Tài liệu: Tây Tạng - Chùa Đại Chiêu

Tài liệu
Tây Tạng - Chùa Đại Chiêu

Nội dung

CHÙA ĐẠI CHIÊU

 

Nắm 641 vua Tsongsen Khampo phái sứ giả đến kinh đô Trường An cầu hôn với công chúa vương triều nhà Đường,  khi ấy vua Đường Thái Tông đã đồng ý gả Văn Thành công chúa và tặng cho một tượng Phật Thích Ca bằng vàng, để tỏ ý tôn thờ tượng Phật đồng thời muốn lưu giữ bảo tồn quà tặng quý giá này nên vua Tritsong mới cho xây một ngôi chùa rất lớn, nay là chùa Đại Chiêu.

Chùa Đại Chiêu tiếng Tây Tạng có nghĩa là Giác Thương chính là chỉ nơi thờ Phật Thích Ca. Từ đó về sau, xung quanh chùa Đại Chiêu mới bắt đầu xây dựng các công trình phụ cận, hình thành đường xá mà hiện này tồn tại là đường Bát giác, đó chính là hình thái kiến trúc cổ của Lhasa. Lhasa là một cổ thành trên thảo nguyên có lịch sử hơn 1300 năm, văn vật cổ tích mười phần phong phú.

Đến thưởng lãm chùa Đại Chiêu, một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca bằng vàng, với những nét điêu khắc tinh xảo đầy tâm khí.

Vào thế kỷ thứ VII, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong thủy bèn ném chiếc nhẫn mình hay đeo và cho đổ đất vào hồ để khắc chế yêu nữ.

Hình ảnh ngôi đền như sự phản chiếu lại một phần lịch sử phức tạp của Tây Tạng với sự gợi nhớ hình ảnh đời sống và hôn nhân của các vương tử Tây Tạng. Đặc biệt gợi nhớ hình ảnh và công lao to lớn của hai vị công chúa nước ngoài trong việc đưa Phật Giáo vào Tây Tạng ở các tư tưởng, và quan trọng hơn là biểu tượng của Đức Phật: Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Cồ Đàm là tên gọi thời niên thiếu) vốn là của Trung Quốc và một bức tượng “Như Lai Bất Động” từ Ấn Độ. Đó là công chúa Văn Thành (Trung Quốc) và công chúa Bhrxit (Nêpan), hai người đều là vợ vua Tùng Tán Cương Bố - vị vua được xem là hiện thân của Quán Thế Âm. Nhân dân Tây Tạng yêu thích hai vị công chúa, gọi họ là “Bà hoàng Nêpan” và “Bà Hoàng Trung Quốc”.

Du khách đến với Lhasa chắc chắn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thành phố này: đường sá rộng rãi, nhà ở, khách sạn, xe cộ khá hiện đại...

Buổi sáng, rảo bước khắp một đoạn dài trên Bắc Kinh trung lộ vẫn chỉ thấy toàn là nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm của người Hán. Theo tài liệu gần đây, Tây Tạng là khu dân cư thuần nhất với hơn 90% dân số là dân tộc Tạng. Sẽ là một điều vô cùng thú vị khi du khách đến đây vào một buổi sáng mùa đông, được thưởng thức ly trà bơ trong quán nhỏ của người Tây Tạng. Những quán như thế thường nhỏ nhưng đông, khách tràn ra cả ngoài đường. Buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ (làm từ sữa bò yak) mùi hơi gây gây nhưng cái hậu ngọt, thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy ấm người hẳn. Bạn chỉ cần 1 tệ (2.000 đồng) là có thể ngồi uống mệt nghỉ. Mỗi bàn để sẵn một bình trà bơ nóng, uống hết chủ quán lại châm tiếp bình khác.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2756-02-633544977891406250/Du-lich-mien-dat-Phat-huyen-bi/Chua-Dai-C...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận