Tài liệu: Thư viện quốc gia Pháp

Tài liệu
Thư viện quốc gia Pháp

Nội dung

THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP

 

Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale) là thư viện quan trọng nhất của Pháp. Nó cũng là một trong những thư viện cổ nhất thế giới. Thư viện Quốc gia Pháp có nguồn gốc từ thư viện nhà Vua dưới triều Charles V (1364 - 1380), người đã tặng 1200 bản viết tay vào Bảo tàng Louvre. Nhưng thư viện này đã bị phân tán. Sau đó, dưới triều Vua Louis XI (1461 - 1483), nhà Vua đã xây dựng thư viện mới. Đến năm 1544, Francis I chuyển thư viện về Fontainebleau (Fôngtenơblô). Từ 1537, thư viện được thận một bản các ấn phẩm xuất bản tại Pháp. Năm 1622, thư viện mới thực sự xây dựng được hệ thống mục lục. Năm 1692, thư viện mới bắt đầu mở cửa cho công chúng sử dụng. Đến năm 1759, thư viện có tên gọi chính thức như ngày nay Bibtiothèque Nationale. Trong thế kỷ XIX, thư viện đã tổ chức một kho bản thảo phong phú có giá trị.

Hiện nay, kho sách của Thư viện Quốc gia Pháp có trên 11 triệu bản, 500.000 tên báo, tạp chí, 165 ngàn bản chép tay, 600 ngàn bản đồ, 15 triệu ảnh và bản khắc. Trong đó có khá đầy đủ tên sách và báo, tạp chí xuất bản tại Việt Nam từ 1922 đến 1944, qua con đường nhận lưu chiểu. Đồng thời, Thư viện Quốc gia Pháp cũng tiến hành bổ sung nhiều sách, báo, tạp chí được xuất bản tại Việt Nam từ sau 1945 đến nay. Thư viện Quốc gia Pháp cũng tàng trữ 75 tên sách Hán, Nôm của Việt Nam.

Từ năm 1996, Thư viện Quốc gia Pháp chuyển toàn bộ kho sách gần 11 triệu tập về thư viện mới (trụ sở mới), được gọi là Thư viện Pháp (Binliothèque de France). Thư viện được xây dựng hiện đại, trang thiết bị tiện nghi, mục lục hoàn toàn được đưa vào máy tính điện tử. Kho sách có sức chứa ban đầu là 17 triệu bản và đủ sức chứa tới 30 triệu bản, dự kiến phát triển trong 100 năm. Một hệ thống phòng đọc hiện đại có 6000 chỗ ngồi đọc (hiện nay chỉ có 900 chỗ ngồi). Thư viện Pháp vẫn là thư viện chứa sách là chính nhưng vẫn có những loại hình lưu trữ khác như băng ghi âm, băng ghi hình, sách điện tử…

Thư viện Pháp được trang bị các kỹ thuật hiện đại bảo quản giữ gìn những tư liệu cổ, trong đó có nhiều tư liệu quý hiếm trở thành di sản văn hóa của nhân loại, không thể tìm thấy bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Những tài liệu đó luôn được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu khai thác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/163-02-633386826680468750/Nhung-Thu-vien-noi-tieng-the-gioi/Thu-vien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận