CACBOHIĐRAT CÓ NHỮNG CÔNG DỤNG SINH LÍ GÌ?
1. Cung cấp năng lượng. Là công dụng sinh lí chủ yếu nhất của cacbohiđrat. Glicogen có trong cơ bắp là nguồn năng lượng hữu hiệu nhất của hoạt động cơ bắp. Hoạt động của tim cũng chủ yếu dựa vào năng lượng cung cấp của phosphoric acid glucose và glicogen oxy hóa. Hệ thần kinh, ngoài glucoza ra, không thể sử dụng được năng lượng do các nhất dinh dưỡng khác cung cấp. Glucoza trong máu là nguồn năng lượng duy nhất của hệ thần kinh. Khi lượng đường huyết thấp sẽ xuất hiện hôn mê, ngất, thậm chí tử vong.
2. Thành phần cấu tạo nên các tổ chức thần kinh. Tất cả các tổ chức và tế bào thần kinh đều có chứa cacbohiđrat. Deoxyribonucleic acid (DNA) là cơ sở vật chất của di truyền sinh học, có chứa đường riboza (ribose) là 1 loại pentoza.
3. Bảo vệ gan, giải độc. Khi glicogen gan được tồn trữ đã tương đối đầy đủ, gan sẽ có khả năng giải độc tương đối mạnh đối với chứng độc huyết do một vài loại hóa chất độc (như cacbon tetrachloride, cồn, thạch tín) và do bị nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh gây nên.
Vì thế đảm bảo việc cung cấp đường, duy trì cho trong gan có đủ lượng glicogen, về một mức độ nào đó, sẽ bảo vệ cho gan tránh được những tổn hại của các nhân tố có hại, đồng thời sẽ duy trì được khả năng giải độc bình thường của gan.
4. Chống tạo thể xeton. Lipit oxy hóa trong cơ thể sẽ dựa vào năng lượng do cacbohiđrat cung cấp. Khi cacbohiđrat cung cấp không đủ, cơ thể do bị bệnh (như bệnh đái tháo đường) không thể tận dụng được cacbohiđrat, nguồn năng lượng phần lớn cần thiết sẽ do lipit cung cấp; và khi lipit oxy hóa không hoàn toàn thì sẽ sinh ra thể xeton, đây là một loại chất mang tính axit, nếu tích đọng trong cơ thê quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc axit. Cho nên, cacbohiđrat có tác dụng chống tạo thể xeton và phòng ngừa ngộ độc axit.