Tài liệu: Tử vi phương Đông

Tài liệu
Tử vi phương Đông

Nội dung

TỬ VI PHƯƠNG ĐÔNG

 

Tử vi phương Đông đưa trên tư tưởng triết học Cổ đại phương Đông. Theo tư tưởng đó, vạn vật nằm trong mối liên hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, vô cùng mật thiết, dịch chuyển (vận động) không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau là theo những chu kỳ nhất định.

Vạn vật, (Thiên- Địa - Nhân - Vật) do năm chất cơ bản cấu thành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi chất cơ bản này được hiểu rất rộng và khái quát, không chỉ theo nghĩa đen như Kim là kim loại. Mộc là cây Thủy là nước, Hỏa là lửa, Thổ là đất. Đây là sự khái quát các vật thể về phương diện tồn tại của vật chất và phương vị, màu sắc thời tiết... thành năm hành (Ngũ hành). Ví dụ:

Lửa, màu đỏ, phương Nam, vị đắng, mùa Hè, số 7, quả tim, con mắt (thị giác)... là Hỏa, thuộc hành Hỏa.

Nước, màu đen phương Bắc, mùa Đông, vị mặn, số 6, quả thận, cái tai (thính giác)… là Thủy, thuộc hành Thủy.

Cây (gỗ), màu xanh, phương Đông, mùa Xuân, vị chua, số 8, là Mộc, thuộc hành Mộc.

Kim loại, màu trắng, phương Tây, mùa Thu, vị cay, số 9, ngôn ngữ (lời nói)... là Kim, thuộc hành Kim.

Năm chất và năm hành ấy tác động qua lại mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau, hỗ trợ, tạo dựng cho nhau (gọi là Tương Sinh), hoặc triệt tiêu, hủy hoại nhau (gọi là Xung Khắc), gọi tắt là Ngũ hành sinh - khắc.

Nguyên lý như sau:

 

Tương quan sinh - khắc được hiểu một cách biện chứng. Tác động qua lại ấy mang tính chất hai chiều và nằm trong một hệ thống lớn bao trùm cả Ngũ hành. Để chung cuộc, xét tới cùng, bảo đảm sự cân bằng, sự tồn tại của vạn vật, của Vũ trụ.

Ví dụ Mộc sinh Hỏa. Nếu chỉ có một chiều như vậy thì Mộc ắt tàn, Hỏa sẽ vượng. Song Hỏa sinh Thổ và bị Thủy khắc cho bớt vượng đi. Ngoài ra, Mộc được Thủy phát sinh cho tươi tốt, để bù lại phát sinh xuất cho Hỏa và phần bị Kim khắc chế. Ngũ hành thế mà luân hồi, chuyển hóa không ngừng, trong đó Thổ là yếu tố trung tâm (phản ánh quan niệm thời cổ, coi Trái đất là trung tâm của Vũ trụ).

Tác động sinh - khắc tới mức độ nào (nhiều hay ít, mạnh hay yếu) còn tùy thuộc vào "Tương quan Lực Lượng'' giữa hai hành.

Ví dụ, Thủy có nhiều loại. Có Thiên Hà Thủy (nước trên trời), Giản Hạ Thủy (nước ở rạch nhỏ), Tuyền Trung Thủy (nước trong suối), Đại Khê Thủy nước của khe lớn), Trường Lưu Thủy (nước sông cá), Đại Hải Thủy (nước đại dương).

Hỏa có Phú Đăng Hỏa (lửa đèn), Lô Trung Hỏa (lửa bếp, trong lò), Sơn Đầu Hỏa (lửa ở đỉnh núi), Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới chân núi), Thiên Thượng Hỏa (hơi nóng ở trên trời ), Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).

Vậy nói là Thủy khắc Hỏa, song liệu rằng Giản Hạ Thủy (nước ở rạch nhỏ) có thể dập tắt được Sơn Đầu Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Tích Lịch Hỏa hay chăng? Hẳn là sự khắc chế ấy không đáng kể.

Cũng như vậy, Giản Hạ Thủy không thể đủ để tưới (sinh) cho cả một rừng cây lớn (Đại Lâm Mộc). Đấy là nói giữa các hành với nhau.

Ngoài ra, trong cùng một hành, lại có sự sinh khắc lẫn nhau. Chẳng hạn, trong hành Thủy, nước ở rạch nhỏ đổ vào suối, suối chảy ra sông, sông dồn ra biển. Vậy rạch hoặc suối phải cạn. Hoặc trong hành Kim, Kiếm Phong Kim (vàng trong thanh kiếm) tác động tới Thoa Xuyến Kim (chất kim ở đồ tư trang), hẳn đồ tư trang sẽ bị sứt mẻ, hư hỏng.

Từ đó người xưa rút ra kết luận (quy luật):

Lưỡng Kim, Kim Khuyết.

Lưỡng Thổ, Thổ huyệt.

Lưỡng Thủy, Thủy kiệt.

Lưỡng Mộc, Mộc chiết

Lưỡng Hỏa, Hỏa tuyệt.

Ngoài ra, còn có các cặp song hợp:

Lưỡng Kim thành khí

Lưỡng Thổ thành sơn

Lưỡng Hỏa thành viêm

Lưỡng Mộc thành lâm

Lưỡng Thủy thành giang

Theo quan niệm của triết học Cổ đại phương Đông (từ thời Tống Nho bên Tàu), trong trời đất chỉ có một Khí, chia làm hai thứ là Âm - Dương. Âm - Dương là hai thứ khí, do Thái Cực sinh ra, rồi biến hóa đi mà tạo ra muôn vật. Âm- Dương, được hiểu cụ thể hơn là hai mặt đối lập, tương phản, hoặc kế tiếp của sự vật, hiện tượng, thư đêm - ngày (theo trình tự Âm - Dương). Tối - Sáng, Đất - Trời. Vợ - Chồng, Mẹ - Cha, Không - Có, Tĩnh – Động, Lạnh - Nóng, Nữ - Nam, Dưới -Trên, Bên Phải - Bên Trái, Mưa - Nắng, Suy – Thịnh, Sau - Trước v.v...

Âm -Dương luôn luôn tác động, chuyển hóa theo chiều hưởng Âm thịnh thì Dương suy, Dương thịnh thì Âm suy.

Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Sự cân bằng Âm - Dương bảo đảm trạng thái cân bằng, ổn định, hòa hợp của từng sự vật và giữa các sự vật với nhau.

Từ luận thuyết về Ngũ hành sinh - khắc và luật Âm-Dương, triết học Cổ đại phương Đông đi tới hệ luận rằng những gì hợp với Ngũ hành và Âm - Dương thuận lý thì sẽ tốt đẹp, tiến triển, trái lại là xấu, suy tàn.

Cách nhận thức và lý giải Vũ trụ và nhân sinh như thế tuy giản đơn, song phải nói là rất khái quát và biện chứng, đóng góp lớn vào kho tàng tri thức văn minh của loài người.

Con người như một sự vật, trong quá trình sinh thành, phát triển của mình, chịu sự chi phối, tác động từng giờ từng phút của vô số yếu tố khác nhau và chính mình cũng có tác động trở lại tới các yếu tố đó. Mối liên hệ qua lại mật thiết này nảy sinh từ lúc con người được thụ thai trong bụng mẹ (vì thế ở phương Đông người ta thường tính cộng thêm một tuổi vào năm sinh, ví dụ: người sinh năm 1960, thì năm 1990 đã là 31 tuổi, và ta quen gọi là ''tuổi ta, tuổi mụ''.

Tử Vi, (tương truyền là do học giả Trần Đoàn, tôn danh Hy Di, sống thời mạt Đường tiền Tống bên Trung Quốc, soạn ra) đã khái quát các yếu tố ấy và đặt tên cho tiện gọi là các sao. Truyền thuyết nói rằng ông thọ 118 tuổi, không vợ, không con, chỉ tu tiên học đạo trên núi Hy Di và rất giỏi toán học. Về số lượng sao, các sách Tử Vi không thống nhất. Có sách ghi 111 sao, hoặc 114 sao, có sách ghi 123 sao, có sách ghi nhiều hơn. Thông thường thì các nhà Chiêm tinh sử dụng 114 sao trên lá số là đủ để giải đoán. Chưa ai giải thích được căn cứ vào đâu để lấy sổ lượng sao như vậy?

Để lập một lá số Tử Vi cho mỗi người, cần có 5 dữ kiện ban đẩu là giờ, ngày, tháng, năm sinh (theo Âm lịch) của một người là nam hay nữ (giờ, ngày tháng, năm sinh, giới tính). Trong đó, yếu tố giờ là vô cùng quan trọng. Sau đó phải xem can chi của mỗi người (phụ thuộc vào năm sinh). Từ đó, phân biệt các năm Dương nam, Dương nữ, Âm nam, Âm nữ, thuận nghịch ra sao?

Các sao được sắp đặt (tùy theo 5 dữ kiện trên) ở 12 cung của lá số, mỗi cung tượng trưng cho một phương diện hệ trọng, có liên quan mật thiết tới số phận con người. Đó là Mệnh (tính mạng của mình), Phụ mẫu (cha mẹ), Phức đức (phúc ấm của dòng họ), ĐIỀN trạch (nhà cửa, ruộng vườn), Quan lộc (nghề nghiệp, công danh), Nô bộc, Bằng hữu (bạn hữu, gia nhân, bạn bè), Thiên Di (địa vị trong xã hội hoặc lúc đi ra ngoài phạm vi gia đình), ách (bệnh tật, tai ách), Tài Bạch (tiền của), Tử Tức (con cái), Phu, Thê (vợ hoặc chồng tùy theo đương số là nam hay nữ), Huynh Đệ (anh, chị em ruột).  

Tiếp đấy, phải dùng phép Lục giáp nạp âm lập cục. Đặng xem người ấy sinh -thuộc về cục gì trong Ngũ hành. Kế đó, phải lấy tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh để an thân, an mệnh rồi bày 12 cung và phân phối 14 chính tinh (gọi là Nam – Bắc đẩu, gồm: Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thiên Tướng, Thất Sát, phá Quân, Tham Lang, Liêm Trinh, Thiên Cơ, Cự Môn, Thiên Đổng, Thiên Lương, Thái Âm, Thái Dương và các bàng tinh, hung tinh (cả thảy gồm 114 sao). Sau đó, các thày số xem Mệnh Thân đứng về cung nào, có sao gì chiếu, sao Tuần, sao Triệt đóng tại đâu, có đúng cách: Tiệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa, Địa hay nghịch cách và vòng Tràng Sinh an ra sao? Cung Phúc Đức , Phụ Mẫu có các sao Suy, Tử, Tuyệt đóng không? Rồi đóng tam chiếu Đồng Cung (Quan Lộc, Thiên Di, Tài Bạch Chiếu vào Cung Mệnh) để luận đoán kiết, hung họa phúc. Việc 30 năm về trước dựa vào cung Mệnh để đoán; việc 30 năm về sau dựa vào cung An Thân để xét đoán. Nếu người Thân, Mệnh đồng cung thì các thày kết luận tiền vận, hậu vận như nhau. Xét việc trong 10 năm thì gọi là Đại Hạn, xét việc trong vòng một năm thì gọi là Tiều Hạn. Người gặp cả đại, tiểu hạn trong một năm thì gọi là Đại, Tiểu Hạn Trùng Phùng.

Để bạn đọc có thể hình dung thế nào là một lá số Tử Vi (phương Đông), xin giới thiệu là số của đại tư bản Thạch Sùng ghi trong một cuốn sách nhan đề Tử Vi Áo Bí của Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử (xuất bản tại Sài Gòn, 1972). Việc lấy một lá số Tử Vi như vậy không có gì khó vì đã có quy tắc mà khoa Tử Vi định sẵn. Một người học vấn bình thường, căn cứ vào các quy tắc ấy, trong vòng nửa giờ có thể lập xong lá số, cái khó nhất là, từ lá số đã lập, tiến hành giải đoán toàn bộ cuộc đời của đương số cụ thể đến từng ngày, tháng, năm . Việc này chỉ những nhà Chiêm tinh nắm vững lý thuyết rối rắm của Tử Vi học và có kinh nghiệm vận dụng lý thuyết đó mới làm nổi. Do vậy, cũng một lá số, tùy trình độ của các ông thầy, mà sự giải đoán có thể rất khác nhau.

Mỗi sao mang nhiều ý nghĩa, trong đó có một hoặc vài ý nghĩa chính, tác động của sao đó mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào vị trí của nó đóng (nằm) ở cung nào trên lá số và nằm trong thế đối xứng (Tử Vi gọi là xung chiếu), hoặc tam hợp chiếu hoặc thị  hợp, lục hợp hay tứ hợp chiếu với những ngôi sao nào đó.

Ví dụ, sao Đào Hoa có nghĩa:

-         Mặt mũi xinh đẹp, tươi tắn;

-         Tính nết lẳng lơ, trăng hoa;

-         Ưa cái đẹp, nghệ thuật;

-         Dâm loạn, đĩ thõa, đàng điếm;

Đào Hoa nằm ở cung Mệnh hoặc Ách của phái nữ, mà rơi vào cung Tý (còn có nghĩa là nửa đêm), lại gặp các sao Văn Xương, Văn Khúc, Riêu Y và mệnh người đó xấu, thì đương số hẳn là một phụ nữ trăng hoa, đàng điếm, sa đọa.

Nếu Đào Hoa nằm ở cung Quan lộc thì lạt là hợp cách nhất. Hội với sao Thiên Hỷ Hỷ Thần sẽ thành bộ Tam minh thì hỷ sự (tin vui) đến trùng trùng.

Nếu Đào Hoa gặp sao Thai ở Cung Phu, Thê thì là cách tiền dâm hậu thú (có quan hệ thể xác trước ngày cưới). Hoặc Đào Hoa gặp Thiên Không ở cung Bằng Hữu là gái bất trung với chồng.

 

LÁ SỐ THẠCH SÙNG

 

PHỤ MẪU

CỰ MÔN

Thiên riêu  Tiểu hao

Thiên y       Phá toái

Lưu niên    Văn tinh

Thiên trù

Thiên quý

BỆNH (H)        13

PHÚC ĐỨC

LIÊM TRINH – THIÊN TƯỚNG

Hữu bật – Thái tuế

Văn Khúc

Tướng quân

 

TỬ(H)                     23

ĐIỀN TRẠCH

THIÊN LƯƠNG

Thiên không Tấu thư

Thiên việt

Thiếu dương

Quan lộc (Thân)

Thất sát

Văn xương     Thai phụ

Tả phù             Cô thần

Tăng môn

Thiên mã

 

TUYỆT (H)

MỆNH

THAM LANG

Phương các Phong cáo

Long đức            Quả tú

Bát tọa         Điếu khách

Thanh long

  SUY(H)                     3

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

THIÊN ĐỒNG

Hồng loan   Hỷ thần

Ân quang   Địa không

 

 

THAI                  53

Ngọ

THẠCH SÙNG

Giờ Dần

Ngày 3

Tháng 5

Năm Giáp Ngọ

Dương Nam

Kim Mệnh

Mộc Tam cục

 

 

Hợi

HUYNH ĐỆ

THÁI ÂM

Thiên hỷ         Hỏa tinh

Kinh dương

Đào hoa

Thiên đức Phúc đức

ĐẾ VƯỢNG (c)  

Tỵ

DI

VŨ KHÚC

Quốc ấn

Tam thai

Hoa cái

Hóa khoa

Dưỡng (C)

                TUẦN           63

Thìn

Mão

Dần

Sử

THÊ

TỬ VI – THIÊN PHỦ

Lộc tồn         Bạch hổ

Bác sỹ           Đẩu quân

 

LÂM QUAN (C)

TỬ

THIÊN CƠ

Thiên khôi  Linh linh

Long đức     Địa kiếp

Quan phủ    Đà la

Quý nhân    Thiên hình

QUAN ĐỚI (H)

TÀI

PHÁ QUÂN

Thiên khốc  Thiên hư

Thiên giải    Phục binh

                     Tuế phá

 

Hóa quyền

MỘC DỤC(H)

ÁCH

THÁI DƯƠNG

Nguyệt đức   Địa giải

                      Đại hao

                      Tử phù

                   Kiếp sát

Hóa kỵ

TRÀNG SINH(H)  73

 

Phú Ma Thị có câu: ''Đào Hoa mà ngộ Thiên Không, gái kia mang tiếng bất chung cùng chồng”.

Nếu gặp sao Hồng Loan, Riêu Y, Hoa Cái, Mộc Dục là cách mắc bệnh hoặc bị tai nạn do sắc dục gây ra.

Nếu đi với sao Lộc Tồn là cách được mời ăn uống, nhậu nhẹt. Trường hợp Đào Hoa, Hồng Loan tại mệnh lại gặp Địa Không, Địa Kiếp hoặc Thiên Không thì người con gái đó thật tuyệt thế giai nhân, sắc nước hương trời nhưng ''Hồng nhan bạc mệnh'' chết yểu. Nên Phú Ma Thị có câu: ''Hồng, Đào ngộ Kiếp, Không lâm, thủ. Há chi bàn đến lũ yểu nhân''.

Trường hợp ở cung Bào tộc, Tử Tức, Phu, Thê... có Thiên Đồng trú ngụ thì ắt hẳn có anh em dị bào (cùng bố khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).

Nếu ở cung Tử Tức sẽ có con hai dòng. Nếu ở cung Phu, Thê e rằng tình duyên thay đổi hoặc hai cầu nửa đường đứt gánh v.v. ..

Các sao như trên đã nói, được chia làm các loại sao chính (chính tinh), sao phụ (phụ tinh bàng tinh hoặc hung tinh, tiểu tinh). Có cả thảy 14 chính tinh (trong đó có hai Đế tinh là Tử Vi Thiên Phủ). Còn lại chia làm hai loại: sao thiện (Thiện tinh, Phúc tinh) và sao ác (Hung tinh hoặc Sát tinh).

Mỗi sao có một hành riêng. Ví dụ , Đào Hoa thuộc hành Mộc, Bạch Hổ thuộc hành Kim, Đại Hao thuộc hành Thủy. . .

Khi lập lá số Tử Vi, việc sắp đặt các sao vào cung nào là tùy theo năm dữ kiện ban đầu. Có sao căn cứ vào giờ sinh. (Địa Kiếp, Địa Không, Văn Xương, Văn Khúc. .). Có sao căn cứ vào ngày sinh (Ân Quang, Thiên Quý. ..) hoặc vào tháng sinh (Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Hình), vào thiên can (Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc..) hoặc địa chi của năm sinh (Đào Hoa, Thiên Mã, Kiếp Sát...).

Sự sắp đặt nói trên (nghĩa là các quy tắc lập lá số Tử Vi) dựa vào đâu? Chưa ai lý giải được điều này. Nó tựa hồ giống thư tiêu đề Euclte (ơclít) chỉ có thừa nhận mà không có chứng minh.

Sự sắp đặt ấy sẽ tạo thành các thế hoặc cách, mỗi thế hoặc cách mang ý nghĩa nhất định. Ví dụ, nói khái quát nhất, thì đẹp nhất là cách Tử - Phủ - - Tướng; Cơ - Nguyệt Đồng - Lương là cách trung hậu. Sát - phá - Tham là cách võ nghiệp và thương trường. Nhật - Nguyệt (Thái Dương Thái Âm) là cách văn chương hoặc là cách phò tá các quan chức lớn.

Riêng cách Nhật - Nguyệt, lại chia thành nhiều tiểu cách. Ví dụ:

Nhật Lệ Trung Thiên (người mệnh Hoả, sao Thái Dương đóng ở cung Ngọ, và đó là cung Mệnh) là đệ nhất cách.

Nguyệt Cư Thượng Hải (người mệnh Thủy, sao Thái Âm đóng ở cung Tý) cũng là đệ nhất cách.

Nhật Cách Lôi Môn (người mệnh Hỏa, Thái Dương cư cung Mão) hoặc Nguyệt Lãng Thiên Môn (người mệnh Thủy, sao Thái Âm cư cung Hợi), là hai cách tốt thứ nhì.

Nhật - Nguyệt Tranh Huy (sao Thái Dương và Thái Âm cùng đóng ở cung Sửu hoặc cung Mùi) là cách công danh trắc trở, không làm nên trò trống gì. Như Phú Ma Thị nói: ''Những người bất hiển công danh, chỉ vì Nhật, Nguyệt đồng tranh Sửu, Mùi”.

Nhật - Nguyệt Phản Bối (Mệnh có sao Thái Dương ở Tuất hoặc Thái Âm ở Thìn) là yểu mệnh. Mỗi cung trên các sao được xếp theo một hành nhất định (ví dụ, cung Hợi và cung Tý thuộc hành Thủy, cung Sửu thuộc hành Thổ. .), một khí nhất định (cung Hợi là cung Âm, cung là cung Dương,v,... ). Mỗi năm cùng thuộc một hành và khí nhất định. Ví dụ, năm 1989 (Kỷ Tý) thuộc hành Mộc (Đại Lâm Mộc) và khí Âm, năm 1990 (Canh Ngọ) thuộc hành Thổ (Lộ Bàng Thổ) và khí Dương.

Căn cứ vào Ngũ hành, sinh - khắc, Âm - Dương, thuận- nghịch, đối chiếu với hành của bản mệnh, hành của các sao và tính chất chung trong từng đại hạn (mười năm), niên hạn hoặc tiểu hạn (một năm), nguyệt hạn (mỗi tháng) mà nhà Chiên tinh suy xét, cân nhắc, tính toán để giải đoán ''mã số" các biến cố, họa phúc, may rủi của đương số, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ chung chung đến cụ thể.

Ví dụ, do nguyên lý Lưỡng Thổ - Thổ huyệt (hoặc còn nói khác đi là Song Thổ Thành Sơn), nên có thể xác định rằng, nhìn chung, vào hai năm 1990, 1991 này (cả hai năm đều thuộc hành Thổ), những ai sinh vào các năm Thổ, như Canh Ngọ (1930); Tân Mùi (1931); Mậu Dần (1938); Kỷ Mão (1939); Bính Tuất (1946); Đinh Hợi (1947); Canh Tý (1960): Tân Sửu (1961); Mậu Thân (1968); Kỷ Dậu (1969) v.v... sẽ gặp những biến cố theo chiều hướng thuận lợi, may mắn hơn so với hai năm 1988, 1989 vừa qua (vì hai năm qua thuộc hành Mộc, mà Mộc thì khắc Thổ (Mộc ăn xác Thổ), nói nôm na là cây hút dần mất các chất bổ dưỡng của đất) về nhiều phương diện - sức khỏe, công việc làm ăn, gia đạo, tai họa,v.v…

Khái quát chung nói trên có độ chính xác chỉ là tương đối, bởi mới chỉ căn cứ vào một dữ kiện (năm sinh) trong năm dữ kiện ban đầu. Độ chính xác sẽ tăng thêm nếu xét thêm các dữ kiện khác. Cũng chính là dựa trên nguyên lý đã nói mà người xưa thường xác định duyên số nam, nữ xem có êm đẹp hay không. Chẳng hạn nam nữ cùng tuổi Canh Tý (1960) lấy nhau là tốt, vì cùng Hành Thổ. Còn nam giới tuổi Hành Mộc, nhất là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu), sinh năm 1912, 1913, 1972, 1973... không nên kết hôn với người nữ tuổi Hành Kim hoặc tuổi Hành Hỏa, vì sẽ bị Kim ''Chém Gãy'' hoặc Hỏa ''Đốt Cháy".

Báo chí trong và ngoài nước từng đưa tin những trường hợp nhà Chiêm tinh dự đoán chính xác số phận của các nhân vật nổi tiếng. Chẳng hạn trường hợp ngài Nguyễn Văn Thiệu, khi ông Thiệu mới chỉ là một Trung úy quèn trong quân đội miền Nam trước kia, một ông thầy Tử Vi đã xem số và đoán rằng mười năm sau, ngài sẽ trở thành Tổng thống. Sự việc sau đó trở thành hiện thực và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu hết sức sùng bái Tử Vi. Hoặc trường hợp Chiêm tinh gia người Mỹ Jeane Dixon đã dự báo cái chết của Tổng thống Mỹ John Kennedy từ trước đó 11 năm. Một số các cụ già thường kể rằng hồi còn trẻ từng được thầy Tử Vi xem số và sau mấy chục năm chiêm nghiệm thấy rất đúng. Song cũng có người nói rằng thày đã dự đoán sai bét!

Theo ý chúng tôi, độ chính xác của việc giải đoán một lá số Tử Vi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, các dữ kiện ban đầu để lập lá số có chính xác hay không và chính xác tới mức độ nào. Trong nhiều trường hợp, đương số chỉ nhớ rõ năm sinh, tháng sinh, thậm chí cả ngày sinh, còn giờ sinh, thì chỉ nhớ mang máng, áng chừng. Trong khi đó, ta biết rằng theo Tử Vi học, giờ sinh là dữ kiện trọng yếu nhất. Nếu dữ kiện này bị cung cấp lầm lẫn, việc giải đoán sẽ sai lạc hẳn đi, lúc ấy thì đúng là ''sai một ly đi một dặm'' ''râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Thứ hai, nhà Chiêm tinh có nắm vững lý thuyết và có kinh nghiệm vận dụng khoa Tử Vi hay không và nếu có thì đến mức nào. Điều này bộc lộ rõ, có khi cùng một lá số, các nhà Chiêm tinh khác nhau có thể đưa ra những lời giải đoán không giống nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Bởi vậy, có một cách để thử tài người giải đoán là đề nghị họ gọi lại những biến cố, sự việc đã sảy ra trong quá khứ. Nếu "Thầy” nói sai thì không có gì đáng tin cậy vào những lời dự báo của ông ta về ''hậu vận'' (tương lai) của đương số.

Thứ ba, tâm thể (tinh thần) của nhà Chiêm tinh vào lúc giải đoán ra sao? Việc giải đoán đòi hỏi óc phân tích và tổng hợp, sự tập trung tư tưởng cao độ và tâm, trạng thoải mái. Bởi Tử Vi học cho biết rằng có tới 262.800 lá số (số phận) khác nhau (vị chi là, với dân số 5 tỷ người trên Trái đất hiện nay, thì cứ hai mươi ngàn người, lại có số phận na ná giống nhau!). Nếu người giải đoán đang ở trạng thái mệt mỏi, thiếu minh mẫn, kém thoải mái (ví dụ, do bị gượng ép ) thì không thể đoán định được chính xác.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn, đa số nhà chiêm tinh học ngại nói tới các biến cố, sự việc chẳng lành để khỏi làm cho đương số hoặc người thân của họ phải bi quan lo lắng hoặc buồn nản, nhất là đối với những ai thiếu ''bản lĩnh”, ''gan thỏ đế”. Điều đặc biệt của Tử Vi là khi giải đoán cần quan sát nhận dạng, hình hài đương sự. Bởi lẽ khi xây dựng ''mô hình” các sao an trong lá số Tử Vi, vị tổ sư Trần Đoàn đã đi từ lý thuyết tượng hình tượng số. Từ sự quan sát trắc nghiệm của đời sống, tổng hợp các cuộc đời của nhiều nhân vật cuối Đường đầu Tống để tìm ra các số phổ quát cho môn Tử Vi. Do đó, giải đoán Tử Vi chỉ qua lá số của đương sự mà không căn cứ vào hình hài nhân dạng, âm thanh giọng nói, cử chỉ hành vi thì lời giải đoán đó đã mất đi tới một phần ba độ chuẩn xác về giải mã. Và xác suất của nghiệm phương trình vô định này sẽ có biến độ dao động lớn. Song dù khả năng giải đoán có đúng tới 70-75%, thậm chí đúng tới 99% chăng nữa thì cũng cần thấy rằng mọi dự báo đầy đủ căn cứ khoa học tới đâu cũng không bao giờ đạt tới độ chuẩn xác tối đa 100%. Bởi cuộc sống vốn vô cùng phong phú, đa dạng, muôn màu ngàn vẻ. Quá trình sống của một đời người gặp đủ mọi sự tình cờ ngẫu nhiên, mang tính khả thể (được hiểu như là khả năng có thể xảy ra biến cố này nọ) rõ rệt hoặc theo hiệu ứng Êđíp. Vì thế, nếu chỉ căn cứ vào lá số Tử Vi, thì sự giải đoán không sao đạt tới độ chuẩn xác hoàn toàn đáng tin cậy. Lá số Tử Vi chỉ là một nỗ lực, một cách tìm hiểu con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai như phần trình bày trên đã nói. Cần phải áp dụng bổ sung những cách thức khác (như thuật xem chỉ tay, diện tướng học, thanh tướng học v.v...). Có như thế, bức tranh về đối tượng tìm hiểu (tức con người cụ thể) sẽ rõ ràng và đậm rét hơn.

Có những người cho rằng, Tử Vi học là một khoa vô cùng huyền diệu và tuyệt đối chính xác. Họ viện dẫn những bằng chứng liên quan đến cuộc đời của chính họ hoặc của người thân để khẳng định rằng những điều giải đoán của ''thầy'' Tử Vi, có khi từ ba, bốn mươi năm về trước, đã được kiểm nghiệm là đúng. Thực ra, trong hàng loạt điều dự đoán của ''thầy'', chỉ có một vài điều hoàn toàn đúng. Và đương số chỉ chú tâm đến mấy điều đó mà “bỏ qua" cho ông thầy hoặc không nhớ đến những điều khác. Lại cũng chưa có tài liệu thực nghiệm, khảo sát hoặc thống kê nào để rút ra kết luận về độ chính xác của việc ''xem'' Tử Vi là tuyệt đối đúng hay không?

Một vấn đề nữa liên quan đến Tử Vi được đặt ra: vấn đề định mệnh. Phải chăng số phận mỗi người đã được định sẵn từ trước? Phải chăng sự phát triển của lịch sử là do một lực lượng không thể biết được đã tiền định? Câu hỏi này đã được chủ nghĩa duy vật giải đáp từ lâu là không phải như vậy. Song lời giải đáp rày chưa đủ sức thuyết phục đối với hết thảy mọi người, nhất là về câu hỏi thứ nhất. Trong khi sự giải đáp vấn đề sẽ quyết định thái độ sống, tích cực hay tiêu cực, chủ động phấn đấu vươn lên hay thụ động chờ đợi, phó mặc cho số phận rủi may. Ở đây, chúng tối chỉ xin góp đôi lời có liên quan đến Tử Vi.

* Thứ nhất, số phận của mỗi người cứ cho rằng đã được định sẵn đi, nhưng đã định sẵn là sẽ ra sao? Ai có thể biết chắc chắn và hoàn toàn chính xác, kể cả các nhà Chiêm tinh nổi tiếng nhất? (đấy là chưa nói tới những ông "thầy" dởm, giải đoán quá chung chung hoặc sai bét). Thành thử chỉ nên coi lá số Tử Vi như một tư liệu tham khảo thú vị. Càng không nên quá tin vào lời giải đoán của các vị tự mạo nhận là ''thầy'' mà chuốc lấy hậu quả tai hại. Dù gặp được nhà Chiêm tinh nổi tiếng, vẫn nên nhớ câu danh ngôn của Karl Marx: ''Hãy hoài nghi tất cả”, bởi một ông thầy tài giỏi, đoán đúng cho người này, vẫn có thể đoán sai cho người kia như thường.

* Thứ hai, nên quan niệm số phận đời người với nghĩa cuộc đời mỗi người như một cái gì được chương trình hóa, nghĩa là từ những dữ kiện ban đầu như huyết thống của dòng họ  (gia phả), sự phối hợp của cha mẹ tạo nên mình, thời điểm và không gian phát sinh và phát triển của mình, mà diện mạo, sự thọ, yểu, tính nết... của người ấy hẳn sẽ như hệ quả diễn biến trong một phạm vi, khuôn khổ, đường hướng nhất định (rộng hay hẹp, dài hay ngắn, phẳng phiu hay gập ghềnh). Chẳng hạn, nếu là cháu của một tên tướng cướp, là con của một gã ''ma men" và một người mẹ nghiện xì ke, lại sống trong một môi trường nghèo đói, lạc hậu, thì ắt phải mang dị tật, èo uột về trí tuệ và thể xác, vị tất gặt hái được thành công gì trong đời. Tuy nhiên, trong biên độ của phạm vi, khuôn khổ, dòng đời ấy, sự việc có thể diễn biến nhanh hay chậm, thăng hay giáng, tích cực hay tiêu cực, thậm chí có các đột biến, là tùy thuộc vào nỗ lực mạnh hay yếu, vào sự chủ động hay bị động của người đó, dù rằng cường độ của nỗ lực và sự chủ động kia cũng đã phần nào bị tiên quyết bởi các dữ kiện ban đầu.

* Thứ ba, người xưa thường có câu rất chí lý: ''Đức năng thắng số”, ngụ ý là số phận có thể không ưu đãi thậm chí bạc bẽo đối với ta, nhưng nếu ta tu thân tích đức (làm nhiều việc thiện, việc tốt, việc nhân nghĩa) thì cuộc sống của ta vẫn hoàn toàn có thể bớt được oan trái, gian nan, thậm chí vẫn tốt đẹp như thường. Điều đó rất đúng với qui luật đời thường vì nhân nào quả ấy, gieo gì sẽ gặt ấy. Vả lại, còn một câu nói cũng không kém phần chí lý: ''Sướng khổ tùy tâm”. Người có con vất vả lao đao vì phải nuôi dạy con (nhất là khi con cái hư đốn, ăn tàn phá hại), thì luôn miệng than khổ. Trong khi đó, người không có con thì lại cho rằng số mình bị trời Phật bắt tội cô đơn, họ chỉ mong sao có được một mụn con, thì dù có phải vất vả nuôi dưỡng cũng vẫn lấy làm sung sướng mãn nguyện. Người dân thường oán trách sổ phận ''đen'' của mình, cứ ngỡ ở địa vị Tổng thống sẽ sung sướng lắm! Biết đâu rằng ngài Tổng thống phải gánh vác trách nhiệm cực kỳ nặng nề trước quốc dân, lo nghĩ suốt đêm ngày, mọi lời ăn, tiếng nói, nhất cử nhất động đều nằm dưới sự giám sát và phán xét của công luận, lắm lúc chỉ thèm muốn được hưởng vài phút thảnh thơi, thoải mái của một thường dân. Cái giá phải trả cho ghế Tổng thống đang ngồi thiết tưởng là quá đắt!

Đấy là nói về số phận của mỗi cá nhân cụ thể. Song, sô phận của mỗi con người đều gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước và dân tộc. Sự phát triển ra sao của mỗi Quốc gia, dân tộc là kết quả phối ngẫu của vô số hoàn cảnh và điều kiện, dưới tác động của hàng loạt quy luật khách quan, song cũng không, nằm ngoài quy luật phổ quát nhất của vạn vật là phát sinh, hưng thịnh rồi tiêu vong theo những chu kỳ nhất định, trong đó cái này là tiền đề, đồng thời là hệ quả của cái kia, cứ thế diễn tiến liên tục không ngừng. Trái đất phát sinh từ các đám bụi vật chất, sau “Vụ nổ lớn Big bang'', được kiến tạo như hiện nay, và rồi tới một lúc nào đó, hẳn sẽ lại trở về với cát bụi. Loài người xuất hiện, thoạt kỳ thủy, từ các vi sinh thể, rồi phát triển đông đúc đến như bây giờ, và tiến tới một lúc nào đó (còn xa lắm) chắc cũng sẽ chuyển hóa sang một dạng vật chất khác, ngừng tồn tại như một giống loài...

Trong việc dự đoán vận mệnh Quốc gia, dân tộc, khoa Chiêm tinh phương Tây chỉ dựa vào vị thế của các chòm sao và tính chất của các chòm sao ấy thì thật là võ đoán, thiếu căn cứ và phiến diện. Cho nên, chỉ đáng coi đó như một yếu tố tham khảo, những trường hợp đúng với thực tế, chắc chắn là không nhiều. Báo chí (ví dụ báo Sự thật, Liên Xô ngày 2-1-1990) có nhắc đến dự báo chính xác của một Chiêm tinh gia Bungaria vào đầu năm 1989 sẽ có những biến động lớn ở các nước Đông Âu trong năm 1989. Khi ông ta công bố dự báo trên, tất cả mọi người đều không tin và mỉm cười nhạo báng. Đến cuối năm, sau các biến cố dồn dập, mọi người mới chịu thừa nhận rằng ông ta ''thánh thật!”.

Ta hãy ghi nhận sự việc này và cần tìm hiểu thêm: có thật là ông ta chỉ dựa trên vị thế các chòm sao? Và các cuộc chính biến ở Đông Âu phải chăng là ý muốn của Thượng đế. Hay là hậu quả tất yếu của các quy luật phát triển kinh tế, xã hội?

Những người đả phá hoặc nghi ngờ Tử Vi học đặt ra một số câu hỏi mà khoa Tử Vi lúng túng hoặc chưa biết giải đáp cách nào. Chẳng hạn, những người sinh cùng một giờ, ngày, tháng, năm sẽ có số phận giống hệt nhau? Giả sử ở một nước có 100 triệu dân, với tỷ lệ tăng dân số là trên 1 %, thì mỗi giờ Tử Vi (bằng hai giờ theo cách tính thời gian thông thường) sẽ có khoảng 300 người ra đời. Liệu 300 người ấy có cùng tổ chức lễ cưới hoặc từ giã thế giới này vào cùng một giờ hay không? Nhà Chiêm tinh trả lời: có thể không, bởi vì gọi là sinh cùng một giờ, nhưng có người sinh đầu giờ, có kẻ sinh cuối giờ. Người xưa chưa tính được chính xác lắm, nên các tiểu tiết có thể xê dịch khác nhau, chứ số phận đại thể phải giống nhau.

Ta hỏi tiếp: thế những đứa trẻ sinh đôi, sinh ba, sinh bốn thì sao? Chúng chào đời cách nhau chỉ mươi phút, nhưng lại ''sang Thế giới bên kia'' cách nhau hàng mấy tháng, mấy năm. Hoặc ở một nước như Hoa Kỳ, hẳn có tới hàng chục người sinh trùng hoàn toàn về thời điểm với Ngài G. Washington, tại sao chỉ một mình ông Washington lên ngôi Tổng thống? Nhà Chiêm tinh lúng túng đáp: ''Đó là trường hợp ngoại lệ hoặc biệt lệ. Cái đó Tử Vi gọi là phi thường cách”. Song nhà Chiêm tinh có lý ở chỗ: trong Tử Vi có cung Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền trạch, dù sinh cùng giờ, cùng ngày, tháng, năm, nhưng bố, mẹ, nòi giống có khác nhau và nơi sinh có khác nhau cho nên hệ quả cuộc đời sẽ khác nhau. Vì Tử Vi còn căn cứ vào nhân diện để giải mã kia mà! Quy luật nào chẳng có ngoại lệ. Không có ngoại lệ, sao có được quy luật? Thôi thì ta cứ tạm ghi nhận lời giải đáp này, để đặt thêm câu hỏi cuối cùng: có những tai họa làm cho hàng ngàn, hàng vạn người chết thuộc đủ mọi lứa tuổi khác nhau, như vụ Mỹ ném trái bom nguyên Tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945, hoặc như nạn động đất ở Arménia tháng 12-1988. Phải chăng là số Tử Vi của hàng trăm ngàn người Tử nạn giống hệt nhau? Đến đây thì nhà Chiêm tinh đành đỏ mặt im lặng[1] . . .

Dĩ nhiên mọi lý thuyết, dù là những lý thuyết trứ danh nhất, cũng không bao giờ là hoàn thiện, hoàn mỹ cũng không thể lý giải được hết thảy mọi sự trên đời. Thời gian cứ nghiệt ngã phủ định rất thiều luận thuyết từng được coi là chân lý. Song nếu không có những luận thuyết từng được coi là chân lý ấy thì xã hội loài người đâu đạt tới trình độ văn minh như ngày hôm nay?.. Nghĩa là con người luôn luôn kế thừa, tiếp nhận mọi ''hạt nhân hợp lý'' và không ngừng bổ sung, làm giàu lên mãi hành trang trí thức của mình.

Theo khoa Chiêm tinh, số phận con người mang nặng tính chất tiền định, định mệnh. Mọi sự ngẫu nhiên, tình cờ cũng đều đã được an bài, suy cho cùng, chỉ là biểu hiện nhất thời của các quy luật phổ quát đều không vượt ra khỏi phạm vi cái tất nhiên. Thuật Chiêm tinh phương Tây cho rằng số phận con người lệ thuộc vào tác động của Vũ trụ. Tử Vi học phương Đông, tiến xa hơn, thấy được số phận con người còn phụ thuộc vào xã hội loài người, vào tác động qua lại giữa cá nhân với quần thể. Những luận thuyết như thế dầu sao cũng có căn cứ khoa học cũng là một đóng góp vào việc nhận thức và lý giải Vũ trụ nói chung, cuộc đời con người nói riêng. Song căn cứ ấy, theo chúng tôi, là chưa đầy đủ, chưa phổ quát và do đó, chưa hoàn toàn đúng khi vận dụng vào việc lý giải mọi sự vật và hiện tượng. Lịch sử tự nhiên và xã hội loài người vừa xác nhận, vừa phủ nhận các luận điểm ấy. Nói khác đi, ở đây vấn đề ''ai thắng ai" vẫn chưa được giải quyết đứt khoát. Con đường nhận thức, tiến đến chân lý còn vô cùng lâu dài. Hẳn rằng, với thời gian, trí tuệ con người sẽ phát hiện ngày càng nhiều quy luật hơn.

Như đã nói ở phần đầu đề mục này, con người phải là đối tượng nghiên cứu số một, phục vụ lợi ích con người phải là mục đích cuối cùng của mọi khoa học đã có, đang có và sẽ có. Rồi đây và càng sớm chừng nào càng hay chừng ấy, mọi khoa học sẽ liên kết nỗ lực với nhau để cùng tìm hiểu, nghiên cứu phát hiện tiềm năng con người, xây dựng một chiến lược con người xứng đáng với Con người ở thời đại văn minh Thế kỷ XXI.

NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP

(Khảo cứu, biên soạn)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/143-02-633385199168935000/Nen-van-hoa-co-than-bi-Dong-Tay-phuong-ky-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận