TẠI SAO HỄ MỞ LON NƯỚC GIẢI KHÁT RA LÀ
SẼ CÓ RẤT NHIỀU BỌT KHÍ BỐC LÊN?
Nước giải khát với nước đường không khác nhau là mấy, nó chẳng qua chỉ là nước chứa nhiều “khí” - axit cacbônic hơn một chút. Cacbônic là thể khí, nó thích tự do chu du trong không khí. Trong xưởng sản xuất nước giải khát, người ta tăng áp suất lên nhiều lần, khiến cho cacbônic buộc phải hoà tan vào nước với lượng lớn. Sau đó cho vào trong chai, đóng chặt nút lại, đó chính là nước giải khát.
Lúc bạn uống nước giải khát, vừa mở nút chai ra, do áp lực bên ngoài nhỏ, cacbônic như chim xổ lồng, ra sức tranh thoát ra ngoài. Lúc áp suất là 101.3 atmotphe lớn (hơn áp suất không khí) và nhiệt độ là 0oC, độ hoà tan của cacbônic là 1m3 nước hoà 1,7 1m3 cacbônic; còn ở nhiệt độ 20oC, 1m3 nước chỉ có thể hoà tan 0.88m3 cacbônic, gần như giảm đi một nửa. Nước giải khát lạnh do nhiệt độ thấp, nên cacbônic trong nó rất khó thoát ra, do đó khi uống ta cảm thấy rất nhiều bọt.
Chúng ta uống nước giải khát vào vì dạ dày không hấp thu cacbônic; hơn nữa nhiệt độ trong bụng cao, nên khí cacbônic thoát ra ngoài qua miệng một cách nhanh chóng, như vậy có thể đem theo nhiệt lượng, khiến ta có cảm giác mát mẻ. Ngoài ra, cacbônic còn có tác dụng kích thích nhẹ đối với thành dạ dày, có thể tăng cường dịch vị phân giải, trợ giúp tiêu hoá.
Để cho ngon miệng hơn, và có một chút ít dinh dưỡng, người ta còn thêm đường, axit chanh, tinh quýt và một số hương liệu khác vào trong nước giải khát. Ngày nay chủng loại nước giải khát có chứa cacbônic ngày càng phong phú, có dạng chai cũng có dạng lon, có loại nước trong suốt không màu, cũng có loại cô ca màu nâu đen. Ngoài ra các loại đồ uống như bia, rượu sâm banh... cũng cho thêm cacbônic.