Tài liệu: Tại sao người ta bẻ được ngón tay kêu răng rắc?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đáp: Vì khi kéo ngón tay, người ta làm giảm áp lực giữa sụn của các khớp, từ đó hạ thấp nhiệt độ bay hơi của các khí hòa tan trong tế bào sụn,
Tại sao người ta bẻ được ngón tay kêu răng rắc?

Nội dung

Sinh lý người

Hỏi: Tại sao người ta bẻ được ngón tay kêu răng rắc?

Đáp: Vì khi kéo ngón tay, người ta làm giảm áp lực giữa sụn của các khớp, từ đó hạ thấp nhiệt độ bay hơi của các khí hòa tan trong tế bào sụn, tạo ra các bọt (chứa 80% cacbon đioxyt) khi vỡ mạnh nghe kêu răng rắc. Hiện tượng này được gọi là khí xâm thực. Nguồn gốc ngón tay kêu “răng rắc” được biết từ năm 1971. Thời bấy giờ, người Anh đã hoàn chỉnh được một cái máy có thể kéo các ngón tay đột ngột. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng khoảng một phần ba đối tượng được thử có tiếng răng rắc, kèm theo sụn khớp được nới rộng. Chỉ cần sau 15 phút thì các khớp lại trở về kích thước ban đầu. Trong khoảng thời gian này thì không thể làm khớp kêu răng rắc được. Ngoài ra, họ đã chứng minh rằng muốn cho hiện tượng khí xâm thực xảy ra thì mối tiếp xúc khớp phải rất hẹp. Điều này giải thích một phần là những đối tượng có khớp sụn tương đối rộng không có tiếng răng rắc. Để yên tâm những ai “thích” bể ngón tay, không kể yếu tố rủi ro bị viêm khớp (di truyền, lao động vất vả...), bẻ ngón tay không làm mòn sụn hoặc gây viêm khớp, dù sau nhiều năm!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1950-02-633466119609687500/Phu-luc/Tai-sao-nguoi-ta-be-duoc-ngon-tay...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận