TẠI SAO BÊN TRONG ĐƯỜNG RAY CỦA CẦU ĐƯỜNG SẮT
LẠI PHẢI ĐẶT THÊM HAI THANH RAY?
Không biết bạn có biết được điều này không? Nếu như đi xe đạp nhanh không cẩn thận sẽ đột nhiên bị ngã, so với chạy bộ mà đột nhiên bị ngã thì đau gấp mấy lần. Thì ra đó là do nguyên nhân tích của trọng lượng cơ thể người và tốc độ xe đạp - trong vật lý gọi nó là động lượng, phải lớn hơn gấp mấy lần tích của trọng lượng cơ thể người và tốc độ chạy bộ. Nếu như tầu hoả chạy trên đường không may bị chệch ray thì sức phá hoại của tầu vừa nặng lại vừa nhanh này sẽ lớn biết bao! Gặp phải cây thì làm đổ cây, gặp phải nhà thì làm đổ nhà; Nếu như bị ở trên cầu của đường sắt thì dù kết cấu của cầu vừa to vừa dầy thì cũng khó mà tránh được hỏng hóc.
Do vậy, khi thiết kế cầu đường sắt, ngoài thân cầu bắt buộc phải chắc chắn, bảo đảm cho tầu chạy qua một cách an toàn, bình ổn ra thì trên mặt cầu còn phải có thiết bị an toàn phòng khi tầu hoả xảy ra sự cố trật bánh. Thiết bị an toàn này chính là đặt thêm một thanh ray sắt song song cạnh trong của đường ray, gọi là ray bảo vệ. Tác dụng của ray bảo vệ là: Nếu không may tầu bị trật bánh ở đầu cầu hoặc trên cầu, khi bánh xe bên phải rơi ra bên ngoài ray thì bánh xe bên trái sẽ được chặn chặt lại ở ray bảo vệ bánh xe bên trái, làm cho bánh xe rơi vào giữa ray và ray bảo vệ mà không làm nó tiếp tục chuyển động ngang. Cũng như vậy, nếu như bánh xe bên trái rơi ra ngoài ray, do tác dụng của đường ray bảo vệ, tầu hoả sẽ không tiếp tục chuyển động ngang. Phương pháp này không những đảm bảo được sự an toàn khi tầu chạy mà cũng tránh được cầu bị phá hỏng hoặc tai nạn lật tầu do tầu bị trật bánh khỏi đường ray.
Vậy thì có phải trên tất cả các cầu đường sắt đều phải đặt ray bảo vệ bánh không? Dựa vào quy định của ngành đường sắt ở Trung Quốc, chỉ trên những cầu đường sắt tương đối dài và thân cầu rất cao mới phải lắp đặt ray bảo vệ bánh xe.