Tập tính
Hỏi: Tại sao người ta lại đỏ mặt trong tình trạng lúng túng?
Đáp: Nói chung, người ta đỏ mặt khi mao mạch ở mặt dãn ra và thông lượng máu tăng lên. Ví dụ, khi ta nóng thì các mạch máu gần da dãn ra, tạo thuận lợi để thoát nhiệt và tăng diện tích trao đổi của mạch. Cơ chế có liên quan với sự đỏ mặt thuộc loại tâm lý tỏ ra bí ẩn hơn, nhưng có thể giải thích một cách gián tiếp. Tập tính này được xác định là một “phản ứng với chú ý xã hội không mong muốn”. Những cảm xúc như sự lúng túng, xấu hổ cảm thấy có lỗi..., làm đỏ mặt tương ứng với một trạng thái căng thẳng vừa phải, không đặt ra vấn đề sống còn của cơ thể. Khi sự tồn tại bị đe dọa (xuất huyết nghiêm trọng, sợ hết hồn...), thì người ta thấy rằng mặt không hề đỏ, mà có xu hướng tái đi. Đó là do đứng trước một tình trạng rất căng thẳng, cơ thể đã phản ứng bằng cách tiết ra nhiều norađrenalin và ađrenalin. Hai phân tử này hoạt hóa một số chất nhận, thuộc loại alpha, có ở tế bào cơ của mạch máu: mạch co lại, máu không tới da, mặt tái nhợt. Nhưng, với liều lượng thấp, ađrenalin cũng có thể làm thư dãn, tức là làm dãn các mạch mang những chất nhận thuộc loại bêta, bình thường không có ở hệ tĩnh mạch, nhưng lại có ở tĩnh mạch mặt. Vậy, một nồng độ thấp ađrenalin có thể làm tăng thể tích máu mặt. Về mặt tiến hóa, có lẽ cũng kỳ lạ là nhận thấy rằng “phản ứng với sự chú ý không mong muốn” lại có xu hướng thu hút sự chú ý. Có thể về mặt nguyên thủy, dấu hiệu này có giá trị báo trước đối với những người chủ chốt quá sỗ sàng. Tập tính này có thể so với một tập tính khác đã biết rõ là ''giận đỏ mặt".