Tài liệu: Tại sao máu nhân tạo có thể thay thế huyết tương tự nhiên?

Tài liệu
Tại sao máu nhân tạo có thể thay thế huyết tương tự nhiên?

Nội dung

TẠI SAO MÁU NHÂN TẠO CÓ THỂ

THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG TỰ NHIÊN?

 

Text Box:  Mọi người đều biết rằng sự sống của con người không thể tách rời máu. Nếu do bị ngoại thương hoặc phẫu thuật dẫn đến sự mất máu trong cơ thể thì tiếp máu là công đoạn không thể thiếu được. Hiện nay, nguồn gốc của huyết tương vẫn là lấy từ cơ thể khỏe mạnh của con người, nhưng khi gặp phải thiên tai hoặc chiến tranh, huyết tương tự nhiên rõ ràng sẽ cung cấp không đủ nhu cầu. Do vậy, các nhà khoa học, luôn hy vọng sẽ có phương pháp chế ra ''huyết tương nhân tạo''. Huyết tương nhân tạo được đưa vào ứng dụng lâm sàng đầu tiên là một chất có phân tử đường cao. Nhưng loại ''huyết tương nhân tạo'' này lại không mang oxy hay CO2 mà chỉ có thể dùng làm chất bổ sung cho huyết tương tự nhiên, tất nhiên phạm vi sử dụng là có hạn.

Một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra đã mở ra cánh cửa hy vọng cho việc nghiên cứu và chế tạo huyết tương. Vào một ngày giữa thu năm 1956 một nhà sinh học ở trường đại học bang Alabama của Mỹ, trong khi đang làm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, vô tình để một con chuột bạch dùng làm thí nghiệm rơi vào trong bình dung dịch chứa chất cacbon florua dùng để gây mê. Sau vài giờ con chuột đó tưởng đã chết ngạt lại vẫn sống bình thường. Qua nhiều lần nghiên cứu, nhà khoa học đã phát hiện ra dung dịch cacbon florua có khả năng hoà tan nhanh oxy, đồng thời còn giải phóng CO2, điều này rất giống với chức năng quan trọng vốn có trong máu người. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học ở các quốc gia, một bác sĩ người Nhật đã làm thí nghiệm, từ rất nhiều hợp chất cacbon florua, đã chọn ra một hợp chất vô hại đối với cơ thể người để làm thí nghiệm và phát hiện chất này giống máu trong cơ thể người và có khả năng vận chuyển cung cấp oxy, thải CO2 qua phổi. Năm 1979, hợp chất cacbon flolua được dùng làm chế phẩm thay thế máu tự nhiên, ứng dụng lâm sàng đầu tiên trên cơ thể một bệnh nhân bị mất máu nặng và đã thành công. Từ đó, loại “máu nhân tạo” có chức năng đặc biệt này được dùng thành công trong các ca phẫu thuật cấp cứu mà người bệnh bị mất nhiều máu.

Những người làm công tác y học của Trung Quốc đã trải qua nhiều năm phấn đấu, vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 đã nghiên cứu và chế tạo ra ''máu nhân tạo cacbon florua'', cũng đã ứng dụng lâm sàng, loại máu nhân tạo này là hợp chất của florua hữu cơ và hợp chất vô cơ. Nhìn bên ngoài là một dung dịch màu trắng sữa nên nó được gọi là ''dịch huyết trắng''.

“Dịch huyết trắng” nhân tạo có rất nhiều ưu điểm mà màu máu tự nhiên không có được. Do vậy máu nhân tạo trở thành chế phẩm công nghiệp, nó có tính ổn định, lại được tiệt trùng nghiêm ngặt, không mang bất cứ chất độc và vi khuẩn gây bệnh nào, vì thế không thể mang bệnh truyền nhiễm. Máu nhân tạo được sản xuất với quy mô lớn, đồng thời có thể bảo quản lâu dài, nếu như dịch cacbon florua được làm lạnh còn có thể bảo quản nhiều năm. Trong khi máu tự nhiên ở 4oC chỉ có thể bảo quản từ 2 đến 3 tuần.

Đương nhiên, máu nhân tạo cũng có nhược điểm riêng của nó, chẳng hạn như nó không có khả năng đông đặc hoặc miễn dịch vì thế cho đến nay vẫn không hoàn toàn thay thế máu tự nhiên. Để khắc phục những nhược điểm này, các nhà khoa học nghiên cứu lợi dụng kỹ thuật của công trình nghiên cứu về di truyền để tạo ra máu nhân tạo, đã dùng gen của người cấy ghép sang phôi thai của lợn, sau này có thể dùng máu và những chất khác từ máu lợn đó dùng cho người, những kết quả đạt được này sẽ làm cho máu nhân tạo ngày càng gần với máu tự nhiên.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367043813125000/Hoa-hoc/Tai-sao-mau-nhan-tao-co-the-thay-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận