TẠI SAO CÓ MỘT SỐ LOẠI SỢI SAU KHI CHÁY
CÓ THỂ TỰ ĐỘNG DẬP TẮT?
Cho dù là bông, đay tự nhiên hay Capron, Terylen, sợi nhân tạo đều có điểm cháy hơi thấp (300oC – 400oC) nên dễ bị bốc cháy. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo ra loại sợi có thể tự dập tắt, sau khi bị đốt cháy có thể làm cho ngọn lửa ngày càng yếu đi, cho đến khi tự động tắt hẳn. Loại sợi này đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hàng không, hàng hải và dần dần bước vào mặt hàng kinh doanh và các khu dân cư.
Các nhà khoa học qua nghiên cứu đã phát hiện ra, đại đa số các loại sợi đều là nguyên liệu cao phân tử có chứa cacbon, hyđrô, oxy. Trong quá trình đốt cháy, trước tiên chúng được phân giải thành các phân tử nhỏ thể khí; và xuất hiện một loại nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử tự do hóa học. Do chất tự do có đơn điện tử chưa thành đôi, nên hoạt động bất thường, ví dụ như hyđrô tự do (H), hyđrô oxy tự do (OH), oxy hyđroxyl tự do (OOH). Chất tự do một khi được sinh ra, liền tăng nhanh như tuyết lở, làm cho ngọn lửa ngày càng mãnh liệt. Nếu muốn ngăn chặn căn bản phản ứng cháy liên hoàn loại này, chỉ có cách là hút các chất tự do hoặc làm giảm lượng của chất tự do làm nước mất đi tính sống của nó.
Các loại sợi tự nhiên và sợi cacbon đều không có khả năng tự dập tắt mà các sợi clo (như màng poly clovinyl) lại có thể phân giải ra hyđrô clo hóa khi cháy, do hyđrô clo hóa hút các phân tử tự do được sinh ra trong quá trình cháy. Do vậy, nếu như trong phân tử sợi thiên nguyên tử clo, chúng sẽ sinh ra hyđrô clorua trong khi cháy và tự động ''dập lửa''. Cho nên người ta gọi nguyên tố clo là nguyên tố ngăn chặn lửa. Ngoài clo ra, nguyên tố chặn lửa còn có flo, brom, phốt pho, lưu huỳnh, atimon, hydrô bromua, hyđrô florua, lưu huỳnh hóa, phốt pho hóa được sinh ra trong quá trình cháy đều có thể hút các phân tử tự do. Do đó, trong sợi dễ cháy thêm vào nguyên tố ngăn chặn cháy, thì sẽ ngăn được ngọn lửa lan lộng một cách có hiệu quả. Ví dụ như trong một loại sợi rất dễ bắt lửa như sợi cacbon, sau khi cho thêm brôm, atimon hợp thành chất chống cháy, sợi chống cháy cacbon qua gia công, khi đốt cháy ngoài việc xuất hiện hyđrô brômua, còn xuất hiện hạt nhỏ thể rắn atimon brom hóa, không những có thể hút các phân tử tự do mà các hạt nhỏ thể rắn và các hạt tự do va chạm nhau, có thể giảm tính linh hoạt của các phân tử tự do, và hiệu quả dập lửa của nó cũng giống như tác dụng dập lửa của bột khô.
Sợi R - CN cũng là loại sợi dễ cháy, sau khi cho clo etylen, brom etylen vào trong cao phân tử sợi R - CN thì sẽ chế thành sợi chống cháy. Còn terylen chống cháy thì dùng rượu cồn 2 có chứa brom thay thế một phần cho rượu cồn, khi hàm lượng brôm đạt tới một mức nhất định, terylen sẽ tự khắc có khả năng tự diệt lửa.