DINH DƯỠNG TRONG MÔI TRƯỜNG TIẾP XÚC VỚI CÁC NHÂN TỐ ĐỘC HẠI CẦN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Dinh dưỡng trong môi trường bức xạ điện li
Dinh dưỡng
Vấn đề dinh dưỡng mà con người cần phải chú ý đến khi bị tác động của các loại bức xạ điện li trong sinh hoạt hoặc làm việc hằng ngày. Bức xạ điện li có dạng tới từ nguồn bức xạ điện li các loại tồn tại trong thiên nhiên, tức các chiếu xạ nền thiên nhiên, như tia xạ vũ trụ cùng các chất phóng xạ có trong đất đai và nguồn nước; có dạng tới từ môi trường làm việc tức chiếu xạ mang tính nghề nghiệp, như môi trường sản xuất của mỏ hạt nhân, tàu động lực hạt nhân, trạm điện hạt nhân cùng một số thiết bị, thuốc men chẩn đoán và trị liệu đối với người bình thường, thì khi kiểm tra sức khỏe và chữa bệnh, sẽ phải tiếp nhận bức xạ điện li và chủ yếu ảnh hưởng của bức xạ điện li đối với cơ thể có mối liên quan rất lớn tới liều lượng và thời gian tác động của bức xạ điện li.
Cơ thể khi bị chiếu xạ bức xạ điện li sẽ sản sinh ra một loạt các phản ứng sinh hóa hết sức phút tạp, khiến cho sự chuyển hóa một số chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
Vì thế cần phải điều chỉnh việc cung ứng dinh dưỡng, để tránh dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó trong cơ thể làm nặng thêm các tổn thương bức xạ của cơ thể. Những ảnh hưởng của bức xạ điện li đến sự chuyển hóa chất dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Ảnh hưởng đến chuyển hóa protein
Biểu hiện chủ yếu là chuyển hóa phân giải tăng, chuyển hóa tổng hợp gặp trở ngại. Loại ảnh hưởng này sẽ sản sinh ra rất nhanh khi cơ thể chịu tác động của bức xạ điện li. Con người ta ở 12 tiếng sau khi bị chiếu xạ toàn thân 25, 68, 160 180C (culông) lượng axit amin thải ra trong nước tiểu sẽ thấy tăng lên. Lượng oxyprolin (oxyproline) và glixin trong nước tiểu tăng lên rất rõ đồng thời hàm lượng taurin cũng tăng lên. Khi con người bị chiếu xạ toàn thân hoặc chiếu xạ cục bộ trong trị liệu bằng tia phóng xạ, lượng nitơ - niệu thải ra tăng lên, và đều sẽ xuất hiện cân bằng nitơ âm. Hàm lượng axit amin trong huyết tương cũng sẽ thay đổi khi cơ thể bị chiếu xạ với liều lượng tương đối nhỏ, có thể thấy hàm lượng methionin và lysin giảm xuống. Trong số những người phụ nữ bị chiếu xạ ra đi trong thời gian dài, có thể quan sát thấy tình trạng gia tăng rõ của α - globulin trong globulin, ở những người chiếu xạ với liều lượng cao, lượng α - globulin trong máu tăng rõ.
Khi bị tổn thương phóng xạ cấp tính, lượng axit amin đi vào protein mô giảm, làm cho sự tổng hợp protein có trở ngại.
2) Ảnh hưởng đến chuyển hóa lipit
Sau khi bị chiếu tia xạ với liều lượng lớn do sự gia tăng chuyển hóa phân giải ở các mô mà thường xuất hiện chứng mỡ máu lượng triglixerit (triglyceride) tăng lên tương đối nhiều. Do chuyển hóa tổng hợp được tăng cường mà hàm lượng lipit cũng tăng cao.
3) Ảnh hưởng đến chuyển hóa cacbohiđrat
Sau khi toàn thân bị chiếu xạ được 2 - 3 ngày, ruột non hấp thu cacbohiđrat giảm, hoạt tính của glucokinaza (glucokinase) bị ức chế, sẽ làm cho hiệu suất phân giải đường glucoza thành cacbon đioxyt bị giảm. Sự photphoryl hóa oxy hóa trong các tổ chức mẫn cảm với bức xạ điện li (như mô bạch huyết) bị giảm xuống rõ rệt, tỉ lệ phân giải đường tăng lên. Nhưng bức xạ điện li không ảnh hưởng tới việc tận dụng fructoza, vì chuyển hóa fructoza dựa vào các glucokinaza. Khi bị chiếu tia xạ với liều lượng lớn, do tác dụng dị sinh glicogen tăng lên, mà thường xuất hiện chứng đường huyết cao.
4) Ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin
Theo điều tra, nồng độ axit ascorbic trong máu của công nhân mỏ urani thấp hơn trị số bình thường đồng thời có thể thấy các triệu chứng thiếu axit ascorbic (C); ngoài ra còn phát hiện thấy thời gian thích nghi với bóng tối của công nhân mỏ urani cần phải nhiều gấp đôi so với công nhân làm các ngành nghề khác, chứng tỏ trong cơ thể công nhân mỏ urani, vitamin A không đủ. Các bệnh nhân được trị liệu bằng bức xạ điện li, sau khi bị chiếu xạ, hàm lượng vitamin B6 và B12 trong huyết thanh đều tăng lên, nhất là với những bệnh nhân trên 50 tuổi lại càng rõ. Những lệnh nhân được tiến hành trị liệu phóng xạ ở vùng bụng, sau khi trị liệu chiếu xạ được 4 - 10 tuần, hàm lượng axit ascorbic (C), axit folic (B9), vitamin B12 và vitamin E đều giảm. Xét thấy tác dụng quan trọng của vitamin trong chuyển hóa vật chất, có người đã cho một vài loại vitamin là thuốc phòng hộ tổn thương bức xạ điện li, nhưng về cơ chế ảnh hưởng của bức xạ điện li đến chuyển hóa vitamin thì vẫn còn phải nghiên cứu sâu hơn.
5) Ảnh hưởng đến chuyển hóa chất khoáng
Khi bị các tổn thương phóng xạ có kèm theo nôn mửa và ỉa chảy, thì sẽ làm cho chuyển hóa muối nước bị rối loạn. Khi bị chiếu tia xạ với liều lượng lớn, lượng natri, kali thải ra tăng lên. Hàm lượng kẽm trong huyết thanh và tỉ lệ kẽm/đồng giảm xuống rõ rệt. Hàm lượng kẽm, magie, crom trong máu của những người bị phơi mình dưới các tia X liều lượng nhỏ (như những người làm công việc chụp X-quang y dụng) cao hơn so với những người làm các công việc khác, còn hàm lượng canxi, đồng thì tương đối thấp.
Một vài loại chất dinh dưỡng sẽ phát huy tác dụng tốt trong việc phòng hộ tổn thương phóng xạ, như xystein (cystein) vitamin E, biotin, và panothenic với lượng vừa phải sẽ giảm thiểu được tỉ lệ tử vong của động vật bị chiếu tia xạ với liều lượng lớn. Methionin và lysin sẽ làm cho động vật bị chiếu tia xạ với liều lượng nhỏ sinh trưởng tốt. Fructoza axit folic (B9) và vitamin B12 sẽ tiêu trừ hết được những trở ngại về sản sinh do phóng xạ gây nên. Ngoài ra, hiện đã có một loại axit amin do tryptophan, histiđin axit ascorbic (C), thiamin (B1), vitamin P và vitamin B6 tổng hợp nên, viên vitamin tổng hợp sẽ được dùng vào việc phòng hộ những tổn thương phóng xạ khi bay vào vũ trụ. Với những người làm những nghề tiếp xúc với tia phóng xạ, có ý kiến nêu ra lượng cung cấp chất dinh dưỡng cho họ như sau: Năng lượng 10,5ml (khoảng 2500kcal), protein 80g - 100g (trong đó protein động vật chiếm 30%), lipit 50g, canxi 1g, sắt 15mg, iôt 150 - 200μg, vitamin A 660μg đương lượng retinol (2200 đơn vị quốc tế), thiamin (B1) 2mg, riboflavin (B2) 2mg, vitamin B6 2,5mg, niacin (B3 hoặc PP) 20mg, axit folic (B1) 0,5mg, vitamin B12 3mg, axit ascorbic (C) 100mg.
Chế độ ăn
Bữa ăn được cung ứng để những người hành nghề trong môi trường bức xạ điện li duy trì được mức dinh dưỡng tốt để phòng ngừa các tổn thương bức xạ điện li. Bữa ăn cho các nhân viên làm việc trong các môi trường này khác nhau cần dựa theo lượng cung cấp chất dinh dưỡng tương ứng với cường độ tác nghiệp mà bố trí, để cung cấp bữa ăn cân đối có đầy đủ dinh dưỡng, với tỉ lệ hợp lí.
Năng lượng cung cấp phải đáp ứng được nhu cầu về tiêu hao năng lượng. Lượng cung cấp protein nên chiếm 12 - 18% tổng năng lượng, đồng thời cố gắng chọn dùng loại protein có tác dụng phòng hộ phóng xạ, như sữa bò, gan, thịt lợn nạc, protein đậu nành tách dầu và protein trong chất keo dính.
Ngoài ra còn phải cung cấp lipit với lượng vừa phải, và chọn dùng loại lipit có nhiều axit béo cần thiết và loại dầu mỡ có hiệu quả tương đối tốt trong việc phòng hộ các tổn thương bức xạ điện li, như dầu lạc và dầu ôliu.
Lượng cung cấp cacbohiđrat cần chiếm 60 – 65% tổng năng lượng, trong đó sẽ bao gồm cả một số loại fructoza có hiệu quả phòng hộ tương đối tốt. Ngoài ra, còn phải chọn những thức ăn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng, hoặc cung cấp loại thức ăn cường hóa vitamin.
Ở một số nước, hiện đã có các bữa ăn mang tính bảo vệ, phòng ngừa các tổn thương bức xạ điện li vào bữa sáng hoặc bữa trưa, bữa ăn được cấu thành từ các thức ăn chính, thịt, cá gan, trứng, sữa bò, sữa chua, sữa đông, rau cải bắp, khoai tây cà chua, trái cây và dầu thực vật, ngoài ra còn có một loại thức ăn mang tính bảo vệ nữa là hợp chất protein và vitamin, được cấu thành từ sữa bò, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau ngót, khoai tây, men bia rượu và dầu hướng dương.
Dinh dưỡng trong môi trường tiếng ồn, chấn động
Dinh dưỡng
Trong mọi sinh hoạt và làm việc thường ngày chúng ta đều chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và chấn động.
Xét về mối quan hệ giữa tiếng ồn, chấn động với dinh dưỡng, ta thấy ảnh hưởng của tiếng ồn đến chức năng đường tiêu hóa là rất rõ.
Theo kiểm tra tiếng ồn 60 đêxiben ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dạ dày, tiếng ồn 80 đêxiben sẽ làm cho lực co bóp của dạ dày ruột yếu đi, lượng tiết dịch tiêu hóa giảm, và độ dịch vị cũng giảm.
Tiếng ồn mạnh chủ yếu dẫn đến các tổn thương về thính lực.
Ảnh hưởng của chấn động đến cơ thể người có sự khác nhau do phạm vi tác động và con đường truyền dẫn năng lượng của nó, được chia thành chấn động cục bộ và chấn động toàn thân. Chấn động toàn thân phần nhiều phát sinh trong phạm vi tần suất 1 - 100 hec, gây ra các cộng hưởng trong nội tạng.
Ảnh hưởng của tiếng ồn và chấn động đến chuyển hóa dinh dưỡng chủ yếu được biểu hiện ở hàm lượng axit glutamic trong máu giảm rõ, còn hàm lượng glutamin thì tăng cao. Nếu con người ở môi trường 110 đêxiben, 150 - 2000 hec trong 3 tiếng, thì sẽ có thể quan sát thấy sự thay đổi này. Đó là do hệ thần kinh trung ương đã tiêu hao axit glutamic để kết hợp với một lượng lớn amin hình thành nên glutamin gây ra. Người công nhân làm việc trong các phân xưởng có tiếng ồn ở 88 – 107 đêxiben (A) thì hàm lượng cholesterol tự do và γ - globulin trong huyết thanh cùng hàm lượng corticosterol đều tương đối cao. Các công nhân chế tạo máy và sửa chữa máy đều phải chịu ảnh hưởng của chấn động, sự phân hủy đường trong hồng cầu của họ rất mạnh, có năng là một loại thích ứng của hồng cầu đối với chấn động dẫn đến thiếu oxy. Chấn động sẽ làm lượng tiêu hao oxy tăng lên. Con người khi nhờ vào dụng lực của cơ bắp một cách tự chủ và không tự chủ để điều chỉnh tư thế, nhằm giảm bớt tác dụng của chấn động sẽ làm tăng thêm sự tiêu hao năng lượng, ngoài ra, chấn động sẽ khiến cho nội tạng trong khoang bụng chuyển động, từ đó làm cho cơ hoành và thành bụng chuyển động một cách thụ động, sinh ra thông khí quá độ, cũng sẽ làm cho mức tiêu hao năng lượng tăng lên. Còn tiếng ồn thì làm tăng cao sự chuyển hóa hơi. Con người khi phải làm việc 3 tiếng trong môi trường tiếng ồn 110 đêxiben, lượng thiamin, niaxinamit (niacinamide) và pyriđoxol đều giảm. Khi bị thiếu vitamin A và axit ascorbic (C) sẽ làm cho tế bào ốc tai phát sinh biến đổi mà ảnh hưởng đến thính lực. Nếu làm việc 7 tiếng trong điều kiện 85 đêxiben, hàm lượng magie trong huyết thanh và lượng magie thải ra trong nước tiểu đều tăng lên, nhưng hàm lượng magie trong hồng cầu giảm đi, điều đó chứng tỏ magie trong tế bào làm cân bằng âm, sẽ dẫn đến magie trong cơ tim giảm và canxi tăng lên, từ đó tăng thêm nguy cơ phát các bệnh về tim. Cơ thể thiếu magie còn sẽ làm tăng thêm tình mẫn cảm với tiếng ồn, dưới tác động của tiếng ồn, hàm lượng natri trong hồng cầu giảm. Ảnh hưởng của điều kiện, chấn động là làm cho hàm lượng trong hồng cầu của cơ thể lên cao, còn hàm lượng kẽm thì giảm xuống. Gần đây, người ta còn phát hiện thấy nếu trong cơ thể thiếu sắt thì sẽ làm trở ngại chức năng của tế bào lông thính giác, từ đó dẫn đến điếc thần kinh cảm giác.
Để đảm bảo sức khỏe cho những người làm việc trong điều kiện tiếng ồn và chấn động, lượng cung cấp dinh dưỡng trước tiên cần đáp ứng được nhu cầu về tiêu hao năng lượng. Mức tiêu hao năng lượng của họ thường ở độ tuổi lao động chân tay loại vừa và nặng, cũng có cả ở độ lao động chân tay loại cực nặng. Mức năng lượng tiêu hao phần nhiều là 12,5 - 14,5MJ (3000 - 3500kcal) - Protein sẽ chiếm 10 - 15%, năng lượng, lượng cung cấp lipit khống chế trong vòng 30% năng lượng. Lượng cholesterol đưa vào mỗi ngày không nên quá 500mg. Do bị thiếu vitamin sẽ dẫn đến tổn thương tế bào tai trong, nên cần cung cấp đầy đủ vitamin A, thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3 hoặc PP), vitamin B6 và axit ascorbic (C). Lượng cung cấp sắt và magie cũng phải đầy đủ.
Chế độ ăn
Bữa ăn cho những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn và chấn động, cần là những bữa ăn cân đối cung cấp đầy đủ năng lượng, tỉ lệ phối hợp hợp lí.
Năng lượng cần phải thỏa mãn đầy đủ được nhu cầu của các loại nghề nghiệp, tỉ lệ phối hợp giữa các chất dinh dưỡng hợp lí, lượng lipit đưa vào không quá 30%, đặc biệt là phải khống chế lượng mỡ động vật và cholesterol đưa vào.
Ngoài ra, còn phải cung cấp đầy đủ vitamin và chất khoáng, chọn dùng các loại thức ăn giàu vitamin và sắt, như thịt lợn nạc, gan lợn, rau lá xanh,... Hiện đã có một số loại thuốc bào chế dưới đây được dùng để loại trừ các ảnh hưởng xấu của tiếng ồn và chấn động đối với cơ thể:
1) Vitamin tổng hợp trong đó có thiamin (B1) 4mg, riboflavin (B2) 4mg, pyriđoxol 4mg, niaxinamit 30mg, axit ascorbic (C) 200mg; Thích hợp dùng cho những người làm việc 3 tiếng trong môi trường tiếng ồn 110 đêxiben, nâng cao được hiệu suất làm việc của họ một cách rõ rệt.
2) Pyridoxol gấp 4 lần lượng sinh lí (8mg), ngoài ra còn có thêm thiamin (B1), riboflavin (B2), axit glutamic.
3) Thuốc bào chế tổng hợp gồm vitamin, nguyên tố vi lượng và axit amin. Đã có trường hợp từng thử dùng vitamin A liều cao để phòng ngừa các tổn thương thính lực trong môi trường tiếng ồn, kết quả là với người vốn bị thiếu vitamin A, thính lực bị tổn thương tương đối ít hoặc sau tổn thương hồi phục tương đối nhanh, nhưng lại không có tác dụng phòng ngừa tổn thương thính lực đối với những người có tình trạng dinh dưỡng vitamin A tốt.
Dinh dưỡng trong môi trường điện từ trường
Vấn đề dinh dưỡng cho những người làm việc thường xuyên trong môi trường vi sóng và điện từ trường. Các hệ thống rơle rađa, vi sóng gia nhiệt công nghiệp, thấu nhiệt y học, lò vi sóng và vô tuyến,... đều là những nguồn bức xạ vi sóng trong công nghiệp, y học và gia đình. Mà tất cả những kĩ thuật điện khí ứng dụng điện năng đều sẽ sản sinh ra điện từ trường. Các nghiên cứu bước đầu đã cho thấy các hiệu ứng sinh học do vi sóng và điện từ trường sinh ra có liên quan tới cường độ trường, tần suất, thời gian để lộ ra của chúng cùng mức độ hấp thu của các tổ chức. Về ảnh hưởng của những nhân tố vật lí này đến chuyển hóa dinh dưỡng còn đang được nghiên cứu.
Vi sóng là chỉ loại sóng điện từ từ 300 MHz - 300 KHz, tác dụng sinh học của nó chủ yếu là dẫn nhiệt, đồng thời cũng có cả tác dụng phi dẫn nhiệt.
Vi sóng có thể làm cho thủy tinh thể của mắt bị đục, trước khi bị đục, hàm lượng axit ascorbic (C) trong mắt đã bị giảm.
Những nhân viên mỗi ngày làm việc 8 tiếng trong thời gian từ 8 tháng đến 11 năm trong môi trường bức xạ rađa (300 MHz - 30 KHz), 10 - 170 Mw/cm2, hàm lượng muối phốt phát (phosphate) axit trong bạch cầu ở máu của họ sẽ tăng lên rõ rệt.
Trong môi trường vi sóng, sự chuyển hóa đường trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, như hàm lượng licogen trong gan giảm, còn hàm lượng glucoza và hàm lượng axit lactic trong huyết thanh lại tăng lên.
Ngoài ra, còn phát hiện thấy lượng axit ascorbic (C) thải ra trong nước tiểu giảm đi.
Qua điều tra, người ta phát hiện thấy hàm lượng sắt trong huyết thanh của các nhân viên làm việc trong môi trường điện trường cao áp từ 35 - 220KV giảm, các nhân viên nữ còn có biểu hiện hàm lượng đồng trong huyết thanh cùng tỉ suất đồng, kẽm trong huyết thanh tăng lên. Qua thực nghiệm đã cho thấy, trong điện trường có tần suất cực thấp 45 - 60Hz, 100 V/m - 100 KV/m), hàm lượng protein toàn phần, anbumin huyết thanh của cơ thể giảm, còn hàm lượng glucoza lại tăng lên. Con người khi ở trong từ trường (0,1mw, 45Hz, 22,5 tiếng, sẽ làm cho hàm lượng triglixerit trong huyết thanh tăng lên.
Hiệu ứng sinh học sinh ra từ vi sóng và điện từ trường tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến chuyển hóa dinh dưỡng.
Vì vậy, cần cung cấp bữa ăn cân đối có tỉ lệ hợp lí giữa 3 chất dinh dưỡng lớn là cacbohiđrat, protein và lipit cho những người làm việc trong những môi trường này.
Ngoài ra, còn cần khống chế lượng cholesterol đưa vào, protein động vật cần chiếm 30% lượng protein đưa vào, sắt cần có 1/3 được lấy từ thức ăn nguồn động vật. Ngoài việc lựa chọn thịt các loại, gan lợn,... làm thức ăn ra, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi.
Dinh dưỡng cho nghề khai khác mỏ
Nghề khai thác mỏ được phân thành khai thác mỏ dưới hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên. Đặc điểm của môi trường và của công việc dưới hầm lò là không có mặt trời, không khí không được trong lành như trên mặt đất, trong không khí lại thường có bụi và hơi đặc trưng của các loại khoáng, rồi nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cường độ lao động lớn, tiếng ồn và chấn động mạnh. Môi trường và điều kiện làm việc ở mỏ lộ thiên tuy có khác với dưới hầm lò nhưng cũng có tình trạng tương tự như cường độ lao động lớn, bụi nhiều, tiếng ồn lớn,... Những đặc điểm về môi trường và làm việc này trong nghề khai thác mỏ đều có ảnh hưởng đến chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.
Chuyển hóa dinh dưỡng ở những người làm nghề khai thác mỏ
Nghề khai thác mỏ phần lớn thuộc về lao động chân tay loại nặng, nhưng cũng có một bộ phận thuộc loại lao động chân tay loại cực nặng và lao động chân tay loại vừa.
Mức năng lượng tiêu hao trung bình mỗi người mỗi ngày khoảng 14,3MJ (3400kcal).
Theo tư liệu báo cáo mức tiêu hao năng lượng mỗi ngày ở mỏ vônfram của công nhân máy khoan là 10,9 - 13,0MJ (2600 - 3100kcal), công nhân chống lò 12,2 - 13,4MJ (2900 - 3200kcal), công nhân đánh búa tay 12,6 - 15,1MJ (3000 - 3600kcal), công nhân tuyển quặng 14,3 - 18,1MJ (3400 - 4300kcal), công nhân vận chuyển 14,7 - 19,7MJ (3500 - 4700kcal), dưới hầm lò quặng urani 13,2 - 15,0MJ (3146 - 3576kcal).
Mức năng lượng tiêu hao trong 8 tiếng làm việc dưới hầm lò mỏ than và vận chuyển trên miệng lò là: Công nhân chọn than 6,96MJ (1656kcal), công nhân chống lò 7,3MJ (1740kcal), công nhân đục lỗ mìn 6,2MJ (1476kcal), công nhân nổ mìn 7,5MJ (1795kcal), công nhân đào hầm 5,89MJ (1403kcal), công nhân vận chuyển đá 6,27 (1493kcal), công nhân chống lò 6,75MJ (1608kcal), công nhân đẩy xe 9,4MJ (2251kcal), công nhân xếp than vào kho 11,29MJ (2689kcal).
Mức năng lượng tiêu hao trong 8 tiếng, làm việc dưới hầm lò mỏ đồng là: Công nhân máy khoan 6,46MJ (1538kcal), công nhân bốc đá 6156MJ (1563kcal). Trong nghề khai thác mỏ còn có những nhân tố ảnh hưởng đến lượng nhu cầu về protein như chấn động, tiếng ồn và làm việc dưới hầm lò sẽ khiến cho lượng nhu cầu về protein ở cơ thể người tăng lên. Để phòng ngừa các tác động độc hại của bụi silic clorua (silicon chloride) trong quặng than và của tia phóng xạ trong quặng urani, còn đòi hỏi phải tăng cả lượng cung ứng protein,... Vì vậy lượng cung ứng protein cho những người làm việc dưới hầm lò phải là trên 90g. Ngoài ra, môi trường ẩm nóng và lao động tương đối nặng nhọc trong hầm lò còn sẽ làm ra nhiều mồ hôi và mất muối nước tương đối nhiều, nên cũng cần phải bổ sung một lượng tương ứng.
Sự chuyển hóa vitamin ở những người làm nghề khai thác mỏ sẽ phải chịu ảnh hưởng của những nhân tố dưới đây:
1) Những người làm việc dưới hầm lò do lâu ngày không được thấy ánh sáng mặt trời nên họ không dễ được chiếu tia tử ngoại, chất 7 – đehiđrocholesterol (dehydrocholesterol) dưới da không thể chuyển hóa thành vitamin D, vì thế rất dễ phát sinh thiếu vitamin D.
2) Độ chiếu sáng trong hầm thường thấp hơn nhiều so với các nhà máy xung quanh, vì vậy lượng tiêu hao vitamin A tương đối nhiều.
3) Độ ẩm trong hầm lò cao, cường độ lao động lớn, mồ hôi ra nhiều, các vitamin tan trong nước cũng theo mồ hôi mà thoát ra ngoài do đó lượng nhu cầu về thiamin (B1), riboflavin (B2), axit ascorbic (C) cũng tăng lên theo.
4) Các loại quặng khác nhau cũng khiến cho bầu không khí trong hầm mỏ xuất hiện các loại bụi và hơi tương ứng, chúng sẽ theo đường hô hấp vào cơ thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa dinh dưỡng, điều này đòi hỏi phải cung ứng tăng thêm một vài loại vitamin.
Bữa ăn cho những người làm nghề khai thác mỏ
Với những người làm nghề khai thác mỏ, cần căn cứ vào đặc điểm chuyển hóa dinh dưỡng nói trên để cung cấp đầy đủ năng lượng và các loại chất dinh dưỡng.
1) Trong thời gian làm việc dưới hầm lò, ngoài bữa ăn chính ra, cần ăn thêm một bữa ăn giữa ca. Về mùa rét, cần ăn thêm bữa ăn nóng giữa ca, nếu ăn bánh bao cần có canh nóng kèm theo.
2) Tùy theo những loại bụi và hơi độc hại có khả năng phải tiếp xúc trong hầm lò mà ăn tăng thêm một vài chất dinh dưỡng tương ứng.
3) Trong bữa ăn cần thêm các thức ăn có chứa nhiều vitamin A và caroten như gan động vật, trứng, cà rốt, ớt xanh, rau cải, rau chân vịt, rau cải xanh,...
4) Khi ra nhiều mồ hôi cần bổ sung đầy đủ nước, chất khoáng và vitamin tan trong nước qua đồ uống và bữa ăn.
5) Với những người phải làm việc dưới hầm lò không nhìn thấy ánh mặt trời lâu ngày, cần bố trí chiếu một lượng tia tử ngoại nhất định, như vậy cũng có thể bổ sung được vitamin D.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với chì
Những công việc phải tiếp xúc với chì cùng các hợp chất chủ yếu gặp ở nghề luyện kim sản xuất bình ăcquy chì, đồ sứ, thủy tinh, sơn màu, y dược, thuốc trừ sâu, chất dẻo, dầu hỏa,...
Chì chủ yếu đi vào cơ thể người qua đường hô hấp, cũng có thể hấp thu vào cơ thể qua da. Trong sinh hoạt thường ngày chì còn có thâm nhập vào cơ thể từ nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm qua đường tiêu hóa.
Khi chì xâm nhập vào cơ thể quá liều lượng sẽ xâm hại tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ tạo máu mà xuất hiện các triệu chứng ngộ độc chì. Chủ yếu có các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, ăn kém, trong miệng có mùi kim loại, đau bụng, thiếu máu, lượng niệu chì và huyết - chì tăng cao,...
Để phòng ngừa ngộ độc chì, về mặt dinh dưỡng cần chú ý:
1) Gia tăng lượng thiamin (B1) đưa vào. Thiamin (B1) có tác dụng ngăn không cho chì tích đọng lại trong các mô các tổ chức, nhất là trong các mô thần kinh, đồng thời kích thích bài tiết chì qua đường đại tiện.
2) Đưa vào một lượng axit ascorbic (C) đầy đủ
Các thực nghiệm trên động vật và thực tiễn lâm sàng đã cho thấy nếu cung cấp một lượng lớn axit ascorbic (C) khi phải tiếp xúc với chì sẽ làm chậm lại được sự phát sinh ngộ độc chì hoặc giảm nhẹ các triệu chứng ngộ độc.
Vì axit ascorbic (C) có khả năng kích thích glutathion (glutathione) từ dạng oxy hóa chuyển hóa thành dạng khử oxy ở dạng khử oxy, nó sẽ kết hợp với các ion chì để thải chì ra ngoài cơ thể. Đồng thời, axit ascorbic (C) trong đường ruột sẽ có thể kết hợp với chì để tạo thành muối axit ascorbic có độ hòa tan tương đối thấp, giảm thấp sự hấp thu chì. Vì vậy, những người làm việc có tiếp xúc với chì mỗi ngày cần bổ sung 123 - 130mg axit ascorbic (C).
3) Mỗi ngày cần ăn một bữa thức ăn tạo axit với thành phần ít canxi nhiều photpho làm bữa ăn tăng lực. Lương thực, đậu các loại, thịt trong bữa ăn hằng ngày đều là những thức ăn tạo axit. Nhưng với những người đã bị ngộ độc chì cấp thì cần ăn những thức ăn tạo kiềm nhiều canxi, ít photpho, như sữa bò, rau, hoa quả,... để làm cho chì trở thành tripphembum (triplumbum) photphat lắng đọng trong xương, mà không thể hiện độc tính, đợi đến khi giai đoạn ngộ độc cấp qua đi mới đổi cho ăn bữa ăn tạo axit ít canxi, nhiều photpho, làm cho chì trở thành phumbum hydrogen phosfate tách khỏi xương, qua máu và thận thải ra ngoài cơ thể.
4) Hạn chế lượng lipit trong bữa ăn, để giảm bớt sự hấp thu chì ở ruột non.
5) Cần cung cấp đầy đủ sắt trong bữa ăn. Sắt là kháng chì, có khả năng cạnh tranh với thụ thể chì ở thành ruột, ức chế sự hấp thu chì, ngoài ra còn có thể phòng ngừa được sự ức chế sinh trưởng và thiếu máu do ngộ độc chì gây nên và giảm thiểu tích tụ chì trong các tổ chức.
6) Tăng cường cung cấp vitamin B6 và B12.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với thuỷ ngân
Các công việc phải tiếp xúc với thủy ngân cùng các hợp chất của nó chủ yếu gặp ở các phương pháp hỗn hống để khai thác và luyện thủy ngân, công nghiệp luyện kim (dùng luyện kim loại quý), ngành chế tạo dụng cụ đo (nhiệt kế, lưu lượng kế, áp lực kế,...) ngành chế tạo thiết bị điện (cái chỉnh lưu, đèn huỳnh quang, bóng điện tử, bóng đèn tử ngoại,...) ở công nghiệp hóa học (dùng thủy ngân làm dương bản điện giải muối ăn), công nghiệp bào chế thuốc (sản xuất mercu chloride (merculous chloride) và thuốc trừ sâu thủy ngân hữu cơ...
Thuỷ ngân cùng các hợp chất sẽ đi vào cơ thể qua đi hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua da, còn trong môi trường sản xuất thì chủ yếu là đi vào cơ thể dạng hơi thủy ngân, son khí thủy ngân, hoặc bụi thủy ngân qua đường hô hấp.
Hiện tượng ngộ độc thủy ngân nghề nghiệp cấp gặp tương đối ít, biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thủy ngân cấp chủ yếu là chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, hay quên, uể oải, dễ bị kích động, ngón tay run, miệng có vị kim loại, chân răng đau vì sung huyết, lung lay. Để phòng ngừa ngộ độc thủy ngân, những người làm việc phải tiếp xúc với thủy ngân cần chú ý ăn thêm các chất dinh dưỡng sau:
1) Vitamin E có tác dụng ngừa độc tính của metylmercurie (methylmercuric). Những người làm công việc phải tiếp xúc với thủy ngân, mỗi ngày cần cung cấp một lượng vitamin E không dưới 15mg đương lượng α - tocopheryl. Trong dầu lạc, dầu vừng đều có chứa rất nhiều vitamin E.
2) Selen có tác dụng bảo vệ cho cơ thể khỏi bị ngộ độc metylmereuric, giảm nhẹ được các triệu chứng về thần kinh. Selen còn có thể giảm nhẹ được sự ức chế sinh trưởng do oxyt thủy ngân gây nên, đồng thời có tác dụng bảo vệ đối với những tổn hại ở thận do thủy ngân gây nên. Lượng cung cấp selen trong bữa ăn hằng ngày cho những người làm công việc tiếp xúc với thủy ngân cần từ 100- 200μg.
3) Pectin (nhựa quả). Pectin có thể kết hợp với thủy ngân, làm lăng nhanh sự thải loại các ion thủy ngân, hạ thấp nồng độ các ion thủy ngân trong máu. Trong rau, hoa quả, quả khô đều có pectin, trong đó chứa hàm lượng pectin phong phú có khoai tây, cà rốt, củ cải, đậu ván, củ cải đường, rau cải, ớt tây, quít quất bưởi, dâu tây, táo tây, lê, lạc và hạt dẻ,...
4) Protein. Các axit amin ngậm sunfua chứa trong protein có thể kết hợp được với thủy ngân để tạo thành một hợp chất ổn định từ đó ngăn chặn những tổn hại do thủy ngân gây ra dinh dưỡng các sunfiđrylaza (suuydrylase) trong cơ thể. Các axit amin ngậm sunfua bao gồm xistin, xistein, methionin, chúng có trong lòng trắng trứng gà, trong muxeđin (mucedin) lúa mì, trong protein gạo hàm lượng trong lòng trắng trứng gà đặc biệt nhiều.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với benzen
Benzen là một loại chất dung môi hữu cơ hiđrocacbon thơm, được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sơn và trong ngành công nghiệp bào chế thuốc, cao su, tổng hợp hữu cơ, in ấn, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, hương liệu,... Do điểm sôi thấp (81,10C) nên trong môi trường sản xuất, nó tồn tại dưới dạng hơi, chủ yếu vào cơ thể qua đường hô hấp. Benzen lỏng cũng được hấp thu qua da, nhưng lượng hấp thu rất ít, được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Khoảng 50% đi vào cơ thể chưa qua chuyển hóa sẽ bị bài xuất qua đường hô hấp, số còn lại phần lớn đọng trong xương, các mô mỡ và trong gan, chủ yếu được chuyển hóa trong gan. Sau khi hệ thống các oxyđaza được oxy hóa qua chức năng hỗn hợp các ti lạp thể ở gan thành các epoxyt của benzen và phenol cùng các hợp chất của nó,... phần lớn sẽ kết hợp với gốc sunfat, với axit glucuronic (glucuronic) và glutathion rồi bài tiết ra đường nước tiểu.
Các triệu chứng ngộ độc benzen cấp chủ yếu ảnh hưởng đến hệ trung khu thần kinh, người bị nhẹ xuất hiện hưng phấn, chóng mặt, người bị nặng đi loạng choạng, hôn mê, rùng mình, co giật, huyết áp hạ, mạch đập yếu mà nhanh, rồi chết vì suy tuần hoàn, và liệt.
Khi bị ngộ độc mãn tính sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu yếu, ngủ không ngon, hay quên. Trên huyết đồ của người bị ngộ độc, tổng số (bạch cầu) thoạt tiên ít đi hoặc hơi dao động, sau đó cứ hạ thấp mãi, các tiểu cầu và hồng cầu cũng giảm, khi bị ngộ độc nặng sẽ phát sinh ra thiếu máu trở ngại tái tạo. Để dự phòng ngừa ngộ độc benzen, dinh dưỡng cho những người làm công việc tiếp xúc với benzen cần chú ý:
1) Tăng thêm protein, nhất là cần được đưa vào các axit amin ngậm sunfua nhằm kích thích việc oxy hóa benzen trong cơ thể, tăng cường tác dụng giải độc của gan đối với benzen. Các axit amin ngậm sunfua gồm xistino, xistein, methionin,... Những axit amin này có hàm lượng rất phong phú trong trứng gà, bột mì và gạo tẻ. Glutathion (glutathione) có chứa xistein còn có thể kết hợp với benzen trong phenol oxyt, làm cho nó được giải độc rồi bài tiết khỏi cơ thể.
2) Cần duy trì một lượng cacbohiđrat đưa vào, axit glucoronic được sản sinh qua chuyển hóa cacbohiđrat và các sản phẩm oxy hóa của benzen sau khi kết hợp với cacbohiđrat rất dễ bị bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Do vậy, cacbohiđrat sẽ nâng cao được sức chịu đựng của cơ thể đối với benzen.
3) Khống chế thích đáng lượng lipit trong bữa ăn. Bữa ăn giàu lipit sẽ làm tăng thêm mỡ trong cơ thể. Do benzen có ái lực rất mạnh đối với lipit, cho nên trong môi trường làm việc tiếp xúc với benzen mà lượng mỡ trong cơ thể tăng lên thì sẽ làm cho benzen tích đọng nhiều và lâu trong cơ thể, lại càng dễ phát sinh ngộ độc benzen mãn tính. Vì thế, trong bữa ăn của những người làm việc tiếp xúc với benzen không nên ăn quá nhiều mỡ.
4) Đưa vào đầy đủ axit ascorbic (C). Axit sẽ kích thích việc oxy hóa benzen và giải độc được nó, ngoài ra nó còn có thể thúc đẩy tác dụng giải độc của gan đối với một số chất độc có trong benzen. Nếu đồng thời tăng thêm vitamin B12 và axit folic (B6) thì còn có thể thúc đẩy được sự khôi phục chức năng sản sinh hồng cầu và tiểu cầu ở những người bị ngộ độc benzen.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu
Vì các loại thuốc trừ sâu bao gồm thuốc diệt trùng, thuốc diệt khuẩn và thuốc diệt cỏ,... rất độc đối với cơ thể con người, cho nên đòi hỏi những người tiếp xúc khi sản xuất, tồn trữ, vận chuyển và sử dụng chúng phải có được sự cung ứng dinh dưỡng thỏa đáng. Loại thuốc trừ sâu loại lân hữu cơ được sử dụng rộng rãi đối với ngũ cốc và rau. Thường dùng có các loại như demeton, diethion, malathion, DDVP, dimetoat, triclorfron,...
Thường được hấp thu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da.
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ phân bố rộng rãi trong gan, thận, phổi, xương, cơ bắp và cả trong não, các sản phẩm chuyển hóa của chúng chủ yếu được bài tiết ra ngoài cơ thể qua thận, một lượng ít qua đường ruột. Tác hại độc tính của thuốc trừ sâu lân hữu cơ chủ yếu là ức chế cholinesteraza (cholinesterase) trong cơ thể, gây trở ngại cho sự phân giải axetylcholin của enzim này dẫn đến tích tụ một lượng lớn axetylcholin, làm rối loạn chức năng sinh lí thần kinh.
Những người phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu lân hữu cơ cần chú ý ăn tăng các chất dinh dưỡng sau:
1) Protein. Sự chuyển hóa thuốc trừ sâu lân hữu cơ trong cơ thể chủ yếu có 2 dạng oxy hóa và phân giải các sản phẩm oxy hóa sẽ làm tăng độc tính, còn các sản phẩm thì sẽ làm giảm độc tính. Khi cung ứng protein không đủ hoạt tính của các enzim ti lạp thể ở gan sẽ giảm, gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa phân giải thuốc trừ sâu lân hữu cơ. Một vài loại axit amin cũng có tác dụng về phương diện này. Nếu như xisten có khả năng thúc đẩy được sự chuyển hóa thuốc trừ sâu lân hữu cơ, làm giảm độc tính của nó, thì methionin sẽ có hiệu quả phòng trị độc tính tế bào của dantox. Vì thế, lượng cung cấp protein mỗi ngày cho những người phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu lân hữu cơ không được dưới 90g.
2) Các loại vitamin như axit ascorbic sẽ nâng cao được chức năng giải độc của gan, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzim ti lạp thể trong gan, mà nếu thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến sự phân giải và bài xuất chất độc. Dưới tác dụng của lượng axit ascorbic (C) tương đối cao, xistin sẽ hoàn nguyên thành xistein, giúp ích cho sự chuyển hóa thuốc trừ sâu lân hữu cơ, hạ thấp độc tính của nó, bảo đảm được hoạt lực của cholinesteraza. Niacin (B3 hoặc PP) và axit folic (B9) có hiệu quả phòng trị đối với độc tính tế bào của thuốc trừ sâu lân hữu cơ dantox.
Thuốc trừ sâu cơ hữu cơ (666, DDT) chủ yếu thông qua xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da và đường tiêu hóa, sau khi được hấp thu, sẽ theo máu đến mọi tổ chức cơ quan, cuối cùng bị thải ra khỏi cơ thể theo đại tiểu tiện. Trong cơ thể, nó tồn đọng chủ yếu ở các mô mỡ, tiếp đó là trong tủy xương, tuyến thượng thận, buồng trứng não, gan, thận,... Những người phải tiếp xúc với loại thuốc trừ sâu clo hữu cơ cần đưa vào đầy đủ protein và axit ascorbic (C).
Nếu protein không được cung ứng đủ, thì độc tính của thuốc trừ sâu clo hữu cơ sẽ tăng lên. Nếu lượng clo hữu cơ tăng lên. Nếu lượng methionin đưa vào không đủ sẽ khiến cho sự sinh trưởng của các vi khuẩn tiếp xúc với DDT bị ngừng trệ, hàm lượng vitamin A trong gan giảm.
Khi tiếp xúc với DDT còn làm gia tăng sự tổn thất axit ascorbic, đồng thời từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phân giải và loại thải clo hữu cơ khiến cho lượng clo tích lưu lại trong các tổ chức của cơ thể tăng lên. Lipit trong bữa ăn có tác dụng ức chế độc tính của thuốc diệt trùng clo hữu cơ rất rõ, có tác dụng phòng ngừa ngăn chặn ngộ độc mãn tính, nhưng cơ chế tác dụng này lại làm tồn đọng clo hữu cơ trong chất mỡ ở cơ thể, khiến cho tác dụng độc tính của nó không được thể hiện và không giải được độc.
Dinh dưỡng khí tiếp xúc với cađimi
Những công việc phải tiếp xúc với cađimi cùng các hợp chất của nó chủ yếu gặp ở các ngành công nghiệp mạ điện, nhuộm, hàn và chế tạo pin hợp kim kền cađimi, linh kiện bán dẫn, thuốc diệt trùng cho cây ăn quả,...
Hợp chất cađimi hấp thu vào cơ thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Ngộ độc cađimi cấp sẽ dẫn đến viêm phế quản hoặc phù phổi hóa chất. Ngộ độc cađimi mãn tính sẽ dẫn đến các biến chứng ở hệ thần kinh, vùng phổi và thận, xuất hiện các triệu chứng của hội chứng suy nhược thần kinh, tràn khí màng phối và anbumin - niệu,... và suy thận mãn tính,...
Để phòng ngừa ngộ độc cađimi, dinh dưỡng cho những người tiếp xúc với nó cần chú ý.
1) Đưa vào đầy đủ protein. Trong thức ăn nếu có đủ lượng protein hoặc bổ sung methionin thì giảm nhẹ được sự giảm hồng cầu và hemoglobin cùng chứng protein - huyết thấp do ngộ độc cađimi oxy hóa gây ra.
2) Lượng lipit đưa vào không nên quá nhiều. Vì mỡ trong bữa ăn sẽ làm tăng lượng hấp thu cađimi.
3) Lượng canxi đưa vào hằng ngày không nên ít dưới 800mg, vì bữa ăn giàu canxi sẽ có tác dụng bảo vệ đối với ngộ độc cađimi, ngoài ra còn giảm nhẹ được các triệu chứng của sự chậm tăng cân, chậm phát triển, hội chứng thần kinh biến chứng ở thận và giảm chức năng tinh trùng,...
4) Đưa vào một lượng kẽm vừa phải. Trong quá trình sự kết hợp giữa sunfua - protein kim loại với cađimi trong gan thận sẽ dẫn đến sự suy kiệt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tổn thương gan thận do cađimi gây ra. Nếu bổ sung kẽm, sẽ thúc đẩy được sự tổng hợp nên sunfua - protein kim loại. Cho nên kẽm không chỉ có tác dụng phòng ngừa các tổn thương gan thận do cađimi, mà còn có thể thúc đẩy những hồi phục về mặt lâm sàng và biến đổi sinh hóa do cađimi gây nên.
5) Đưa vào đủ lượng axit ascorbic (C) sẽ sản sinh ra tác dụng kháng độc tính với cađimi.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với cacbon đisunfit (carbon disulfide)
Cacbon đisunfit chủ yếu được dùng vào việc chế tạo sợi vitcô và cũng được dùng làm dung môi của cao su, nhựa cây, long não,... điểm sôi thấp, (46,30C), dễ bốc hơi, trong sản xuất chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua sự hấp thu ở đường hô hấp, dẫn đến ngộ độc. Cũng có thể hấp thu qua da, sau khi hấp thu sẽ theo máu phân bổ vào các tổ chức thần kinh ngoại vi, não, gan,... Hiện đã có mấy kiểu giải thích về cơ chế gây ngộ độc của cacbon đisunfua như sau:
1) Aminođithiofomic axit ete (aminothioformic acid ester) có trong chất chuyển hóa của cacbon đisunfit sẽ kết hợp với vitamin B6, khiến cho hoạt tính của nó bị mất, từ đó dẫn đến viêm thần kinh đa phát.
2) Cacbon đisunfit kết hợp với các ion đồng trong đopamin hiđroxylaza, làm cho enzim này bị mất hoạt tính, từ đó dẫn đến gia tăng đopamin và giảm thiểu catecholamin (catecholamine) trong các mô thần kinh tạo thành các tổn thương hệ ngoài bó tháp.
3) Cacbon đisunfit có khả năng ức chế hoạt tính của các monoamin oxyđaza, làm rối loạn chuyển hóa catecholamin dẫn đến các trở ngại tâm thần.
Khi bị ngộ độc cacbon đisunfit cấp, nhẹ thì xuất hiện màng kết hợp mắt và các triệu chứng kích thích đường hô hấp, hơi nặng thì có các triệu chứng về hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt, loạn điều hòa vận động, ngộ độc ở mức độ nặng thì sẽ phát sinh phù não và phù phổi cấp mà chết. Khi bị ngộ độc mãn tính sẽ xuất hiện các triệu chứng suy nhược thần kinh và rối loạn chức năng thần kinh thực vật, như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, đánh trống ngực, chân tay ra nhiều mồ hôi,…
Cũng thường có triệu chứng của viêm thần kinh đa phát, tê đầu xa tứ chi có cảm giác khác thường kiểu “đi găng”, “đi tất”, về tim mạch có dao động huyết áp và có chiều hướng xơ vữa động mạch.
Các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa ngộ độc cacbon đisunfit chủ yếu:
1) Tăng lượng vitamin B6 đưa vào để bổ sung khi bị viêm thần kinh đau phát do ngộ độc cacbon đisunfit, khi vitamin B6 bị mất hoạt tính do chất chuyển hóa cacbon đisunfit. Lượng cung cấp mỗi ngày từ 3 - 5mg.
2) Tăng các loại thức ăn có chứa nhiều đồng. Trong bữa ăn của những người khi làm việc phải tiếp xúc với cacbon đisunfit cung cấp những thức ăn có chứa đồng phong phú trên cơ sở bảo đảm lượng đồng đưa vào thích hợp và an toàn (2 - 3mg) như gan, lạc, tảo đỏ, men,...
3) Về nguồn protein trong bữa ăn nên chọn những thức ăn có loại protein chứa tương đối ít sunfua axit amin, như thịt nạc và cá,... để thay thế trứng, sữa là những thức ăn có chứa sunfua axit amin tương đối nhiều.
4) Tăng lượng axit glutamic có tác dụng giải độc khi bị ngộ độc cacbon đisunfit. Protein có chứa trong loại giàu glutamic chủ yếu là protein ngũ cốc.
5) Bổ sung các vitamin A, B1, B2, C. Khi bị ngộ độc cacbon đisunfit, hàm lượng vitamin A, B1, B2, C trong các cơ quan phủ tạng giảm đi. Khi những người làm việc tiếp xúc với cacbon đisunfit bị thiếu vitamin A sẽ dễ dẫn đến trở ngại thần kinh thị giác song nếu bổ sung vitamin A, B1 và C liều cao thì sẽ giảm nhẹ được triệu chứng.
6) Tăng chất oryzanol sẽ phòng trị được rối loạn chức năng thần kinh thực vật do cacbon đisufit gây nên. Các thức ăn loại cốc có chứa nhiều oryzanol.
Dinh dưỡng khi tiếp xúc với cacbon tetraclorua (carbon tetrachloride)
Cacbon tetraclorua thường dùng làm thuốc tẩy rửa máy móc, vật liệu kim loại hàng dệt len, làm dung môi cho sơn và cao su, keo dán và thuốc dập lửa,...
Bốc hơi trong nhiệt độ lạ thường, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, cũng được hấp thu qua da. Có tới 50% cacbon tetraclorua khi đi vào cơ thể sẽ bài xuất qua phổi, một lượng bị bài xuất qua đường đại tiểu tiện. Tác hại độc tính của nó là dưới tác động của các oxyđaza qua chức năng hỗn hợp của các ti lạp thể trong gan, chuyển hóa thành các gốc tự do trong cơ thể, khiến cho các lipoit trong kết cấu màng tế bào phát sinh gây peoxyt hóa, dẫn đến các biến chứng. Nó còn ngăn cản sự tổng hợp protein và bài tiết lipoprotein trong gan, dẫn đến các biến tính gan mỡ.
Khi bị ngộ độc cấp sẽ dẫn đến hệ thần kinh trung khu bị ức chế và đường dạ dày ruột bị kích thích, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tinh thần hoảng hốt, đi không vững, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, ỉa chảy,...
Nếu hít phải cacbon tetraclorua nồng độ cao sẽ xuất hiện lú lẫn, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Sau khi gan bị ngộ độc được vài giờ, sẽ xuất hiện tổn thương gan, chức năng gan dị thường, nặng sẽ bị hoại tử gan cấp hoặc hội chứng gan thận.
Bị ngộ độc mãn tính sẽ xuất hiện hội chứng suy nhược thần kinh và tổn thương gan thận, bị nặng sẽ phát sinh xơ gan.
Với những người làm việc có tiếp xúc với cacbon tetraclorua cần tăng cường đưa vào các chất dinh dưỡng sau:
1) Cacbonhiđrat. Cacbon tetraclorua có liên quan tới các tổn thương gan và với các gốc tự do được sản sinh ra qua chuyển hóa cacbon tetraclorua gốc tự do qua sự trao đổi. Khi bị thiếu cacbohiđrat, sự chuyển hóa sản sinh các gốc tự do của cacbon tetraclorua sẽ được tăng cường, nếu cacbohiđrat được cung ứng đủ, sự sản sinh ra các gốc tự do sẽ được giảm bớt. Cho nên nếu bữa ăn có cacbohiđrat chất lượng cao thì sẽ giúp cho người bị ngộ độc cacbon tetraclorua được hồi phục.
2) Vitamin. Vitamin E và các loại vitamin B1, B2, B12 tan trong nươc, axit folic (B9),... đều có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với ngộ độc cacbon tetraclorua cấp. Đồng thời với việc cung ứng các loại vitamin tan trong nước trên, nếu có thêm cả vitamin E thì hiệu quả lại càng rõ hơn. Ngoài ra, những người làm việc có tiếp xúc với cacbon tetraclorua không được uống loại đồ uống có cồn.
Dinh dưỡng khí tiếp xúc với bụi sillic oxit (silica)
Các vi hạt rắn bay lơ lửng trong không khí trong thời gian tương đối dài được gọi là bụi.
Bụi sản sinh ra trong sản xuất công nông nghiệp được gọi là bụi sản xuất. Loại bụi gây nguy hại lớn nhất đến sức khỏe con người là bụi silic oxit chủ yếu gặp khi làm các công việc khoan lỗ nổ mìn, chống cột, vận chuyển ở các mỏ kim loại,... Khi khoan mỏ than, mỏ sắt ở các xưởng bột thạch anh, ngành chế tạo thủy tinh, trong khi đập sàng, trộn các nguyên liệu của công nghiệp vật liệu chịu lửa, khi mở đường hầm trong xây dựng đường sắt, đường bộ, khai thác đá, làm đường,...
Bụi silic oxit sẽ dẫn đến bệnh bụi silic phổi. Các triệu chứng ở người bị bệnh bụi silic phổi chủ yếu là ho, ho đờm, đoản hơi, tức ngực, đau ngực,...
Cùng với sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân còn bị chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, hay mê, bứt rứt không yên, ăn uống ít đi, suy nhược, ra mồ hôi trộm,...
Với những người làm việc có tiếp xúc với bụi silic oxit, trong hấp thu cần đưa tăng thêm các chất dinh dưỡng sau:
1) Vitamin E và vi lượng nguyên tố selen. Từ thập kỉ 70 trở lại đây cùng với sự phát triển của các ngành sinh học và y học về gốc tự do giải thích cơ chế tổn thương tế bào bệnh phổi silic đã đi sâu nghiên cứu lí luận về peoxit mỡ đã mở ra một con đường mới. Trên lâm sàng, người ta đã quan sát thấy có sự tăng cường quá trình peoxit mỡ ở bệnh nhân bị bệnh phổi silic như vậy mức peoxit mỡ trong huyết thanh cao hơn nhiều so với người khỏe mạnh, cho thấy peoxit mỡ đã thúc đẩy sự phát sinh và phát triển bệnh phổi silic. Vì vậy hỗn hợp vitamin E có tác dụng chống oxy hóa với sodium selenit để trị liệu bệnh phổi silic sẽ làm cho phổi xơ hóa được giảm nhẹ rõ rệt.
2) Protein nhất là loại protein chứa nhiều axit glutamic, methionin, triptophan. Axit glutamic được đưa vào đầy đủ sẽ làm cho hàm lượng silic đioxit ở phổi và hạch bạch huyết ở khí quản - phế quản giảm thấp, tỉ lệ phần trăm đại thực bào phế nang biến tính giảm. Với các tế bào đã bị silic đioxit xâm nhập axit glutamic có tác dụng chống xơ hóa rõ, có thể ức chế sự phát triển của bệnh phổi silic.
Thợ mỏ nên dùng chế độ ăn protein cao, đồng thời chú ý tăng lượng đưa vào methionin, triptophan, sẽ tăng được lượng anbumin huyết thanh, cải thiện huyết đồ, tăng cường hoạt lực của các thực bào.
3) Axit ascorbic (C) có tác dụng giảm nhẹ phổi xơ hóa và ức chế sự tiến triển của bệnh phổi silic.