Tài liệu: Chủ nghĩa siêu tự nhiên

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vậy thì, vấn đề nền tảng là trước tiên phải xem xét bán chất của cái có ý nghĩa là chủ nghĩa siêu nhiên
Chủ nghĩa siêu tự nhiên

Nội dung

Chủ nghĩa siêu tự nhiên

Vậy thì, vấn đề nền tảng là trước tiên phải xem xét bán chất của cái có ý nghĩa là chủ nghĩa siêu nhiên. Rõ ràng có hai ý nghĩa đối nghịch nhau về khái niệm này: một là tự nhiên và sau nữa là vượt quá tự nhiên hoặc, thực ra là cao hơn tự nhiên. Trong bất kỳ hệ thống tư tưởng nào, sự khác nhau của một đôi (sự việc) tùy thuộc vào triết lý sống tổng quát của một người về bản chất của những sự vật, dựa trên những điều kiện hiện hữu của sự vật và cái cách mà chúng vận hành trong quan điểm chung. (Xem chương 34). Điều được xem là tự nhiên hoặc siêu tự nhiên là tùy thuộc (vào cách đánh giá) của nền văn hóa tại thời điểm đánh giá. Trong hệ thống tri thức của thế giới phương Tây, nhiều sự việc trước đây đã từng bị xem là siêu tự nhiên, nay đã nằm trong lãnh vực tự nhiên. Những chiếc rìu (của người Celts) thời đồ đá mới mà người châu Âu thế kỷ mười tám đã từng cho rằng đó là sấm sét của thần Jove hoặc nước bọt của ma quỷ, thì ngày nay đã được nhận ra rằng, đó chỉ là sản phẩm do bàn tay con người làm ra và lần hồi được hoàn thiện thành những sản phẩm tự nhiên trong hoạt động của con người. Chẳng có gì vốn là siêu tự nhiên cả, và tất cả tùy thuộc vào cách con người nhìn và đánh giá sự vật.

Một số nhà nhân chủng học nhận ra rằng nhiều dân tộc sơ khai không phân biệt được giữa tự nhiên và siêu tự nhiên. Họ cho rằng khái niệm phân biệt giữa tự nhiên và siêu nhiên là một sản phẩm của chủ nghĩa duy lý châu Âu, và cũng là một điều tưởng tượng do những tư tưởng gia phương Tây nặng đầu óc vị kỷ dân tộc áp đặt lên những nền văn hóa sơ khai[1]. Trong một chừng mực nào đó, điều này là sự thật. “Tự nhiên” và “Siêu nhiên” là những khái niệm phân tích dùng để phân loại những hiện tượng, và những bản sao đối chiếu của chúng không cần thiết phải hiện diện trong ngôn ngữ và hệ thống ý niệm của tất cả các dân tộc. Câu hỏi quan trọng chính là: “Liệu những khái niệm mà chúng ta thường sử dụng trong khoa nhân chủng học có nêu được cái thực tế mà chúng ta khảo sát được?”. Câu trả lời là “Có”.

Linh thiêng và trần tục

Điều khác biệt chính yếu giữa tự nhiên và siêu nhiên nằm trong các thái độ hoặc quan điểm thuộc tính cách cảm xúc của tinh thần hay của cảm giác, hoặc, như giáo sư Lowie đã diễn đạt: “Tri giác về một vài sự vật vượt quá mong đợi hay tự nhiên, là một cảm giác về sự Dị Thường, Huyền Bí và Siêu Nhiên”[2]. Niềm tin tôn giáo cơ bản là chủ quan và bí ẩn, trong khi đó niềm tin tự nhiên chú trọng vào sự xác định khách quan bằng luận lý về sự thật.

Điều này trở nên rõ ràng hơn khi những đề mục so sánh dưới đây được Emile Durkheim[3], một nhà nhân chủng xã hội học người pháp đưa ra để nêu lên sự tương phản giữa hai thái độ đối của nhau: trần tục và thiêng liêng.

Trần tục

Thiêng liêng

Phạm vi hoạt động hằng ngày, thế tục, được chấp nhận, thế giới bình thường.

Phạm vi khác thường, phi thường, không xem là ngẫu nhiên, “ngoài thế giới”.

Thái độ: miễn cưỡng chấp nhận trên cơ sở của sự thông cảm, đồng cảm chung.

Thái độ: sợ hãi, cảm giác lo âu bí ẩn, xử lý hoặc đối phó một cách thận trọng bằng một vài sự việc đặc biệt.

 Thuật ngữ “trần tục” (profane) và “thiêng liêng” (sacred) được dùng ở đây mang ý nghĩa rộng hơn so với ý nghĩa chung và thông thường của chúng trong tiếng Anh và ý nghĩa này, bất biến, không thay đổi trong phần thảo luận này. Như vậy, điều trần tục là điều xảy ra một cách tự nhiên và điều siêu phàm xảy ra một cách không tự nhiên. Điều Tự nhiên xảy ra theo những cách thức được chấp nhận là bình thường, phù hợp với kinh nghiệm thường nhật. Điều siêu phàm xảy ra theo những cách thức được xem là đặc biệt và không bình thường. Do vậy, những ý nghĩa cảm quan mang lại cũng khác nhau và chúng cũng là sản phẩm của trạng thái tinh thần của con người.

Vì vậy, tôn giáo và pháp thuật dựa trên niềm tin siêu nhiên, và là những chủ thể cơ bản của ý thức hệ với các loại cảm giác kèm theo. Tôn giáo và pháp thuật đều cần đến tư tưởng. Súc vật, như chúng ta thấy, dù cũng có cảm xúc nhưng không phát triển thành tư tưởng tượng trưng. Chỉ có con người biết diễn đạt bằng biểu tượng, và những ý nghĩ của con người về siêu nhiên luôn luôn được diễn đạt thành biểu tượng. Vì vậy, ở cấp độ dưới con người, tôn giáo và ma thuật không hiện diện, và chủ nghĩa siêu nhiên cũng vậy.

Chủ nghĩa siêu nhiên là sản phẩm tất nhiên của quá trình phát triển tiến hóa của não bộ, trí lực của con người. Các loài vật không đủ trình độ thông minh để tạo ra tôn giáo hay pháp thuật. Con người phản ánh cái vũ trụ sống hoặc những trải nghiệm của bản thân để hình thành nên những ý tưởng về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của sự việc hay hiện tượng. Một vài tư tương có thể mang tính cách siêu nhiên, một số khác thì không. Những tôn giáo đầu tiên có thể đã sinh ra từ Sơ kỳ của thời đại Đồ đá mới, và cách suy nghĩ thần bí đã kiểm soát kiềm chế gần như toàn bộ đời sống của con người, và từ đó kéo dài đến những triết gia cổ đại như Aristotle, Plato và những nhà sáng lập nền khoa học hiện đại người Hy Lạp. Kế tiếp thời đại Phục Hưng ở Phương Tây, nền văn hóa đô thị đã góp phần khai sinh. Thế kỷ ánh sáng và Thế kỷ luận lý, tầm quan trọng của yếu tố siêu nhiên trong cách suy nghĩ văn minh ở giai đoạn này đã giảm rất nhiều so với xã hội của các dân tộc sơ khai trước đó. Chúng ta không thể đoán chắc là liệu chủ nghĩa tự nhiên có thay thế được hoàn toàn chủ nghĩa siêu nhiên trong các nền văn hóa tương lai, mặc dù khuynh hướng tổng quan chung trong qui trình tiến hóa văn hóa và tư tưởng nhân loại có thể nói là chắc chắn phải đi theo chiều hướng đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2594-02-633541266728407500/Thuyet-duy-linh-quyen-luc-sieu-nhien-va-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận