Tài liệu: Thức ăn tác động như thế nào tới quá trình hấp thu và chuyển hóa thuốc men?

Tài liệu
Thức ăn tác động như thế nào tới quá trình hấp thu và chuyển hóa thuốc men?

Nội dung

THỨC ĂN TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TỚI QUÁ TRÌNH HẤP THU VÀ CHUYỂN HOÁ THUỐC MEN?

 

Thành phần, độ axit - bazơ của chế độ ăn, phương thức và thời gian đưa vào có ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và chuyển hóa thuốc men.

Thành phần thức ăn là phức tạp, ngoài chất dinh dưỡng ra, còn có nhiều chất như chất vô cơ, chất hữu cơ, ankaloit (alkaloid).

Có những thành phần trong thức ăn có tác dụng với thuốc men, sẽ làm giảm hoặc tăng cường hiệu quả trị liệu của thuốc. Có một số ít thuốc vì làm thay đổi chuyển hóa sinh lí bình thường của cơ thể mà khiến cho một số loại thức ăn thường ăn hằng ngày trở thành có hại cho cơ thể, vì vậy, chế độ ăn của bệnh nhân trong thời kỳ uống thuốc phải thật xác đáng.

Ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc

Thuốc nên uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn được quyết định bởi tính chất của thuốc và thành phần của chế độ ăn. Phần lớn các loại thuốc như aspirin, babital, tetracylin, penicillin, aminotheophylline,... nếu uống trước bữa ăn sẽ được hấp thu nhanh, hiệu quả thuốc cao, còn hydralazine (thuốc chống huyết áp cao),... thì uống sau khi ăn sẽ được hấp thu tương đối an toàn; griseofulom nếu uống cùng với chế độ ăn lipit cao sẽ có lợi cho việc hấp thu.

Các thành phần dinh dưỡng canxi, magie, sắt, đồng,... trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Nếu tetracylin uống cùng với sữa thì tỉ lệ hấp thu giảm. Có những loại xơ thức ăn trong chế độ ăn sẽ hút nước nở phình ra trong đường ruột hình thành nên chất có kết cấu dạng lưới, có khả năng hấp phụ các thuốc loại chất khoáng và nguyên tố vi lượng, từ đó làm giảm sự hấp thu chúng, hạ thấp hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, các thành phần phi dinh dưỡng trong chế độ ăn uống như tanin trong lá chè sẽ kết hợp với viên sắt, oxalat trong rau chân vịt sẽ kết hợp với chất canxi, tạo thành các chất kết tủa, gây trở ngại cho việc hấp thu canxi, axit photphoric trong sữa bò, phomat, axit thực vật trong vỏ cám sẽ kết hợp với kẽm, ảnh hưởng đến việc hấp thu kẽm.

Ảnh hưởng đến việc chuyển hoá thuốc

Chuyển hóa thuốc sẽ được tiến hành trong huyết tương và các tổ chức gan, ruột, thận, phổi,... Gan và niêm mạc ruột ngoài việc có chứa hệ enzim tiêu hóa các chất dinh dưỡng ra, còn có chứa các enzim ti lạp thể hỗn hợp có liên quan đến việc chuyển hóa thuốc, còn gọi là enzim thuốc. Có những thành phần thức ăn có tác dụng kích phát hoặc ức chế hoạt tính của enzim thuốc, từ đó thúc đẩy hoặc làm chậm lại quá trình chuyển hóa thuốc, có tác dụng làm giảm, ổn định hoặc tăng cường hiệu quả trị liệu của thuốc.

Nếu chế độ ăn có protein cao, cacbohiđrat thấp sẽ kích phát các enzim thuốc trong gan làm cho antipyrine (thuốc hạ nhiệt giảm đau), và aminotheophylline rút ngắn thời kì bán rã trong huyết tương 35 – 40%.

Còn chế độ ăn có protein thấp, cacbohiđrat cao thì sẽ kéo dài hiệu quả điều trị của aminotheophylline đối với việc cắt cơn hen ở bệnh nhân hen suyễn, còn khi dùng levodopa để trị liệu chứng liệt rung thì ngược lại, nếu cho chế độ ăn protein cao sẽ làm chậm lại việc chuyển hóa thuốc, ổn định được hiệu quả trị liệu. Trong số các loại rau như su hào, bắp cải, củ cải, súp lơ,... có chứa các chất kích phát enzim thuốc trong ruột, gan, có thông tin cho biết nếu trong chế độ ăn có tương đối nhiều loại rau này thì nhanh chóng thanh lọc các thuốc như phenacetin (thuốc hạ nhiệt),... than gỗ cháy không hết hoặc dầu mỡ cháy sẽ sản sinh ra pelyciclic aromatic hydrocarbon (PAH), từ đó đẩy nhanh việc chuyển hóa các thuốc antipyrine, cafein, phenacetin,... vì thế khi ăn thịt cháy bị nhiễm pelycyclic aromatic hydrocarbon (PHA), sẽ kích phát enzim thuốc trong niêm mạc ruột, đẩy nhanh việc chuyển hóa phenacetin trong cơ thể.

Một vài loại thức ăn kiêng kị đối với thuốc men

Tyrasamine và dopamine là các chất tăng áp mạnh, có thể làm teo mạch tăng huyết áp. Hai chất này trong các loại thức ăn thông thường sẽ khử amin dưới tác dụng của monoamin oxiđaza (monoamine oxidase - thuốc chữa bệnh ung thư) trong gan, ruột, chuyển hóa thành các sản phẩm chuyển hóa vô hại. Nhưng khi sử dụng các thuốc ức chế, monoamin oxiđaza như benzen propylamine (thuốc chữa chứng trầm uất) và nardil có tác dụng ngăn cản monoamin oxiđaza thì hoạt tính của monoamin oxiđaza sẽ bị ức chế sẽ làm cho các monoamin như tyrasamine,… không thể khử amin một cách bình thường được mà đi vào tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến hội chứng tyrasamine, có biểu hiện đau đầu, mặt mày tái nhợt, buồn nôn, huyết áp cao, sốt,... thậm chí đôi khi có trường hợp còn bị đứt mạch máu não mà chết. Vì thế, bệnh nhân khi sử dụng các loại thuốc trên, cần tránh ăn những thức ăn có chứa nhiều tyrasamine và dopamine và các thức ăn dễ làm protein phân huỷ, lên men, như phomat cũ, bơ sữa lên váng, rượu nho, bia, lạp xường lên men, cá khô mặn, gan gà, quả không hoa, chuối tiêu, nho khô, cà, đậu, giá đỗ,...

Tetraethyl thuiram disulfide thường dùng cho những người nghiện rượu cai rượu, sau khi uống phải nghiêm cấm uống rượu. Nếu sau khi uống thuốc mà uống rượu hoặc ăn trái cây, bánh ngọt có chứa men rượu thì sẽ xuất hiện đau đầu nặng, nóng bừng, buồn nôn, ói mửa, huyết áp hạ, mệt mỏi, chóng mặt, mắt nhìn không rõ, co giật, người mẫn cảm sau khi uống 6 - 7ml rượu thì chỉ trong vòng 10 phút sẽ xuất hiện các triệu chứng nói trên. Loại triệu chứng và thể chứng này được gọi chung là hội chứng acetaldehyde. Cơ lí của nó là tetraethyl thuiram disulfide sẽ ức chế anđehit đehiđrogeneza (aldehyde dehydrogenase) có khả năng oxy hóa axetanđehit (acetaldehyde), vì thế chất dẫn xuất của cồn là axetanđehit không được chuyển hóa, sẽ tích đọng lại trong cơ thể mà phát sinh ảnh hưởng. Sau khi uống metroethoxylazol (metronidazole - thuốc chống trùng roi) và sulfonyolurea (một loại thuốc uống hạ đường mà uống rượu cũng sẽ gây ra hội chứng axetanđehit. Sau khi uống chlopropamid (thuốc hạ đường) mà uống rượu cồn sẽ xuất hiện phản ứng đường huyết thấp.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2966-02-633565285087722893/Thuoc-men-voi-dinh-duong/Thuc-an-tac-dong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận