Vì sao vàng lại hiếm?
Vì nó được tạo ra trong không gian khi có những sự kiện rất đặc biệt! Dựa vào những quan sát và mô hình tiến hóa của sao, các nhà thiên văn đã chứng minh rằng vàng, cũng như tất cả các nguyên tố hóa học nặng hơn sát, được tổng hợp trong lòng những sao lớn nhất. Các ngôi sao này gần như trải qua toàn bộ cuộc đời của chúng để biến đổi một phần lõi hydro của chúng thành heli, rồi quá trình tổng hợp hạt nhân lồng vào: heli được kết hợp thành cacbon, oxy, nitơ,và các nguyên tố nặng hơn. Sao trở nên không ổn định và tự suy sụp.
Lúc ấy có một loại phản ứng thứ hai gọi là “bắt nơtron” tiếp sức. Sắt, có khối lượng nguyên tử là 56, được tích nơtron cho đến khi trở nên không bền và biến đổi thành cobalt. Rồi đến lượt cobalt thu nơtron để cho ra kền, đồng, v.v... Bằng cách ấy mà người ta có khối lượng nguyên tử của vàng là 197! Các sao lớn nhất bùng nổ thành những siêu sao mới, hoàn lại toàn bộ các thành phần của chúng trong môi trường giữa các sao.
Vàng cũng có thể sinh ra từ sự va chạm giữa các sao nơtron[1], một trong những sự kiện dữ dội nhất chưa từng thấy trong Vũ trụ. Giải thuyết này mới được đưa ra gần đây nên còn phản chứng minh. Dù thế nào đi nữa thì hệ mặt trời đã được sinh ra cách đây 4,566 tỷ năm và tập trung các nguyên tố hóa học có trong môi trường của nó, trong đó một phần được hòa nhập vào các hành tinh. Như vậy vàng trên trái đất rất cổ. Nó đã được nhiều thế hệ sao khổng lồ tổng hợp cách đây khoảng 12 - 4,5 tỷ năm! Nhưng cuộc du lịch của kim loại quý này không dừng ở đó. Sau khi được tạo thành ít lâu, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm, Trái đất đã bị phân dị: những nguyên tố nặng nhất như sắt và kền được tích tụ ở tâm hành tinh để tạo thành một nhân kim loại, còn những nguyên tố nhẹ nhất trên mặt như silic, oxy, nhôm, v.v... đã tạo thành vỏ rắn lại rất nhanh. Vàng, có ái lực rất mạnh với sắt, đã bị giam trong nhân, còn vỏ chỉ giữ lại được các vết - khoảng 0,001g/tấn! Vì vậy, chỉ sau khi đã được tập trung hàng nghìn lần do các quá trình địa chất, nó mới có thể khai thác được.