Tài liệu: Tôn giáo và ma thuật

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Con người hành động trên cơ sở của niềm tin. Thuyết duy linh và quyền lực siêu nhiên là những thuộc tính của những lãnh vực chủ quan trong chủ nghĩa siêu nhiên
Tôn giáo và ma thuật

Nội dung

Tôn giáo và ma thuật

Con người hành động trên cơ sở của niềm tin. Thuyết duy linh và quyền lực siêu nhiên là những thuộc tính của những lãnh vực chủ quan trong chủ nghĩa siêu nhiên. Tôn giáo và ma thuật là những khái niệm đặt cơ sở trên những cách thức mà con người hành xử theo mối tương quan với những sức mạnh siêu nhiên mà con người tin tưởng. Tôn giáo và ma thuật cấu thành hai hình thức thể hiện cụ thể của niềm tin. Sự khác biệt tương phản nằm trong sự đánh giá của con người về xung lực thúc đẩy đằng sau sự việc siêu nhiên. Phải chăng con người phụ thuộc vào sự thất thường hay ý chí của những sinh vật siêu nhiên với những đặc tính tâm sinh lý được qui kết sẵn? Nếu câu trả lời là “Có”, những quan hệ của họ với những sinh vật này và những đặc tính của họ sẽ là quan hệ tôn giáo tự nhiên. Liệu con người sẽ duy linh hay tin vào những quyền năng siêu phàm khi nằm dưới vòng cương tỏa của một số điều kiện bị hạn chế và kiểm soát bởi những quyền năng siêu phàm? Nếu câu trả lời là “Có”, những quan hệ của con người với ý chí siêu nhiên sẽ mang bản chất ma thuật.

Cầu kinh và ma thuật là hai kỹ thuật cơ bản để giao tiếp với thế giới siêu nhiên. Phương tiện thứ nhất, cầu kinh là tìm kiếm sự giao tiếp hòa hợp tinh thần trên một căn bản phụ thuộc vào những sinh vật có linh hồn. Phương tiện thứ hai là kỹ thuật nhằm đạt được sự khiển dụng đối với những quyền năng siêu phàm. Giữa những hình thức đối cực này, mỗi hình thức khả dĩ của hành vi giữa những cá nhân đều có thể được nhận dạng bằng những bản sao mang đậm dấu ấn tín ngường của chính mình. Như Benedict đã quan sát: “Có thể không có hành vi thói quen đối với những người theo một tín ngưỡng nào đó, không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu một kỹ thuật tôn giáo nào”.

Những giới hạn duy nhất về tôn giáo là những giới hạn được dựng lên và đặt để bởi trí tưởng tượng và hệ thống vật chất của nhân loại. Cả hai lãnh vực này đều cho phép chấp nhận những phạm vi biến đổi và cải tiến to lớn. Nghề săn bắn bị giới hạn bởi môi trường sinh thái, thói quen của các loài động vật, và những qui luật vận động cơ thể trong việc phát triển các loại vũ khí. Có rất ít những biến đổi trong kỹ thuật săn bắn trên cả thế giới; và sự đa dạng của những trải nghiệm và thói tục tôn giáo trong lãnh vực này cũng vậy.

Thái độ tôn giáo

Điều khác biệt giữa tôn giáo và ma thuật không phải là tính cách cao đẹp của tôn giáo này hay cái xấu xa của phép ma thuật nọ, mà chính là trạng thái tinh thần của người có niềm tin và cách thức thể hiện thành hành vi từ niềm tin đó. Đây là sự khác biệt đã được Sir James G. Frazer vạch ra trước tiên[1].

Trong trạng thái tinh thần tôn giáo, con người thừa nhận sự ưu việt của những quyền lực siêu nhiên và hạnh phúc, sức khỏe của họ phụ thuộc vào tác động của những quyền lực này. Các thái độ của con người là những thái độ cực kỳ phục tùng và tôn kính. Hành vi khách quan được biểu lộ luôn là sự van nài, sự cầu xin, và nhân nhượng bằng kinh cầu, lễ vật hoặc sự hiến tế.

Xin Cha hãy thương xót con.

Xin Cha hãy thương xót con.

Con đang than khóc vì đói khát,

Con đang than khóc vì đói khát.

Tất cả đã mất hết rồi - con không còn gì để ăn.

Tất cả đã mất hết rồi - con không còn gì để ăn.[2]

Đó là nội dung chính của một bài hát trong vũ điệu tế thần của người Arapaho, “được hát bằng một giọng điệu than oán, não nùng và đôi khi với những dòng nước mắt chảy dài trên má của những người tham gia nhảy múa”. Như linh mục của vùng Lord nhận xét, đây là hình ảnh thu nhỏ của thái độ tín ngưỡng, cùng với “tên của ngài là thiêng liêng” (sự tuân phục); “Hãy ban cho chúng con ngày nay và thức ăn mỗi ngày” (sự cầu xin); “Vương quốc, Quyền năng và Vinh quang của Ngài là mãi mãi” (sự lệ thuộc và sợ hãi).

“Hỡi các vị thần linh, con đứng đây với trái tim hèn mọn, cầu xin chư vị”. Đó là đoạn mở đầu của bài tụng ca trong lễ cầu hồn của người Winnebago.

Thái độ ma thuật

Trái lại, thuật sĩ là người tin rằng mình kiểm soát được những quyền năng siêu phàm dưới một vài điều kiện bắt buộc nào đó. Ông ta có quyền năng điều khiển quyền lực. Ông ta cảm nhận trong một niềm tin chắc chắn rằng nếu ông ta đạt được một phương thức đã qua thử thách và thực hiện nó một cách hoàn hảo, ông ta sẽ thu được những kết quả mà phương thức đó đã qui định là sẽ mang tới, xảy ra. Quyền năng siêu phàm tự thân không có tính chọn lựa hoặc ý chí. Thuật sĩ làm việc với một lòng tin tương tự như người sinh viên trong phòng thí nghiệm, nếu ông ta thao tác theo những sự chỉ dẫn một cách chính xác, ông ta sẽ đạt được cái kết quả đã biết trước. Thái độ và hành vi tín ngưỡng là thành kính, người thuật sĩ làm việc trong một tinh thần cao ngạo, hoặc ít nhất là với một lòng tự tin.

Ma thuật xuất hiện với mục đích mang lại những kết quả được mong muốn. Có vẻ như ma thuật đã gặp gỡ phương thức thử nghiệm thực dụng. Cái gì vận hành giống nhau thì giống nhau. Ít nhất, ma thuật phải hoạt động trong những áp dụng ban đầu của mình, hoặc phương thức ma thuật sử dụng thường bị loại bỏ vì thất bại hoặc vô giá trị. Khi ma thuật hoạt động, nó cũng đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: (1) sự trùng hợp ngẫu nhiên - nếu thời gian cho phép, sự kiện mong muốn sẽ đến và vượt qua êm đẹp và (2) ám thị tâm lý - khi ma thuật được điều khiển để chống lại một số người, những người này sẽ nghi ngờ hoặc sợ hãi rằng họ là đối tượng của trò pháp thuật, sự cuồng loạn và nỗi thúc ép bắt buộc tóm chặt lấy họ làm họ bị bệnh và chết. Các nhà tâm lý học gọi đây là phương thức khuất phục thân xác và thanatomania (tình trạng đình đốn của ý chí sống tại khởi điểm của sự hủy diệt cái chết). Các dữ liệu, hoặc sổ sách ghi chép của những khách lữ hành hay của các nhà nhân chủng học đầy rẫy những sự kiện tương tự trong thế giới sơ khai. Các hồ sơ điều trị lại cho thấy nhiều trường hợp đáng tin cậy xảy ra giữa xã hội văn minh. Các bác sĩ biết rõ sự quan trọng của trạng thái tâm lý nằm trong chứng bệnh hay thương tổn đích thực của bệnh nhân.

Ma thuật cũng phục vụ những mục tiêu của mình bằng cách mang lại cho thuật sĩ và các khách hàng của ông ta một sự khuếch trương tâm lý cần thiết. Như Malinowski đã phải từng nhắc lại, ma thuật khởi đầu tại những nơi mà công nghệ kỹ thuật chấm dứt. Một người Melanesia biết rằng ma thuật không thể đào đất cho anh ta trồng khoai, vì vậy anh ta phải tự đào lấy. Anh ta còn biết rằng phải cuốc đất để diệt các loài cỏ dại, và anh ta lại cuốc. Nhưng anh ta cũng biết rằng dù mình có tài giỏi khéo léo đến đâu, thì cái loài sâu bọ gây hại, súc vật chăn dắt, và khí hậu là những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của khả năng kỹ thuật của anh ta. Vậy mà, những yếu tố này hay những yếu tố không tên chưa biết lại có tác động làm cho vụ thu hoạch của anh ta hoặc là tốt hơn hoặc là tồi tệ hơn. Anh ta cần một vụ mùa tốt đẹp trong sự mù mờ vô vọng. Đó là mục tiêu, khát vọng nóng bỏng cấp thiết nhất của anh ta, vì vậy phải cố gắng để kiểm soát được các yếu tố chưa biết kia bằng ma thuật hay tôn giáo, và niềm tin mà ma thuật hay tôn giáo mang lại cho anh ta rõ ràng và hoàn toàn giúp anh ta vượt qua chính bản thân, để đạt được trạng thái yên tâm về cái mục tiêu mơ ước của mình.[3]

Người chiến binh tin rằng mình có ma thuật giúp không thể bị thương tổn thường có thể vượt qua sự sợ hãi và trở thành anh hùng dễ dàng hơn những người - cũng đang đối đầu với hiểm nguy mà không có một sự hỗ trợ như vậy.

Ma thuật không chỉ không thực sự giúp người thuật sĩ đạt đến các mục tiêu của mình trên thực tế, mà còn tăng cường thúc đẩy cái ảo tưởng thành tựu nữa. Khi niềm tin giáo điều về ma thuật đã trở nên mạnh mẽ, con người liên quan thường nghĩ đến cái kết quả ma thuật phải xảy đến, phải vượt qua, trong khi chẳng có gì đại loại như vậy xảy ra cả Ma thuật cũng giống như giấc mơ ban ngày, một hình thức lấp đầy sự mong ước.

Như vậy, ma thuật trong một vài lãnh vực của mình cũng giống như khoa học. Khi người thuật sĩ tiến hành sự giả định có tính cách khoa học mà phương thức ma thuật là một nguyên tố sản sinh ra một tác động hoặc một ảnh hưởng đã định, thì sự suy nghĩ của người thuật sĩ cũng đồng hành với suy nghĩ của nhà khoa học. Tuy nhiên, cách thức của người thuật sĩ lại dựa trên những ý nghĩ kỳ quặc. Những tưởng cũng nên nhắc lại rằng có những niềm tin khá khoa học và cũng xây dựng từ sự tin tưởng phi hiện thực, trước kia rất hữu dụng nhưng ngày nay đã bị vất bỏ. Có thể sẽ chính xác hơn khi gọi ma thuật là một kỹ thuật dựa trên phương pháp tư duy tự kỷ - ý nghĩ tưởng tượng kỳ quặc, như là phương tiện để hoàn thành sự mơ ước.

Cuối cùng, cũng cần phải chú ý rằng ma thuật thường xuất hiện dưới dạng các hành động vì những thuật sĩ thời sơ khai cũng là những nhà ảo thuật tài ba. Họ chỉ đơn giản lừa những người cả tin, nhẹ dạ bằng những màn dàn cảnh khéo léo từng giai đoạn và các trò quỷ thuật khéo tay, một số trò thật ra rất có sức thuyết phục.

Như vậy, chúng ta có thể dùng sự phân tích để phân biệt giữa tôn giáo và ma thuật, và sự dị biệt giữa những cũng chẳng gì hơn là một trò chơi chữ. Sự khác biệt giữa hai phương pháp tiếp cận với thế giới siêu nhiên đã mang lại những hậu quả lớn lao về mặt xã hội. Điểm nhấn mạnh của tôn giáo về thế giới siêu nhiên đưa con người vào tình trạng lệ thuộc các vị thần thánh và quyền lực của những chức sắc tôn giáo – pháp sư và thầy tu. Tôn giáo được tổ chức và tập trung chỉ huy về một đầu mối trung ương hơn, so với ma thuật vốn chỉ có tính cách cá nhân. Mặc dù các tôn giáo được tổ chức luôn luôn sử dụng một vài thủ thức của ma thuật trong các nghi lễ của mình, nhưng các nhà thờ hoàn toàn đối kháng với ma thuật, bởi vì thái độ trong ma thuật là không thích hợp với thái độ phục tùng trong tôn giáo. Sự va chạm này đã kéo dài qua nhiều thời đại. Ma thuật, so với tôn giáo - về tính chất, do có nhiều yếu tố giống nhau với khoa học nên cố thể chịu tác động hay được thay thế bởi các tiến bộ kỹ thuật; và ngược lại, tôn giáo với tính cách chủ yếu là sự phụ thuộc của cá nhân cho nên khó lòng chấp nhận một sự tiến bộ nào về tri thức như ma thuật. Các nhà khoa học hiện đại có thể vẫn gìn giữ niềm tin tôn giáo của mình, nhưng tất cả đều không thừa nhận lãnh vực ma thuật.

Sự pha trộn giữa tôn giáo và ma thuật

Tuy nhiên, con người sơ khai lại không bận tâm nhiều với việc phân tích lý luận tìm kiếm sự dị biệt giữa tôn giáo và ma thuật. Thực ra họ pha trộn chúng với nhau theo phương thức tốt nhất để đạt đến những mục đích của mình. Người thổ dân da đỏ vùng Bình Nguyên, trong các buổi lễ cầu hồn, đã biến mình thành kẻ đáng thương trong con mắt của các vị thần linh. Nếu được thương xót, các vị thần linh sẽ cho họ cái quyền năng cùng với các loại đồ nghề linh tinh, cũng như thủ tục lễ nghi để cầu khấn cái quyền lực đó. Người thổ dân đạt đến quyền năng bằng những phương cách tiếp cận những vị thần linh tôn giáo. Khi đã có được quyền năng, họ sử dụng nó như là một công cụ ma thuật để khiển dụng lại các vị thần linh. Thực tế này được minh họa rất rõ trong một bản báo cáo về các trường hợp chiếm hữu, sử dụng, và biến mất của loại quyền năng siêu nhiên mà một vị tù trưởng người Bannock đã trao cho tác giả vào năm 1933, khi đang thực hiện một cuộc khảo sát điều tra tại lãnh địa của ông ta - Sa mạc Sông Rắn, bang Idaho.

“Cả một quãng thời gian dài cách đây, những thổ dân quanh đây tụ tập để chơi bài poker. Tôi muốn phải thắng trong cái trò bài bạc này, tôi quyết định và phải đi tìm kiếm poha (quyền năng - power).

Tôi đi về phía các ngọn núi, đến một nơi mà tôi biết là ở đó có rất nhiều chuột pack. Tôi chỉ mặc mỗi cái khố. Không ăn và cũng không uống gì.

Tôi không ngơi nguyện cầu: “Ôi, Thần Chuột! Con đang đứng đây, một con người nghèo khổ, không có ai giúp đỡ. Hãy thương xót lấy con? Ngài đã thâu tóm mọi thứ bất cứ nơi nào mà ngài đến. Và con cũng mong muốn được như vậy với những người ở quanh con. Con muốn có được mọi thứ khi chơi bài poker”. Tôi nhịn ăn nhịn uống và cầu nguyện cả ba ngày ba đêm.

Vào đêm thứ tư, một con chuột pack khổng lồ, ông nội của tất cả chuột pack khác hiện ra trước mặt tôi và nói: “Này con người kia, ta đã nghe những lời cầu xin của ngươi. Ta cảm thấy thương xót cho ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi quyền năng của ta.

Bây giờ, đây là điều ngươi phải thực hiện. Khi bình minh đến, ngươi hãy cạo hết lớp cặn nước tiểu của chúng ta đọng lại lâu nay trên các tảng đá. Đựng tất cả vào một túi nhỏ làm bằng da hoẵng và đeo vào cổ ngươi.

Giờ đây ta sẽ dạy cho ngươi bốn bài hát. Khi ngươi muốn sử dụng quyền năng của ta, ngươi phải dùng tro tàn đốt từ cây khô để tẩy uế bản thân ngươi, gột sạch những thứ dầu mỡ và sơn vôi vẽ trên người. Hãy hát lên bốn bài hát mà ta dạy. Sau đó mới được bước vào sòng bài poker, ngươi sẽ luôn luôn chiến thắng. Ngươi sẽ thu tóm tất cả mọi thứ như ta.”

Anh ta đã thực hiện những điều này, và theo lời xác nhận của anh ta thì phép màu đã hiện thực với sự thành công quá sức cho đến khi anh ta bất cẩn - vào thay tay một người chơi poker khác ngay sau khi tham gia một vũ điệu chiến tranh mà quên chùi rửa lớp sơn vẽ bằng tro khô. Tác động phản ứng làm anh ta suýt chết, và phép màu đó bị phá sạch vĩnh viễn[4].

Trong câu chuyện này, Nước Chảy - tên anh chàng thổ dân - rõ ràng đã sử dụng cách tiếp cận của một người có tín ngưỡng: “Ôi, Thần Chuột! Con đang đứng đây, một con người nghèo khổ, không có ai giúp đỡ. Hãy thương xót lấy con”. Nhưng đồng thời anh ta cũng trở thành một thuật sĩ. Với cái công thức gồm những bài hát và cái loại bùa may mắn - cặn nước tiểu - anh ta đạt được, một cách rất tự nhiên những mục tiêu của mình cho đến khi thất bại vì phá vỡ cái công thức ma thuật do bất cẩn.

Thuật mô phỏng và vi lượng đồng căn

Chúng ta cũng có thể ghi nhận rằng ma thuật thường được thiết lập trên hai lãnh vực của nguyên tắc kết hợp tâm lý. Đầu tiên là sự giả định rằng những sự vật và hành động giống nhau có một hấp lực đối với nhau. Và giả định này đã tạo ra thuật mô phỏng và vi lượng đồng căn, trong đó nhà thuật sĩ đặt một lá bùa vào hình nộm của người hay vật mà ông ta muốn thực hiện cái ý muốn của mình, hoặc là ông ta muốn tái tạo lại sự vật mà ông ta có thể tác động trong con người hay vật đó (có thể hiểu như phép thư hay yểm của các dân tộc thiểu số ở nước ta - ND). Những người thổ dân Pueblo vẽ những hình ảnh tượng trưng cho những đám mây mang mưa đến, hoặc những ký hiệu thờ cúng có hình đám mây, hoặc khuấy loại rượu làm từ cây ngọc giá nổi bọt lên thành hình những khối mây, để kích thích những cơn mưa mang lại sinh khí cho những khu vườn khô hạn trong sa mạc của họ.

Giả định thứ hai là những sự vật đã từng tiếp xúc gần gũi với nhau sẽ để lại một ảnh hưởng nào đó với nhau. Nguyên tắc này lại sinh ra thuật truyền cảm, trong đó nhà thuật sĩ có thể thực hiện các trò bùa mê thuốc lú bằng một sợi tóc một mảnh y phục, hoặc thậm chí một cục phân bị đánh cắp hay lấy trộm của nạn nhân.

Niềm tin vào thuật mô phỏng thường diễn giải cho sự thù địch chống đối của những dân tộc sơ khai đối với những đối tượng mà họ mô phỏng. Không biết họ đã làm những gì với các tranh vẽ hay hình nộm? Niềm tin vào thuật truyền cảm đôi khi biến một con người dù bản tính ưa phô trương khoác lác thành ít nói, che giấu bản thân mình. Và đây rõ ràng là nỗi sợ hãi phép phù thủy, ma thuật hơn là cái bản tính khiêm tốn, kiệm lời.

Phép phù thủy - ma thuật

Phép phù thủy là pháp thuật sử dụng trong các mục đích chống hay ngược lại với xã hội. Pháp thuật tự trong bản chất là không mang ý nghĩa luận lý, không tốt không xấu. Chính cách sử dụng, mục đích mà ma thuật áp đặt xác định tính cách đạo đức của nó. Như vậy, một thầy mo hay một mụ phù thủy - với khả năng khiển dụng ma thuật – dưới con mắt của dân tộc họ đều có thể là tốt, hoặc xấu hay vừa tốt vừa xấu. Một thầy mo được người Shoshone gọi là một pohagant, có nghĩa là “một người có phép màu”. Một phù thủy được gọi là tidjipohagant, tức “một người sử dụng phép màu một cách xấu xa”.

Phép phù thủy hay ma thuật là một hình thức xâm phạm chống lại đồng loại hoặc những tài sản sở hữu của họ và không được xã hội tán thành. Ma thuật có thể cũng được sử dụng một cách có tính gây hấn hay xâm phạm nhưng nếu cách sử dụng được xã hội tán thành thì ma thuật không bị xem là phép phù thủy.

Phép phù thủy của người Kapauku. Người Kapauku ở các vùng cao nguyên miền Tây New Guinea với sự phân biệt giữa kamu (pháp thuật được tán thành, chấp nhận) và kego (phép phù thủy) là thí dụ minh họa rõ ràng cho điều đã đề cập trên đây. Theo Pospisil thì:

Theo quan điểm phân loại về mặt chức năng thì kamu có thể chia thành chữa trị bệnh tật, ngăn ngừa bệnh, chống lại phép phù thủy, cầu trời mưa hay bớt mưa, cầu phúc lợi, và cầu thắng lợi trong chiến tranh. Toàn bộ các nghi phép này, bất kỳ người đàn ông hay phụ nữ Kapauku nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, có một số cá nhân đã nổi tiếng nhờ thành công trong nghệ thuật ma thuật sạch này. Dân chúng gọi những chuyên gia này là kamu epi me (người biết pháp thuật tốt)[5].

Kego tai là việc sử dụng quyền lực pháp thuật để giết một người Kapauku khác. Các phù thủy (kego epi me) luôn bị mọi người sợ hãi, khinh ghét, tẩy chay, và đôi khi bị những người bà con thân thuộc của các nạn nhân hành hình.

Những sự phân biệt của người Azonde. Đối với người Azande của Phi châu, như Evans-Pritchard mô tả, pháp thuật tốt là wene ngua và pháp thuật xấu là gbigbita. Pháp thuật dùng để báo thù (bagbuduma) có thể sử dụng một cách hợp pháp để giết chết một người, nếu những lời nguyền độc địa được họ hàng người phù thủy sử dụng. Thuật Pe zunga có thể sử dụng và cho là tốt khi không biết được thủ phạm giết người bằng phép ma thuật. “Thuật Pe zunga được xem như là một vị quan tòa, nhằm tìm kiếm ra kẻ có trách nhiệm với cái chết, và đồng thời cũng là phương thức thi hành hình phạt đối với kẻ đó”. Trong ngôn từ của người Azande có những câu như “sự việc được quyết định” và “giải quyết sự vụ sáng suốt”. Dù tác dụng của những thuật này là để giết chóc, nhưng chúng thường được xã hội tán thành vì chúng chỉ được thực hiện nhân danh một cái cớ chính đáng nào đó.

Nếu không có nguyên nhân chính đáng, thì phép thuật được sử dụng sẽ quay trở lại giết chết người đã tạo ra nó. Một người Azande vẫn có thể sử dụng một số hình thức của pháp thuật xấu gbigbita để giết một người khác mà không cần một nguyên cớ chính đáng, nhưng nếu bị phát hiện thì anh ta sẽ bị xử tử.[6]

Những cách sử dụng của người Trobriand. Đối với những người dân quần đảo Trobriand, trước thời gian chính quyền Úc thiết lập sự quản lý, các thủ lĩnh có quyền ra lệnh hành quyết những người giàu mới trong xã hội vì những tội đại loại như đã quá thành công trong việc canh tác, mang những loại đồ trang sức cá nhân chỉ dành riêng cho giới thủ lĩnh, trang trí xa hoa quá đáng những ngôi nhà của mình, nói năng khoác lác và cư xử khó coi khi trình diện trước thủ lĩnh. Trong thời gian gần đây, các thủ lĩnh không còn được phép xử tử người dân vì những lý do như trên nữa, và Malinowski - trong suốt thời gian làm việc tại đây - đã phát hiện ra rằng các thủ lĩnh đã sử dụng các thầy phù thủy để làm công việc đó một cách bí mật. Thuật sĩ cũng là đao phủ của hoàng gia trong những trường hợp có kẻ phạm thượng và thân phận bị khám phá.

Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, phép phù thủy là một biện pháp văn hóa thay thế cho sự tập trung quyền lực hợp pháp, nhằm giải quyết những vụ việc tranh cãi. Beatrice Whiting đã chỉ cho thấy một sự tương liên rõ rệt giữa sự hiện diện của phép phù thủy và sự vắng mặt của những phương thức pháp lý có khả năng phán xét sáng suốt, để giải quyết những vụ việc tranh chấp, tranh cãi và ngược lại[7]. Nói chung, phép phù thủy, bởi đặc tính chống lại xã hội[8] thường bị trừng phạt như một hành động bất hợp pháp, và hành xử phép phù thủy cũng bị xem như là tội ác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2594-02-633541270435126250/Thuyet-duy-linh-quyen-luc-sieu-nhien-va-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận