Tài liệu: Tại sao mạng lưới đường thành phố được thiết kế theo những hình thức không giống nhau?

Tài liệu
Tại sao mạng lưới đường thành phố được thiết kế theo những hình thức không giống nhau?

Nội dung

TẠI SAO MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THÀNH PHỐ

ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO NHỮNG HÌNH THỨC KHÔNG GIỐNG NHAU?

 

Trước đây, những ai đã từng đến Bắc Kinh đều có những ấn tượng sâu sắc đối với mạng lưới đường giao thông của thành cổ Bắc Kinh. Đại đa số đường ở đây đều chạy theo hướng Nam Bắc hoặc Đông Tây, giao nhau tạo thành vô số hình chữ '' # '', mạng lưới đường ở đây vuông góc, thẳng tắp, giống như một bàn cờ vây, do đó được gọi là phố bàn cờ. Loại hệ thống đường hình vuông này mặc dù rất dễ quản lý và nhận biết, nhưng từ một góc phố chéo đến một góc phố khác do không có một đường rẽ thẳng đến, do đó chỉ có thể men theo hai biên để đến, nên đoạn đường tương đối dài.

Thủ đô Washingtơn của Mỹ đường xá cũng được thiết kế như vậy, cũng vuông góc và thẳng tắp như hình bàn cờ như vậy. Nhưng ở giữa các công trình kiến trúc quan trọng như Nhà Trắng, toà nhà Quốc hội, nhà ga xe lửa lại có thêm một số tuyến đường giao thông nối thẳng trực tiếp khiến cho xe cộ và người đi bộ đi lại tiện lợi và nhanh chóng.

Gần đây đường giao thông Bắc Kinh đã có sự thay đổi lớn. Lấy quảng trường Thiên An Môn làm trung tâm, cứ cách 1 km lại có một đường cao tốc bao quanh (gọi là đường vành đai) và tính tổng thể từ trong ra ngoài có 4 lớp đường vành đai bao quanh. Mỗi một đường vành đai lại được nối với rất nhiều đường giao thông ra vào trung tâm. Điều này đã giảm đáng kể số lượng xe cộ đi vào trong nội thành, từ đầu này đến đầu kia của thành phố có thể đi theo đường vành đai ngoài rất nhanh chóng và thuận tiện, thời gian đi lại cũng được rút ngắn. Thực ra việc thiết lập các đường vành đai quanh khu vực trung tâm thành phố và kết hợp với việc xây dựng các con đường nối từ đó vào đến trung tâm thành phố cũng chính là mô hình hệ thống đường giao thông phổ biến trên thế giới hiện nay.

Đương nhiên do tình hình thực tế của mỗi một thành phố hoàn toàn khác nhau, vì vậy việc quy hoạch mạng lưới đường giao thông cũng phải căn cứ vào những đặc thù riêng của từng thành phố. Ví dụ như thành phố Thượng Hải trên cơ sở của đường vành đai trong bao quanh trung tâm thành phố, người ta đã xây dựng cầu vượt bắc ngang qua trung tâm thành phố như: cầu vượt nối liền phía bắc và nam thành phố, cầu vượt Diên An nối liền phía đông và tây thành phố. Ngoài ra, trên các tuyến đường phía đông của thành phố Nam Kinh phồn hoa vào những ngày lễ tết còn cấm tất cả các loại xe đi qua để người dân thành phố và du khách được thoải mái ngắm cảnh và mua sắm. Tương tự, trên một tuyến phố thương mại nổi tiếng ở thành phố Tôkyô là phố Ngân Tòa vào ngày lễ tết cũng quy định là đường đi bộ, trên một dãy phố dài 3000 m, chỉ nhìn thấy người đi lại tấp nập, không hề thấy bóng dáng xe cộ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633368750505468750/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-mang-luoi-duon...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận