Tài liệu: Người ta tách vàng ra bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tất cả đều phụ thuộc vào loại mỏ.Vàng ở sông suối là dễ thu hồi nhất vì mật độ của nó,
Người ta tách vàng ra bằng cách nào?

Nội dung

Người ta tách vàng ra bằng cách nào?

Tất cả đều phụ thuộc vào loại mỏ.Vàng ở sông suối là dễ thu hồi nhất vì mật độ của nó, một trong những mật độ lớn nhất (19,2 g/cm3 đối với vàng ròng so với chỉ từ 2 đến 2,5 g/cm3 đối với các chất khoáng kèm theo). Một khay đãi vàng là đủ! Vì kỹ thuật rất đơn giản này không cho phép thu hồi những hạt nhỏ nhất nên nó đã được thay thế bằng phương pháp ''hỗn hống hóa'' vào thế kỷ XIX: vàng tạo thành một hỗn hống với thủy ngân sau đó hỗn hống này được đun nóng để tách kim loại vàng ra khỏi đó. Phương pháp này tuy cho phép thu hồi vàng cỡ nhỏ ở đất bồi tích (phù sa) hoặc các hạt vàng từ những quặng được nghiền, nhưng chỉ còn được áp dụng trong sản xuất thủ công. Trên thực tế thủy ngân độc gây ra những tổn thương thần kinh không thể phục hồi ở những người phải tiếp xúc. Ở Guyane, những người đi tìm vàng là nguồn ô nhiễm lớn mà cư dân Mỹ - Ấn (Da đỏ) hiện nay phải chịu ảnh hưởng. Từ cuối thế kỷ XIX, việc khai thác công nghiệp đã áp dụng phương pháp xianua hóa. Quặng được nghiên và trộn với một dung dich natri xianua. Dung dịch này hòa tan vàng và giữ nó trong dung dịch dưới dạng muối để tan có thể thu hồi bằng phương pháp điện phân hoặc làm kết tủa trên bột kẽm. Trong một số quặng sunfua hóa, vàng bị mắc trong các tinh thể pyrite hoặc arsenopyrite không thể hòa tan. Khi ấy sunfua được "rang'': nếu được đun nóng ở khoảng 6500C, sunfua biến đổi thành oxit, và vàng được giải phóng có thể xianua hóa. Sunfua cũng được dùng làm thức ăn cho vi khuẩn lưu huỳnh, là loại vi khuẩn có thể tiêu hóa sunfua và giải phóng vàng chứa trong đó cùng lúc (ngâm chiết sinh học). Phương pháp xianua hóa rất hiệu quả nhưng cũng nguy hại đối với môi trường xianua là chất độc mạnh, nó  kìm hãm sự tổng hợp enzym giúp oxy gắn với sắt của huyết cầu tố (hemoglobin). Một số bang ở Mỹ, như Nevada hoặc Colorado, đã cấm phương pháp này. Sau hết, những nguy cơ kiện tụng gia tăng và sự “bùng nổ” chi phí phục hồi các địa điểm (trung bình là l0% toàn bộ chi phí đầu tư để lấp hố, xử lý nước, khôi phục rừng, v.v...) đã ngăn cản nhiều công ty mỏ lao vào các dự án khai thác mới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1942-02-633465461709062500/Vang/Nguoi-ta-tach-vang-ra-bang-cach-nao....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận