Tài liệu: Trò chơi địa lý

Tài liệu
Trò chơi địa lý

Nội dung

Địa lý giải trí

Trong việc dạy và học môn địa lý ở trường phổ thông, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức theo nội dung sách giáo hhoa mà cần phải có nhiều hoạt động khác để giúp học sinh dễ học, dễ nhớ và nắm vững kiến thức. Các trò chơi địa lí, nhũng câu đố và câu hỏi, các bài đọc thêm, v.v... (được trình bày trong chuyên đề này) là những hình thức phong phú hỗ trợ tích cực cho các bài giảng địa lí của giáo viên, ngoài ra còn giúp học sinh ''động não”, có óc tìm tòi, ''học mà vui”, để mở mang trí tuệ.

A - TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ

I. Ý NGHĨA CỦA CÁC TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ

Ai cũng rõ giá trị của sự hứng thú kích thích trong quá trình nhận thức. Trò chơi trong học tập, nếu được chuẩn bị một cách chu đáo, sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương của sách giáo khoa. Hơn thế nữa, nếu được sử dụng một cách hệ thống, với những hình thức phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Môn địa lí trong nhà trường có đối tượng, nội dung khá phong phú để có thể biên soạn và tổ chức trò chơi.

Chắc chắn những gợi ý dưới đây sẽ giúp đông đảo giáo viên vận dụng và sáng tạo thêm các hình thức trò chơi mới với nội dung chính xác, thích hợp với học sinh từng lớp, từng cấp học và phù hợp với thực tế địa phương.

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN CHÚ Ý KHI BIÊN SOẠN VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG BỘ MÔN ĐỊA LÍ

1. Phải phù hợp với trình độ của học sinh: Nội dung mang tính chất kích thích, thách đố, ganh đua.

2. Phục vụ trực tiếp cho bài giảng, cho chương trình học.

3. Câu hỏi và trò chơi phải ngắn, gọn, dễ hiểu.

III. THỜI GIAN VẬN DỤNG CÁC TRÒ CHƠI.

1. Sử dụng ngay trong giờ giảng, có thể dùng trong khâu kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới, trong quá trình giảng bài và trong khâu củng cố, ôn tập. Cũng có thể sử dụng trong bài ôn tập, kiểm tra sau mỗi chương mục quan trọng.

 2. Sử dụng trong các buổi ngoại khóa, dạ hội, tham quan, du khảo ngoài trời.

3. Phối hợp với các bộ môn khác có nội dung liên quan với địa lí (Lịch sử, Sinh học).

IV. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC CHUẨN BỊ TỔ  CHỨC TRÒ CHƠI

 1. Các mảnh bản đồ cắt rời (bản đồ trống hoặc tự nhiên, kinh tế, tổng hợp hoặc từng yếu tố) và có ghi sẵn các câu hỏi nêu dưới hoặc bên trên, để học sinh trả lời các câu hỏi đã đề ra nhằm củng cố các khái niệm địa lí đã học.

2. Các phiếu có ghi sẵn các câu hỏi và hình vẽ mang nội dung kiến thức về bản đồ, hoành đồ, thời tiết, khí hậu, v.v...

3. Các phiếu đã ghi sẵn nội dung mô tả các sự vật, hiện tượng địa lí nhưng không định rõ câu trả lời về đối tượng đó (mô tả đặt điều kiện tự nhiên, dân cư hoặc kinh tế một vùng nhưng không cho biết tên và địa điểm, v.v…).

4. Các lược đồ và đồ thị vẽ sẵn.

5. Bản đồ hoặc lược đồ có tranh ảnh đồ thị kèm theo.

V. CÁC HÌNH THỨC TRÒ CHƠI

1. Hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố

Thí dụ:

- Hãy kể tên một vài con sông lớn ở mỗi châu lục mà em biết?

- Vì sao có thể nói, nước là tài nguyên quý?

Hình thức này bao gồm các câu đố, các trò chơi (chơi ghép hình, nhận dạng địa hình, hình dạng các sông, đảo, hồ nước, hình ảnh các cảnh quan...), tìm yếu tố đúng, yếu tố sai trên bản đồ, có thể cho học sinh viết những đoạn văn mô tả có nội dung địa lí.

2. Hình thức trình bày kiến thức

Người chơi bốc thăm và trình bày hiểu biết của mình theo yêu cầu đặt ra của thăm, thí dụ: Hãy kể về những thuận lợi và khó khăn trong việc chinh phục sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Các câu hỏi được nêu ra đòi hỏi người trả lời phải có kiến thức tổng hợp về một vấn đề gì đó thuộc lĩnh vực địa lí. Các cuộc ''tọa đàm'', ''hội thảo khoa học'' của các nhà địa lí học trẻ tuổi cũng thuộc hình thức này.

3. Hình thức sưu tầm theo chuyên đề, kể cả các hình thức mang tính văn học. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ mang màu sắc địa lí, thiên văn, sưu tầm thơ ca, bài hát, truyện vui trích đoạn từ tác phẩm văn học. Giáo viên cho học sinh viết sổ tay địa lí để ghi lại các số liệu và các sự kiện mà các em đã sưu tầm và điều tra được, viết báo tường địa lí để trao đổi kinh nghiệm hoặc đố nhau những câu hỏi lí thú về địa lí, viết địa lí địa phương để ghi lại những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quê hương mình mà các em đã tìm hiểu.

4. Hình thức tham quan du lịch

Các cuộc tham quan đều có mục đích đặt ra mang nội dung địa lí, có ghi chép và tổng kết tại chỗ hoặc sau này. Hình thức này cần có nội dung tìm hiểu làm sáng tỏ những bài học địa lí. Về phương thức chơi tùy luật chơi đề ra, có thể từng cá nhân, có thể là tập thể theo nhóm, tổ.

VI. MỘT SỐ TRÒ CHƠI CỤ THỂ

Các trò chơi trong địa lí phải dựa vào kiến thức và kĩ năng về bản đồ. Cụ thể, có thể sử dụng các hình thức sau:

1. Phôtô copy hoặc cắt rời bản đồ với kích cỡ tùy thuộc ở mục đích dạy học (treo tường cho cả lớp xem, phân phát cho từng cá nhân, nhóm, tổ để kiểm tra). Đôi khi, giáo viên cũng cần vẽ thêm bản đồ hình thể để minh họa, có thể ghi thêm những đối tượng địa lí trên bản đồ, hoặc câu hỏi, số liệu thống kê, biểu đồ. Cần dán các mảnh bản đồ, hình vẽ trên bìa cứng để giữ được lâu.

Dưới đây là một số minh họa cụ thể:

- Các lược đồ hình thể các đối tượng địa lý (hình dạng một quốc gia, một đảo, bán đảo, dòng chảy một con sông, hình dạng một biển hoặc hồ), chú ý một vài nội dung chủ yếu để học sinh có thể đoán biết (kinh độ, vĩ độ): xem hình 1 (Là bán đảo nào trên thế giới có hình dạng sau), hình 2 (Tên sông, thành phố, kênh đào, đập, bể nước nào thuộc LB Nga), hình 3 (Là hình dạng 4 hồ lớn thuộc lãnh thổ Liên Xô (cũ). Cho biết tên 4 hồ đó?).

 

Giáo viên vẽ trên bảng các kí hiệu thường dùng trên bản đồ giáo khoa, rồi yêu cầu học sinh cho biết đây là những kí hiệu chỉ các khoáng sản nào, các ngành công nghiệp nào , v.v. (Hình 4, 5)

 (Chỉ sử dụng các kí hiệu đã được thống nhất trong nhiều bản đồ sách giáo khoa)

2. Ai là người đã đi du lịch nhiều nước trên thế giới. Trò chơi này thường được sử dụng trong sách giáo khoa địa lí về các châu lục trên thế giới hoặc địa lí kinh tế, xã hội thế giới . Sau khi dạy xong mỗi châu lục hoặc một khu vực (Bắc Âu , Đông Nam Á) ,trò chơi có thể tiến hành như sau :

- Giáo viên nêu tên một châu lục (châu  Á, châu Âu , châu Phi...); học sinh ghi tên một số quốc gia mà các em nhớ.

