THẾ NÀO LÀ ĐISACARIT?
Do 2 phân tử monosacarit khử đi 1 phân tử nước ngưng kết mà hợp thành. Dễ hòa tan trong nước, nhưng phải sau khi phân giải thành monosacarit mới có thể được hấp thu, tận dụng. Các loại thường gặp có:
1. Sacroza (sacrose, đường mía). Do 1phân tử glucoza và 1 phân tử fructoza ngưng kết hợp thành. Hàm lượng trong mía, rau ngọt rất cao. Đường trắng, đường đỏ và đường cát đều là đường mía.
2. Mantoza (maltose, đường mạch nha). Do 2 phân tử glucoza ngưng kết hợp thành. Trong mầm của các loại ngũ cốc mới nảy có hàm lượng tương đối nhiều, đặc biệt là trong mạch nha có hàm lượng cao nhất, cho nên có tên là đường mạch nha. Thức ăn có chứa tinh bột ở trong miệng dưới tác dụng của amilaza (amylase) trong nước nọt, một phần sẽ được phân giải thành mantoza. Người ta khi ăn cơm, bánh bao, trong khi nhai thật chậm sẽ cảm thấy có vị ngọt, đó chính là mantoza.
3. Lactoza (lactose, đường sữa). 1 phân tử glucoza và 1 phân tử galactoza ngưng kết hợp thành. Chỉ có trong sữa của động vật, vị ngọt chỉ bằng 1/6 đường mía, rất khó hòa tan trong nước.