Tính phóng xạ giúp xác định niên đại như thế nào?
Mỗi nguyên tố phóng xạ có một xác suất nào đó để phân rã mỗi giây. Xác suất này là riêng cho nguyên tố đó và không đổi theo thời gian. Khi xem xét số nguyên tố phóng xạ có vào một thời điểm nào đó và so sánh số đó với số lúc đầu, người ta suy ra được số nguyên tố đã bị phân rã, tức thời gian đã trôi qua. Khó khăn là ước tính lượng nguyên tố có từ đầu. Trong tự nhiên, một số nguyên tố phóng xạ có mặt với số lượng không đổi vì chúng được tái tạo trong tầng cao của khí quyển. Các nguyên tố này, như cacbon hoặc oxy, là đối tượng trao đổi thường xuyên giữa các sinh vật với môi trường ngoài. Vì vậy, tỷ lệ giữa nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đồng đẳng ổn định của nó trong các mô sinh học giống với tỷ lệ được thấy ở môi trường ngoài. Cái chết đánh dấu sự ngừng trao đổi. Khi ấy các nguyên tố phóng xạ mất dần ở các mô sinh học. Do đó, phép đo chúng vào một thời điểm nào đó giúp xác định thời gian chết của cá thể, với một biên (lề) sai số nào đó vì số đo và vì cho rằng tỷ lệ giữa nguyên tố phóng xạ và nguyên tố bền là không đổi theo thời gian. Bốn loại nguyên tố được xét phổ biến nhất là cacbon 14, kali 40, thori 232 và urani 238. Chẳng hạn, cacbon 14 có thời gian phóng xạ là 5730 năm, thường hay được dùng cho những gì có liên quan với hoạt động của người, cho phép xác định niên đại cách đây khoảng 50.000 năm. Thời gian phóng xạ của kali 40 là 1,3 tỷ năm. Người ta có thể dùng nó để xác định niên đại của các khoáng vật núi lửa có tuổi từ vài trăm triệu đến một tỷ năm. Còn thori 232, có thời gian phóng xạ là 14 tỷ năm, đã góp phần xác định tuổi của Trái đất. Trên thực tế, vì luôn luôn phóng xạ nên nó là một bằng chứng hoàn hảo trong lịch sử của hành tinh chúng ta.