- Giáo viên nêu tên một quốc gia ; học sinh ghi tên thủ đô, núi , cao nguyên hoặc bình nguyên lớn , các sông ngòi , các khoáng sản và sản phẩm công nghiệp, các đới khí hậu và những nông sản chủ yếu mà các em biết. Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra viết cho cả lớp, thi xem em nào nhớ được nhiều nhất (có nhận xét và cho điểm)

3. Ai là người nhớ nhiều dịa danh nhất. Giáo viên nêu một địa danh quan trọng nào đó: học sinh phải xác định vị trí địa danh đó và nêu một vài chi tiết minh họa. Thí dụ : Matxcơva , thủ đô của L.B Nga, nằm trên đồng bằng Đông Âu , v.v… Những minh họa càng chi tiết, chính xác, câu trả lời đạt điểm càng cao.

4- Mô tả tập thể về địa lí tự nhiên, dân cư kinh tế một vùng, một khu vực, một quốc gia. Giáo viên có thể tiến hành như sau: nhóm học sinh này mô tả về một khu vực, nhóm học sinh kia nhận xét.

5- Ai là người nắm được nhiều khái niệm địa lí nhất của lớp. Khái niệm là một thành phần kiến thức hết sức cơ bản trong sách giáo khoa. Do vậy, trong giảng dạy, giáo viên phải tìm mọi phương pháp để các em nắm được những khái niệm đã xác định trong sách giáo khoa .

Giáo viên nêu các hiện tượng địa lí; học sinh mô tả : khí hậu xích đạo, nhiệt đới, sa mạc, tính chất hải dương và lục địa của khí hậu ; quảng canh và thâm canh ; du canh và du cư , v.v. . . Từ các biểu tượng địa lí, giáo viên giúp các em nắm được khái niệm .

6- Nêu những sự vật và hiện tượng địa lí tự nhiên, nhân văn, kinh tế đặc biệt nổi bật qua hình thức giáo viên nêu câu hỏi , học sinh tự trả lời vào giấy. Thí dụ  : núi cao nhất ở các châu, sô ng dài nhất ở các châu , thành phố cực Nam hoặc cực Bắc của các châu . . .

7- Xác định các miền tự nhiên trên thế giới. Giáo viên có thể sử dụng một bản đồ trống treo tường và kí hiệu hình vẽ các sự vật địa lí điển hình mắc sẵn ở một bảng các tông . Học sinh sẽ phải điền các kí hiệu , hình vẽ vào các miền tự nhiên mà giáo viên yêu cầu xác định : vùng xích đạo ở miền nào trên địa cầu , có những sinh vật điển hình gì , v.v…

8. Tổ chức giới thiệu về một quốc gia nhân ngày Quốc khánh Giáo viên có một bảng giới thiệu ngày Quốc khánh của một số nước trên thế giới (qua sưu tầm, qua lịch bàn, lịch túi , tạp chí, họa báo) . Chuẩn bị cho một số em (khoảng 10 học sinh) nắm khá đầy đủ về tự nhiên , dân cư, xã hội , kinh tế về nước được giới thiệu . Nhóm 10 học sinh là đại biểu của nước được giới thiệu ngồi trên chủ tịch đoàn , có cờ và quốc huy cũng như bản đồ và một số tranh ảnh về nước đó. Thầy giáo đóng vai trò điều khiển ; còn cả lớp là các phóng viên đặt câu hỏi cho chủ tịch đoàn trả lời . Đây cũng là một dạng ''Họp báo'' thu nhỏ.

9. Sắp xếp chữ theo các ô trống :

(Chỉ khi nào học sinh không điền được tên vào các ô trống, giáo viên mới gợi ý cho biết các địa danh được ghi mục này)

 

 


+ Những hình ảnh dưới đây là cảnh của các nước nào trên thế giới, và tên gọi của chúng?




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/263-26-633348786503423955/Dia-ly-giai-tri/Tro-choi-dia-ly.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận