũ trụ. Mãi hơn mười tám thế kỉ về sau, lấy lại hệ thống Nhật tâm của Aristarque, nhà khoa học Ba Lan Côpecnic (1473 - 1543) đã đưa ra những bằng chứng khoa học để phủ nhận thuyết Địa tâm. Côpecnic được lịch sử ca tụng là người đã ''bắt Trái đất chạy và cho Mặt trời đứng yên''. Chúng ta có thể tóm tắt ''hệ thống Côpecnic'' như sau:

+ Mặt trời và các sao đều đứng yên (ngày nay hiểu theo nghĩa tương đối).

+ Trái đất và các hành tinh đều chạy vòng quanh Mặt trời.

+ Trái đất vừa chạy vòng quanh Mặt trời vừa xoay tròn xung quanh mình mỗi ngày một vòng. Côpecnic đã nghiên cứu trên 30 năm để hoàn chỉnh cuốn ''Về sự vận hành của các thiên thể'' nhằm chứng minh thuyết của mình.

Thuyết của Côpecnic ngày càng được các nhà bác học sau này hoàn chỉnh, trên cơ sở học thuyết này mà nghiên cứu sâu về vũ trụ. Có thể nói ảnh hưởng của học thuyết Côpecnic ngày càng lan rộng ăn sâu cho đến ngày nay.

 2. Trong Thái dương hệ, ngoài Trái đất có vệ tinh là Mặt trăng, người ta còn tìm ra sao Hỏa có 2 vệ tinh, sao Mộc có 11, sao Thổ có 9 và 2 vòng khuyên, sao Thiên Vương có 5 vệ tinh, sao Hải Vương có 2 và vô số tiểu hành tinh ở khoảng giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Thời Côpecnic mới biết Thái dương hệ có 6 hành tinh (kể cả Trái đất). Thiên Vương được Hecsen (người Anh) phát hiện năm 1781, Hải Vương được Lơ Veriê. (người Pháp) và Ađams (người Anh) phát hiện năm 1846. Diêm Vương (hành tinh thứ 9) được các nhà thiên văn phát hiện vào năm 1930. Thời Côpecnic, mới chỉ phát hiện được sao Thổ là hành tinh xa Mặt trời nhất (cách khoảng 1,4 tỉ km). Sau này người ta biết được Thiên Vương ở cách xa Mặt trời 2,8 tỉ km. Hải Vương cách xa gần 4 tỉ km và Diêm Vương ở cách xa 5,9 tỉ km.

3. Trong khoảng không vũ trụ mênh mông, sự cao hay thấp không phân biệt rõ rệt. Do đó, cũng không ngạc nhiên khi đặt chân lên Mặt trăng, ta thấy Trái đất lại lơ lửng trên đầu chúng ta. Trên bầu trời nhìn từ Mặt trăng, Trái đất như một đĩa tròn có đường kính lớn hơn gấp 3 lần so với đường kính của Mặt trăng khi ta nhìn lên bầu trời từ Trái đất. Vào những đêm ''rằm của Trái đất'' nghĩa là những đêm mà ở Mặt trăng thấy Trái đất tròn vành vạnh như đêm rằm ta nhìn thấy Mặt trăng, thì ánh sáng của Trái đất tỏa xuống Mặt trăng mạnh hơn khoảng 90 lần so với ánh sáng của đêm trăng rằm chiếu xuống Trái đất (có thể đọc được sách in chữ nhỏ).

Text Box:  4. Dài thêm 1 km, kể ra cũng không là bao nhưng nhìn vào hình vẽ, ta thấy quỹ đạo của Trái đất lớn hơn nhiều và có cảm giác chiều dài của quỹ đạo cũng như thời gian mà Trái đất xoay quanh Mặt trời một vòng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng khi tính toán, ta được một kết quả bất ngờ, khiến ta tự hỏi hay là tính sai. Nhưng đó là sự thực.

Nếu bán kính của quỹ đạo Trái đất bằng R km (quỹ đạo này được coi như đường tròn), thì chiều dài của quỹ đạo là 2R km. Khi ta kéo dài bán kính thêm 1 km, chiều dài của quỹ đạo mới sẽ là 2π (R + 1) - (2π R + 2π)km, như vậy quỹ đạo mới chỉ đại thêm là 2πkm hay là ≈ 6, 1/4km.

4. Điều này không làm ảnh hưởng lắm đến thời gian mà Trái đất phải chuyển động trong 1 năm. Thật vậy, tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời là 30.000 m/giây. Như vậy thời gian chỉ tăng có gần 1/5giây.

5. Từ điểm cực Bắc của Trái đất, bất cứ ta đi theo hướng nào cũng đều là hướng nam cả. Những lều của các nhà thám hiểm ở Bắc cực có các cửa chỉ quay về hướng Nam. Cũng vậy, từ Nam cực hướng khởi hành của nhà thám hiểm đều đi về hướng Bắc.

6. Ở điểm cực Bắc của Trái đất, vào mùa hè khi Mặt trời luôn luôn chuyển động song song với đường chân trời, thì một ngày (24 giờ), chiều dài của bóng người không thay đổi.

7. Ta đã biết trục Trái đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 6605. Trong khi di chuyển trên quỹ đạo do Trái đất lần lượt ngả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt trời, nên sinh ra các mùa. Nếu trục Trái đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, thì góc chiếu từ Mặt trời đến từng vùng Trái đất (trong một năm) không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau. Vùng ôn đới lúc đó quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm lúc nào cũng bằng nhau. Ở vùng nhiệt đới, khí hậu không thay đổi gì đáng kể so với khí hậu hiện nay (luôn luôn nóng). Riêng vùng cực quanh năm có ánh sáng (những buổi sáng vĩnh cửu) và khí hậu đỡ khắc nghiệt, dịu đi nhiều.

II. SÔNG NGÒI TRÊN THẾ GIỚI

1. Đó là sông Ural. Tả ngạn nằm ở châu Á và hữu  ngạn thuộc về đất của châu Âu. Sông này bắt nguồn từ dãy núi Ran và đổ vào biển Caspian và được coi như biên giới tự nhiên của 2 châu lục này.

2. Đó là sông Côngô thuộc Trung Phi.

3. Đây là loại sông miền đồng bằng. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên dòng sông thường uốn khúc, nước chảy chậm. Trên bản  đồ, dòng sông này biểu hiện có màu xanh thẫm, nét đậm và nhiều khúc uốn như hình móng ngựa.

III. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI

1. Trong chuyến thám hiểm năm 1520, sau khi vượt qua eo biển ở cực Nam lục địa Mĩ (đời sau lấy tên nhà thám hiểm vĩ đại này đặt cho eo biển), Fernando Magellan đã cho đoàn tàu đi vào một đại dương mênh mông, rộng lớn nhưng hầu như gió lặng, sóng yên, và đoàn tàu đã đi thẳng một mạch tới quần đảo Philipin. Vì vậy, đại dương này đã được ông đặt cho cái tên là Thái Bình Dương.

2. Đó Là: Bạch hải (1) thuộc Bắc Băng Dương; Hắc hải (2) thuộc Địa Trung Hải, Hồng hải (3) thuộc Ấn Độ Dương; Hoàng hải (4) thuộc Thái Bình Dương.

3. Địa Trung Hải  là chiếc ''gương'' soi chung của châu Âu, châu Phi, châu Á.

4. Eo biển Bêring nối liền biển Sukhốtxki và biển Bêrinh, nối liền Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, ngăn cắt bán đảo Sukhốtxki và Alasca, châu Á và châu Mĩ, Liên Xô (cũ) và Hợp chủng quốc Hoa Kì.

5. Dòng sông này thuộc Đại Tây Dương và thường được gọi là hải lưu nóng Gulf Stream (dòng nước vùng vịnh) bắt đầu xuất hiện từ phía nam bán đảo Floriđa, thuộc vịnh Mêhicô, chảy quanh vịnh này rồi ngược lên phía bắc, dọc bờ biển lục địa Bắc Mĩ tới bờ đảo Niu Phaolen thì chuyển dòng sang phía Đông, tới ven miền Tây Bắc châu Âu thì chia làm 2 nhánh: một ngược lên phía Bắc len lỏi được vào một phần của Bắc Băng Dương và một nhánh chảy xuôi về phía Nam, dọc bờ biển miền Tây Âu.

6. Biển Đỏ (Hồng Hải), một trong những biển của Ấn Độ Dương. Phần lớn biển này nằm ở vùng chí tuyến Bắc khô nóng và 2 bên bờ là sa mạc rộng lớn.

7. Đó là biển Bantich. Ngoài địa phận hải giới của LB Nga, Ban tích còn là hải giới của các nước Lítva, Látvia, Extônia, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, CH Liên bang Đức và Ba Lan.

8. Biển san hô nằm ở phía Đông Bắc bờ biển Australia, có diện tích khoảng 4,8 triệu km2.

9. Đó là biển Sargasses (Xácgat - rong biển) nằm ở phía Tây Đại Tây Dương. Chính hải lưu Gulf Stream với lực li tâm khi chảy từ Tây sang Đông, đã dồn những khối rộng lớn (gọi là rong đuôi ngựa) nổi lềnh bềnh trên mặt đại dương, ngoài khơi Floriđa, rộng 6.000.000 km2 và là vùng lặng gió ở giữa hải lưu Gulf Stream, nhiệt độ trên bề mặt từ 20 - 280C, nhiệt độ theo chiều sâu là 180C ở 200m và 170C ở 400m.

10. Như chúng ta đã biết, chạy dài từ Bắc xuống Nam dọc theo châu Á, phần phía Đông châu lục này tồn tại nhiều dãy núi cao nằm ngay sát bờ biển. Do vậy, Thái Bình Dương chỉ nhận được lượng nước sông chảy trên bề mặt đất liền khoảng 20%, trong khi đó, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương nhận được nước của các con sông khoảng 53%.

11. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đại dương thống nhất coi vực sâu Marian thuộc miền trung bộ Thái Bình Dương là điểm sâu nhất thế giới với 11.034m, và các nhà địa mạo coi đỉnh núi Chômulungma là đỉnh cao nhất thế giới với 8.848m. Độ chênh lệch của 2 điểm này là 19.882m.

12. Biển Aran (Trung Á) cao hơn mực nước biển của đại dương là 53m. Trái lại thấp hơn mực nước đại dương 28m là biển Caspian. Biển Chết (Tây Á) còn thấp hơn nữa, với 392m.

13. Đó là Biển Chết ở miền Tây Á. Nước ở biển này có hàm lượng muối rất cao, đạt tới 260%. Tức là gấp 7,5 lần hàm lượng muối trung bình của các biển khác trên thế giới.

14. Đó là Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất trong 4 đại dương thế giới, có diện tích khoảng 180 triệu km2.

 15. Bắc Băng Dương, với diện tích 13 triệu km2, là đại dương nhỏ nhất trong 4 đại dương của thế giới.

16. Vịnh Bengan rộng 2.200.000km2 và vịnh Mêhicô 1.500.000km2.

17. Biển Caspian rộng 350.000 km2.

            18. Đại Tây Dương rộng 90 triệu km2, Ấn Độ Dương 76 triệu km2.

19. Mở rộng các hải cảng trên mặt biển có Ria Đê Gianêrô, Tôkiô, La Hay, dự án Nôva Noa (của Hoa Kì) là khai thác dầu mỏ, quặng mỏ ở ngoài biển khơi; thành phố biển của Anh (tại Bắc hải, dự kiến có số dân từ 25.000 người tới 200.000 người), của Hoa Kì (Tritơn xiti với hàng chục nghìn người, Têtra xiti với 1 triệu dân), Nhật Bản (thành phố đại đương sẽ có hàng triệu dân).

IV. ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁT ĐẤT

1. Hươu cao cổ sống ở rừng xavan và thảo nguyên châu Phi.

2. Voi, sống ở miền rừng nhiệt đới châu Phi và châu Á.

3. Cá voi, thường thấy ở vùng biển Nam cực, bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

4. Chuột túi (Cănguru) chỉ có ở đại lục Australia.

5. Đà điểu sống chủ yếu ở sa mạc Châu Phi. Loại đà điểu có trọng lượng nhỏ hơn cũng còn thấy ở Australia và Châu Mĩ.

6. Chim cánh cụt ở châu Nam cực.

 7. Lạc đà, ở sa mạc châu Á và châu Phi.

V. NHẬN BIẾT CÁC QUỐC GIA TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI

1. Ở châu Âu có Lucxembua, Vatican, Mônacô, Xan Marinô, Anđôra.

- Ở châu Á có Xingapo.

- Châu Mĩ: Goatêmala

2. Aixơlen (Băng đảo) châu Âu, thủ đô Rêkiavich rằm ở vĩ tuyến 6402 B.

3. Thủ đô Oenlintơn thuộc  Niu Dilen,  vĩ tuyến 4103 N đại lục Australia.

4. Đó là các quốc gia tí hon: Cộng hòa Xan Marinô diện tích 61km2 nằm ở sườn Đông dãy Apennin trên bán đảo Italia; công quốc Lixtenstai: 151km2, nằm ở vùng biên giới Áo - Thụy Sĩ: công quốc Mônacô, trên vùng biên giới Pháp - Italia bên bờ Địa Trung Hải: 1,9km2; Vatican, là quốc gia nhưng thực chất là cơ quan tối cao của Thiên chúa giáo nằm ở phần Tây thủ đô Rôma: 0,44 km2.

5. Sông Nigiê với nước Nigiê, sông Côngô và nước Côngô, sông Xênêgan và nước Xênêgan, sông Urugoay với nước Urugoay, sông Paragoay với nước Paragoay, sông Gămbia với nước Gămbia.

6. Thủ đô Rêkiavich thuộc Aixơlen (Băng đảo).

Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt của người dân và hoạt động của sản xuất công nghiệp là nguồn nhiệt vô tận của suối nước nóng, nước ngầm.

7. Đó là nước Thụy Sĩ. Sông Ran chảy ra Bắc hải, sông Rôn chảy ra Địa Trung hải, sông Đanuýp chảy ra Hắc hải, sông Pô chảy ra biển Ađriatich.

8. Ngoài các nước lấy tên sông đặt cho tên nước ở châu Phi kể trên, còn có Xômali (bán đảo Xômali), Sát (hồ Sát),  Kênia (núi Kênia), Ghinê (vịnh Ghi nê).

9. Đó là Vương quốc Anh, Ailen, Đan Mạch, Mônacô, Xan Marinô, Bồ Đào  Nha.

10. Nước Côlômbia, để tưởng nhớ tới nhà hàng hải châu Âu chính thức đầu tiên đặt chân tới đất châu Mĩ là Crixtôphôrô Côlômbô.

Nước Bôlivia để ghi nhớ tên tuổi Ximon Bôliva (Simeon Bolivar), người anh hùng đã có công giải phóng các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Nam Mĩ để lập ra các nước độc lập Vênêduêla, Êcuađo, Côlômbia, Pêru và Bôlivia.

11. Nước cộng hòa Libêria (có nghĩa là tự do) thành lập năm 1847. Trên quốc huy nước này có hình chiếc thuyền buồm thả neo, cây dừa, cái cày và dòng chữ “Tình yêu tự do đã dẫn chúng tôi tới đây”.

12.  Mười nước có dân số lớn nhất và nhỏ nhất thế giới (tính đến năm 1990):

Nước

Dân số (người)

Nước

Dân số (người)

Trung Quốc

1.120.000.000

Vatican

1.000

Ấn Độ

831.000.000

Nauru

8.000

Hoa Kì

251.000.000

Tuvalu

10.000

Inđônêxia

175.000.000

Anđôra

20.500

Liên bang Nga

150.000.000

Xan Marinô

22.000

Braxin

145.000.000

Lixtenstai

26.000

Nhật Bản

124.000.000

Mônacô

28.000

Nigiêria

109.000.000

Xanh Crixtôphe và Nơvi

50.000

Bănglađét

107.000.000

Kiribati

61.000

Pakixtan

105.000.000

Xâysen

70.000

 

 

Mười nước có diện tích lơn nhất và nhỏ nhất thế giới:

Nước

Diện  tích (km2)

Nước

Diện  tích (km2)

Liên bang Nga

17.070.000

Vatican

0,4

Canađa

9.975.000

Mônacô

2

Trung Quốc

9.600.000

Nauru

21

Hoa Kì

9.390.000

Tuvalu

25

Braxin

8.500.000

Xan Marinô

61

Australia

7.700.600

Lixtenstai

160

Ấn Độ

3.280.000

Xanh Crixtôphe và Nơvi

261

Áchentina

2.800.000

Mandivơ

300

Xuđăng

2.506.000

Manta

316

Angiêri

2.380.000

Grênađa

344

13. 31 quốc gia không có hải giới, bao gồm:

Châu Âu:

10 nước: Anđôra, Áo, Hungari, Lixtenstai, Lucxembua, Xan Marinô, Thụy Sĩ,                     CH Séc, CH Xlôvakia, Vatican.

Châu Phi:

14 nước: Bôtxoana, Burunđi, Trung  Phi, Buốc kina Pha xô, Lêxôthô, Malauy, Mali, Nigiê, Uganđa, Ruanđa, Xoadilen, Sát, Dămbia, Dimbabuê.

Nam Mỹ:

2 nước: Bôlivia, Paragoay.

Châu Á:

5 nước: Apganixtan, Bu tan, Lào, Mông Cổ, Nê pan.

VI. CÙNG TÊN NHƯNG KHÁC VỊ TRÍ

1. Đảo Châu Âu nằm ở eo biển Môdămbích thuộc Ấn Độ Dương. Mũi châu Âu nằm ở phía Nam bán đảo Pirênê.

2. Hai eo biển mang tên Đan Mạch nằm ở 2 địa điểm sau:

a) Giữa Băng đảo và Groenland thuộc Đại Tây Dương.

b) Nằm giữa các đảo thuộc nhóm các đảo Bắc cực, địa phận Canađa.

3. Phần đất hữu ngạn của sông Vixoa (Vixtuyn), đoạn qua thủ đô Vácsava (Ba Lan) mang tên khu Praha.

4. Vùng Tây Bắc sơn nguyên Pamia, thuộc dãy núi Pin đệ nhất có đỉnh núi mang tên Matxcơva.

5. Hòn đảo Pháp nằm ở biển Groenlan, ven đảo Groenland.

6. Mũi Bêlinhaoden nằm ở phía đông bờ biển thuộc đảo Xakhalin (Nga).

7. Cũng thuộc biển Groenland, gần bờ đảo Groenland.

8. Eo biển mang tên Áo nằm giữa quần đảo Phrăngxoa Giôdép.

9. Vịnh Baican nằm ở phía Bắc đảo Xakhalin.

10. Ở Đông Nam châu Phi, trên bờ Ấn Độ Dương.

11. Vịnh châu Mĩ nằm ở biển Nhật Bản.

12. Đảo châu Á là một bộ phận thuộc quần đảo Inđônêxia trong Thái Bình Dương.

13. Mũi châu Phi nằm ở phía Đông bán đảo Camsatca thuộc Nga.

14. Để tưởng nhớ tới quê hương mình, những người Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ trong thời đi xâm lấn hoặc khám phá các vùng đất mới thường đặt tên cho các địa phương mới bằng các địa danh có ở quê hương mình: Dilen là một hòn đảo ở gần bán đảo Giútlan thuộc Đan Mạch ngày nay. Calêđônia, tên gọi cũ của xứ Êcốt. Hêbrit, tên hòn đảo ở gần bờ biển phía Bắc nước Anh. Ioóc là tên thành phố ở phía Đông nước Anh. Oócclêăng, thành phố ở phía Nam  Pari nước Pháp.

VII. CÁC CHÂU LỤC

Châu Âu:

1. Bán đảo Xcanđinavi được bao bọc bởi 2 đại dương là Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương cùng 4 biển là Baren, NaUy, Biển Bắc và Ban tích. Trong khi bán đảo Ban căng bao bọc bởi Đại Tây Dương (Địa Trung Hải là một bộ phận của Đại Tây Dương) và các Biển Đen, Macmara, Êgiê, Iôni và Adriatich.

2. Đó là sông Đanuýp.

3. Đó là các thành phố Buđapét (Hungari), Bucarét (Rumani), Viên (Áo)

4. Buđa là khu vực cổ kính của thành phố, nằm ở vùng đất cao và thuộc hữu ngạn sông Đanuýp, còn khu vực Pét nằm ở vùng đất thấp tả ngạn. Nối liền 2 phần của thành phố này có nhiều cầu đẹp vào loại nhất châu Âu bắc ngang qua dòng sông xanh này.

5. Đó là sông Đanuýp. Dòng sông này bắt nguồn từ vùng núi Thụy Sĩ và các phụ lưu thượng nguồn từ miền núi biên giới CHLB Đức, CH Séc. Dòng sông chảy qua lãnh thổ các nước như CHLB Đức, Áo, Hungari, CH Séc, CH Xlôvakia, Nam Tư, Bungari, Runani, Ucraina.

6. Phần lớn lãnh thổ của Đan Mạch nằm trên bán đảo Giutlan, còn thủ đô là Côpenhaghen lại nằm ở hòn đảo Xilen (Seeland).

7. Miền đất cao phía Đông, điểm cao nhất của nước này là 322m trên mực nước biển.

8. Cho tới  nay, hải cảng sầm uất nhất thế giới là Rôtecđam thuộc Hà Lan, đã vượt xa về khối lượng hàng chuyên chở so với Amxtecđam (cũng của Hà Lan) hoặc Niu Ioóc (Hoa Kì).

9. Bán đảo Apennin và hòn đảo Xixin.

10. Băng đảo là quốc gia không có địa giới với bất cứ một quốc gia nào. Những quốc gia ở châu Âu có địa giới chỉ tiếp giáp với một nước khác là Vương quốc liên hiệp Anh, Ai len, Đan Mạch, Bồ Đào Nha. Những quốc gia có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước là Pháp, Áo, CHLB Đức, LB Nga.

11. Ôxtrava, thành phố luyện kim đen nổi tiếng của CH Séc.

12. Đó là Băng đảo (Aixơlen): lòng đất là suối nước nóng và dung nham núi lửa nhưng trên mặt đất là băng vĩnh viễn phủ kín địa hình.

13. Đó là thành  phố thủ đô Pari nước Pháp. Tên gọi tháp khổng lồ là tháp Ephen (Eiffel) do tên của kiến trúc sư nổi tiếng AG.Ephen (A.G. Eiffel) đã dựng tháp.

14. Nước Thụy Sĩ, khoảng 70% dân số nói tiếng Đức, 20% - tiếng Pháp và 10% - tiếng Italia và một số thổ ngữ khác.

15. Hình 1 là bán đảo Xcanđinavi, hình 2 là Băng đảo (Aixơlen), hình 3 là bán đảo Apennin và đảo Xixin, hình 4 là Xixin và hình 5 là Anh quốc.

Châu Á:

1. Đó là bán đảo Triều Tiên (H.1), đảo Xicôcư và Hônsu thuộc Nhật Bản (H.2), bán đảo Ấn Độ (H .3), đảo Xumatra (H .4), đảo Tân Ghinê (H .5).

2. Trên lãnh thổ của LB Nga, miền đông khu Camsatca có ngọc núi lửa cao nhất đại lục Á - Âu là Clusép 4.750m.

3. Hình 6 là đảo Xakhalin, nằm ở phía Đông Bắc nước Nga. Hình 7 là các bán đảo Trung - Ấn thuộc Đông Nam châu Á.

4. Thuộc khối núi Pamia: đỉnh núi ở độ cao 7000m, có mùa đông vĩnh cửu, trong khi ở chân núi lại có nhiệt độ, phong cảnh mùa hè. Khối núi này được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới''.

5. Có khoảng 20 núi lửa vẫn đang hoạt động ở mức độ khác nhau trong miền núi Camsatca.

6. Đó là cao nguyên Trung Sibérie được giới hạn bởi sông Enixây (ở phía Tây) và sông Lêna (ở phía Đông), phía Tây giáp với đồng bằng Tây Sibérie, phía Đông giáp các dãy núi Đông Sibérie và phía Nam là các dãy núi Trung Á.

7. Bán đảo Camsatca. Phía đông được ảnh hưởng của hải lưu nóng Kurôsivô.

Châu Phi:

1. Lãnh thổ của châu Phi đồng thời trải ra ở các nửa cầu: Bắc, Nam, Đông, Tây.

2. Đó là khối núi cao Kilimangiarô thuộc Kênia, cao trên 5900m.

3. Do ảnh hưởng của dòng nước nóng Môdămbich (phía Đông - Nam châu Phi) chảy từ Bắc xuống Nam và dòng nước lạnh Benguêla (phía Tây - Nam châu Phi) chảy từ Nam lên Bắc.

4. Đảo Mađagaxca thuộc Đông – Nam châu Phi.

5. Có thể kể ra các đảo: Groenland: 2,1 triệu km2, Tân Ghinê (Úc - Inđônêxia): 785.000 km2, Calimantan (Malaixia - Inđônêxia): 736.000 km2, Mađagaxca: 592.000 km2.

Châu Mĩ:

1. Amêrica là tên châu Mĩ hiện nay và được đặt theo tên một nhà hàng hải và địa lí nổi tiếng người Italia là Amêrigô Vexpusi. Ông là người đầu tiên đã xác định rằng lục địa mà Côlômbô tìm ra năm 1492 không phải là Trung Quốc mà là một ''lục địa mới''. Năm 1510, tại thành phố Kơn lần đầu tiên từ 'Terra Amêrica'' được dùng để gọi vùng đất phía Nam của châu Mĩ hiện nay. Chẳng bao lâu, địa danh này đã được dùng trong các tài liệu địa lí, bản đồ và quả cầu. Sau đó, nhà địa đồ học nổi tiếng Mercator (Méccato) đã dùng từ này để chỉ tất cả châu Mĩ cả phần Bắc lẫn phần Nam.

2. Có 4 con sông lớn trên thế giới vượt sông Mississippi về lượng nước là Amadôn (Nam Mĩ), Côngô (châu Phi), sông Hằng, Bramaput và Trường Giang (châu Á).

Lượng nước trung bình đổ ra biển ở hạ lưu sông Amadôn xấp xỉ 120.000 m3/giây, gấp 6 lần so với Mississippi.

3. Đó là ngọn núi lửa nổi tiếng thế giới, có  tên Ixancô.

4. Hình 1 là bán đảo Floriđa (Bắc Mĩ), hình 2 là bán đảo Labrađo (Bắc Mĩ).

5. Miền Hồ Lớn hay Ngũ hồ (5 hồ) thuộc Bắc Mĩ là biên giới giữa Hoa Kì và Canađa đã được ví như Địa Trung Hải của châu Mĩ.

6. Hình 3 là đảo Cuba và hình 4 là đảo Groenland.

7. Sẽ khô khan và diện tích sa mạc sẽ rộng hơn trên toàn lục địa. Trừ phía Nam ở những vĩ tuyến thấp có khí hậu ẩm hơn vì ảnh hưởng của gió mậu dịch.

8. Nếu thay đổi hướng của hình tam giác Nam Mĩ, khí hậu ở đây sẽ giống như Bắc Mĩ, nghĩa là diện tích khí hậu ôn đới sẽ chiếm phần chủ yếu và một phần rất nhỏ là cận nhiệt đới.

Lục địa Australia:

1. Đó là sông Mơ rây, thuộc lục địa Australia, dài 1632km nhưng phụ lưu của nó là sông Đaclinh lại dài những 2830km.

2. Đó là hồ nước mặn Airơ (Eire) nằm ở miền Nam lục địa Australia, trong một hoang mạc rộng lớn. Mặt hồ này rất thấp, nằm dưới mực nước của đại dương khoảng 12m. Diện tích lưu vực của hồ rất khó định một cách chính xác vì sự chênh lệch giữa 2 mùa trong năm: về mùa mưa, diện tích hồ lên tới 15.001km2 và mùa khô diện tích hồ thu hẹp lại như một hồ chứa: nước nhỏ.

3. Đảo Cănguru (chuột túi) nằm ở ngoài  khơi lục địa Australia.

4. Chiều dài Bắc - Nam của  lục địa Australia là 3200 km, chiều Tây - Đông là 3800km. Nếu so với châu Âu, chiều Bắc Nam bằng từ Bắc bán đảo Xcanđinavi tới thành phố thủ đô Hi Lạp và Aten, còn chiều Tây - Đông bằng từ thủ đô Tây Ban Nha là Madrit tới bờ sông Vônga.

5. Có thể giải thích hiện tượng bán sa mạc và sa mạc là chủ yếu ở đại lục Australia như sau:

Khác với lục địa Á - Âu, Mĩ và cả Phi, địa lục Australia có một hệ thống bờ biển ít bị chia cắt nhất và do vậy ảnh hưởng của đại dương rất khó lọt vào sâu trong lục địa.

- Dãy núi phía Đông như bức thành ngăn cản ảnh hưởng của gió mậu dịch và khí ẩm của biển đi vào sâu lục địa.

- Phần lớn lãnh thổ của đại lục này ở vĩ tuyến 150 - 300 Nam, thuộc vành đai sa mạc của nửa cầu Nam.

Lục địa Nam cực:

1. Lục địa Nam cực là vùng đất vòng quanh Nam cực, còn châu Nam cực thì gồm lục địa Nam cực và những đất phía Nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, cụ thể là các biển Oétđơn, Rôxơ, Amunxen, Bêlinhaoden.

2. Đại lục Nam cực được tìm ra năm 1820 và là thành tích của đoàn thám hiểm của nhà bác học người Nga là Ph. Ph. Bêlinhaoden và M.P. Ladarép. Từ đó tới nay, đại lục này đã được nhiều nhà bác học khác thám sát và tìm ra nhiều điều mới lạ. Nay, đại lục này là tài sản chung của cả nhân loại.

3. Bắc cực có gấu trắng và voi biển. Nam cực có chim cánh cụt và cá voi.

4. Khối băng khổng lồ nằm trên đại lục Nam cực không dày thêm lên qua nhiều năm tuyết rơi bao phủ và lượng bốc hơi nhỏ, là vì khối băng đủ lớn nhưng vẫn mang đặc tính dẻo, dễ gẫy vỡ. Vì vậy, tuy chậm chạp và không rõ nét, nhưng khối lượng  băng nhất định dần dần bành trướng, mở rộng và kéo dài tới các biển bao quanh, biến thành thềm băng, vách băng chắn sau đó đứt rời hẳn khối băng trên lục địa và thành ra những tảng băng trôi về phía Bắc.

Ở phía Nam châu Phi và Nam Mĩ, người ta vẫn  thấy các núi băng trôi về nhất là trong mùa hè của nửa cầu Nam.

5. Năm 1839 - 1843 nhà thám hiểm địa cực người Anh là Giêm Rôxơ điều khiển 2 chiếc tàu có tên Êrơbuxơ và Tero để nghiên cứu miền duyên hải lục địa Nam cực và đã phát hiện 2 ngọn núi lửa lớn ở đây. Để ghi nhớ việc này, ông đã đặt cho 2 ngọn núi lửa tên của 2 con tàu trong đoàn thám hiểm.

6. Ngày 24 - 8 -1960, trạm nghiên cứu khoa học “Phương Đông” (Vôxtốc) của Liên Xô cũ đặt ở lục địa Nam cực đã ghi được nhiệt độ thấp nhất ngoài không khí trên mặt đất liền là -8803C. Với nhiệt độ này dầu hỏa sẽ đóng băng, không đốt cháy được, thép cũng thành giòn và dễ gẫy. Để làm việc được trong điều kiện giá buốt này, 12 nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã được trang bị loại quần áo chống lạnh đặc biệt, mặt nạ bảo vệ và dụng cụ đặc biệt để quan sát ngoài trời.

7. Ở nửa cầu Bắc, nhiệt độ thấp nhất ghi được là ở một địa điểm thuộc miền Đông Sibérie là Oamêcôn là -710. Ở lục địa Nam cực, trạm nghiên cứu khoa học ''Vôxtốc'' của Liên Xô (cũ) đã ghi được trong tháng 8 - 1960 nhiệt độ thấp nhất là -8803. Biên độ giữa 2 điểm cực lạnh của Trái đất là -1703.

Về mùa hạ, trạm ''Vôxtốc'' ghi được nhiệt độ cao nhất là 170 và tại Oamêcôn là 290C.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/263-26-633348799693105829/Dia-ly-giai-tri/Phan-giai-dap-cau-do-va-ca...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận