Tài liệu: Về mùa xuân, nhựa dâng lên cây trong khi cây vẫn chưa có lá. Tại sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đáp: Người ta thường giải thích nhựa nguyên từ dưới đất đi lên được cây trong mô rất cứng của mạch gỗ là nhờ sự thoát hơi nước và bay hơi ở lá.
Về mùa xuân, nhựa dâng lên cây trong khi cây vẫn chưa có lá. Tại sao?

Nội dung

Sinh lý thực vật

Hỏi: Về mùa xuân, nhựa dâng lên cây trong khi cây vẫn chưa có lá. Tại sao?

Đáp: Người ta thường giải thích nhựa nguyên từ dưới đất đi lên được cây trong mô rất cứng của mạch gỗ là nhờ sự thoát hơi nước và bay hơi ở lá. Bộ lá hút cột nước ở trạng thái căng nhờ tác dụng đơn giản của hiện tượng mao dẫn.

Nhưng giải thích ra sao khi nhựa chảy ở các vùng có tầm cỡ truớc khi có lá? Đó là nhờ hệ rễ. Trên thực tế, một số loại tế bào rễ chuyển ion (cũng như đường) vào các tế bào của mạch gỗ. Những ion này, như kali hoặc nitrat, có nồng độ cao hơn trong mạch gỗ so với trong đất, vì vậy có sự mất cân bằng thẩm thấu. Để bù vào độ chệnh lệch về nồng độ này, nước có trong đất xâm nhập vào mạch gỗ. Dưới áp lực, nhựa liền dâng lên trong các mạch của thân. Các ion đi vào rễ là một hiện tượng chủ động và cần đến năng lượng do cây cung cấp. Hai cơ chế, độ thoát hơi nước và sức đẩy của rễ, tham gia vào các thời kỳ khác nhau. Sức đẩy của rễ có thể diễn ra trước khi có lá hoặc vào ban đêm, khi không có độ thoát hơi nước. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn là đối tuợng tranh luận trong cộng đồng khoa học, nhất là về các tham số vật lý của nhựa. Vì mạch gỗ khó tiếp cận nên các mô hình này chỉ đo được một cách gián tiếp.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1950-02-633466126255781250/Phu-luc/Ve-mua-xuan-nhua-dang-len-cay-tro...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận