THẾ NÀO LÀ CHẤT LOẠI VITAMIN?
Có rất nhiều chất tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Hoạt tính của chúng rất giống với vitamin, vì thế trước đây đã từng được xếp vào loại vitamin.
Nhưng vì những chất này có thể tổng hợp được trong cơ thể người, hoặc là sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên chưa được thừa nhận, chúng được xếp vào “chất loại vitamin”.
Những chất này chủ yếu có bioflavonoit (bioflavonoid), coenzim Q, inositol, axit lipoic (lipoic acid), cacnitin (carnitine), axit P - aminobenzoic (P – aminobenzoic acid), axit 2 – aminoetan – sunfonic (2 - aminoethane - sulfonic acid).
Bioflavonoit
Từng được gọi là vitamin P, có tác động rất rõ đến tính giòn và tính thẩm thấu của mạch máu, hơn nữa còn là chất mà axit ascorbic không thể thay thế được. Nhưng do cơ thể chưa được phát hiện thấy bị thiếu, nên chưa thể chứng minh được là cần thiết trong việc cấu thành bữa ăn của con người, về sau được đề nghị bỏ tên gọi vitamin P.
Bioflavonoit tồn tại cùng với axit ascorbic trong thực vật, là một loại hợp chất trong kết cấu có phenol. Các loại bioflavonoit đã được xác nhận có khoảng 800 loại. Loại được nghiên cứu tương đối rõ ràng là hesperiđin (hesperidin), rutin và sophorin... Chúng tương đối ổn định trong môi trường nhiệt oxy khô và có độ axit vừa phải. Nhưng gặp ánh sáng sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
Bioflavonoit được hấp thu rất nhanh ở đoạn trên ruột non, rồi đi vào máu và được phân bố trong các mô. Tỉ lệ hấp thu là khoảng 50%, phần chưa được hấp thu sẽ được vi sinh vật phân hủy và theo phân thải ra ngoài. Bioflavonoit nếu hấp thu vào cơ thể quá liều lượng sẽ thải ra qua đường nước tiểu.
Chức năng của bioflavonoit là: cùng với axit ascorbic duy trì chức năng bình thường của thành mao quản, tức tính giòn và tính thẩm thấu, từ đó tránh khỏi bị xuất huyết, có tác dụng chống oxy hóa, làm cho axit ascorbic và những chất khác trong thức ăn tránh khỏi bị oxy hóa.
Hàm lượng trong lá rau thông thường tương đối cao, trong trái cây như cam, quýt cũng tương đối phong phú, trong chè, cà phê, bia rượu,... cũng có một hàm lượng nhất định.
Coenzim Q
Tên gọi tập hợp của nhiều loại ubiquinone, ubiquinone là hợp chất loại mỡ. Coenzim Q được tổng hợp trong tế bào, được coi là sản phẩm chuyển hóa chủ yếu của tế bào.
Tồn tại trong nhân và tiểu thể của tuyệt đại đa số tế bào sống, tập trung dày đặc trong ti lạp thể. Trong dây chuyền hô hấp giải phóng năng lượng, chúng là một chất tham gia quan trọng trong tác động hô hấp, ngoài ra còn có tác dụng giảm nhẹ tác động của một số triệu chứng nào đó của chứng thiếu vitamin E.
Khi ubiquinone có từ thức ăn đi vào cơ thể, thì chỉ cung cấp vòng thơm và hiển thị các tác dụng đã nói ở trên, còn hầu như không có ý nghĩa dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, ubiquinone mặc dù đã có thể tổng hợp nhân tạo được hàng loạt hợp chất, nhưng vẫn không thể coi nó là một loại vitamin thực sự.
Inositol
Hợp chất 6 vòng có chứa 6 nhóm OH, có kết cấu giống đường glucoza. Tan trong nước, có vị ngọt, chịu được axit, kiềm và nhiệt, từng được gọi là “đường cơ”, là một loại chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng hiện nay vẫn chưa có chứng cứ cho thấy cơ thể không thể tổng hợp được toàn bộ số lượng đáp ứng nhu cầu tự thân. Vì vậy, vẫn có sự tranh cãi về việc inositol có được xếp vào loại vitamin hay không.
Tác dụng của inositol chủ yếu là ở tác dụng ưa mỡ của nó sẽ thúc đẩy sự chuyển hóa lipit, hạ thấp mức cholesterol trong máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tổng hợp nên phosphoinositide cần thiết cho mô tủy não. Ngoài ra, inositol còn tác động trong các mặt như tính thẩm thấu của màng tế bào, sự co lại của ti lạp thể, tính hoạt động của tinh trùng, sự vận chuyển các ion và truyền dẫn dung môi thần kinh.
Trong thức ăn có chứa nhiều inositol thường không dẫn đến thiếu, theo tính toán mỗi ngày sẽ đưa được vào 300 - 1000mg từ trong thức ăn, nhưng inositol trong thực vật thường kết hợp với axit photphoric tạo thành axit hexaphotphOric (hexaphosphoric acid) tức axit thực vật, axit thực vật có thể kết hợp với canxi, kẽm sắt thành các hợp chất không tan, từ đó làm nhiễu sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố này. Ngoài ra, trong thức ăn phối chế dành cho trẻ nhỏ, nếu như không lấy protein trong sữa bò làm nguồn protein, thì hàm lượng inositol trong đó có thể sẽ tương đối thấp, phải xem xét mà cho thêm cho tương đương với lượng inositol có trong sữa bò.
Axit lipoic
Một loại hợp chất lưu hóa tan trong mỡ, có rất nhiều tác dụng giống với vitamin nhóm B.
Trong cơ thể đóng vai trò là một loại coenzim, cùng với thiaminpirophotphat (thiaminepyrophosphate), hay cocacboxilaza, chuyển hóa axit piruvic (pyruvic acid) thành acetyl – coenzim A và α - ketoglytarate, rồi loại sau lại bị chuyển hóa thành ambrein acetyl coenzim A, là phản ứng cực kì quan trọng trong quá trình sinh ra năng lượng. Rất nhiều thức ăn có chứa axit folic, nguồn phong phú nhất là gan và men. Nhưng cơ thể con người có thể tự tổng hợp được lượng axit folic cần thiết cho bản thân.
Cacnitin
Chủ yếu là một loại chất truyền tải phân tử trong cơ thể, chuyển di axit béo mạch dài từ màng trong ti lạp thể vào trong chất nền, để axit béo được các oxilaza chuyển hóa và được tận dụng.
Khi thiếu cacnitin, sẽ xuất hiện bệnh cơ tích mỡ, triệu chứng của bệnh thường là nhược cơ.
Khi bị bệnh đái tháo đường, tăng năng tuyến giáp và một vài trở ngại dinh dưỡng khác cũng sẽ xuất hiện hiện tượng bị hạ mức cacnitin trong dịch thể và trong các tổ chức. Khi mang thai và phải mang vác quá nặng thường có hiện tượng tương tự. Tăng thêm cacnitin trong thức ăn sẽ làm cho triệu chứng giảm nhẹ. Cacnitin được phân bố rộng rãi trong men, sữa, gan, thịt và anbumin sữa, nhưng người ta đã biết là cơ thể thường không cần phải lấy cacnitin từ trong thức ăn.
Axit P - aminobenzoic
Một thành phần cấu tạo chủ yếu trong phân tử axit folic. Là coenzim có vai trò cực kì quan trọng trong việc phân hủy và tận dụng protein cùng sự hình thành hồng cầu. Các thuốc loại sulfanilamide là chất kháng axit P - aminobenzoic, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra triệu chứng thiếu axit P - aminobenzoic, như các triệu chứng mệt mỏi, bứt rứt, trầm uất hốt hoảng, đau đầu táo bón và các triệu trứng về hệ tiêu hóa khác. Men, đậu tương, lạc, mạch nha và gan, trứng các loại, cá các loại là nguồn cung cấp axit P – aminobenzoic quan trọng.
Axit 2 – aminoetan - sunfonic
Một loại hợp chất nội dịch tế bào tồn tại phổ biến trong các tổ chức động vật, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các axit amin lưu hóa. Trong cơ thể được tổng hợp nên từ methionin, cysteine qua tác dụng khử cacboxyl, oxy hóa.
Axit 2 - aminoetan - sunfonic khi quá lượng lấy được từ thức ăn sẽ thải ra qua nước tiểu, khi trong cơ thể không đủ thì sẽ hấp thu lại qua thận và giảm bớt bài tiết, để duy trì sự ổn định về hàm lượng trong cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy axit 2 - aminoetan - sunfonic là một loại chất dinh dưỡng cần thiết, có nhiều chức năng sinh học trong cơ thể người như bảo vệ hoạt tính cảm thụ ánh sáng của thị võng mạc; bảo vệ hoạt tính chống oxy hóa của rất nhiều tế bào, đặc biệt là bạch cầu, làm cho các tổ chức tránh khỏi bị các gốc oxy hóa và các gốc tự do làm tổn thương, phát huy tác dụng ức chế các tế bào thần kinh để điều tiết công năng của hệ thần kinh trung ương, kết hợp với axit mật để hình thành nên taurocholale, tham gia vào việc hấp thu tỉêu hóa lipit, giảm mật độ của tiểu cầu, tăng cường sức co bóp của tim, tăng cường khả năng vận động của tinh trùng và nâng cao hoạt tính của insulin,...
Axit 2 - aminoetan - sunfionic là hết sức cần thiết về mặt dinh dưỡng, nhưng có thể tổng hợp được trong cơ thể. Ngoài thời kì còn bé, do hoạt tính của cyctesulfinic acid decarboxylase, là chất cần có để hợp thành axit 2 - aminoetan-sunfonic, tương đối thấp, nên ngoài lượng tổng hợp không đủ cho nhu cầu ra, còn nói chung là không bị thiếu. Những thức ăn có hàm lượng axit 2 - aminoetan - sunfonic tương đối cao có thịt gia súc, gia cầm và nội tạng của chúng. Trong đồ hải sản, thì loại sò hến cứ 100g có hàm lượng là 240 mg, loại sò biển hàm lượng đạt tới 98 mg. Trong sữa cũng có với hàm lượng nhất định, sữa người (200 - 480g phân tử/l) cao hơn trong sữa bò (10 - 300g phân tử/l).