Sức khỏe
Hỏi: Chứng chán ăn có đụng chạm đến nam giới không?
Đáp: Có, khoảng 10% người mắc chứng chán ăn là nam. Người ta coi một người mắc chứng này khi người đó thể hiện ít nhất hai trong số các tiêu chí sau đây: từ chối (hoặc đúng hơn là không thể) tiếp nhận thực phẩm dù nhẹ cân; sợ béo và dễ ốm vì muốn giảm cân; cảm nhận lệch lạc vô hình ảnh cơ thể (cảm thấy béo trong khi đã mất nhiều dinh dưỡng); ở nữ không có kinh. Rối loạn này phổ biến ở nữ giới thường được giải thích là do họ dễ có xu hướng hơn về phát triển những bệnh có liên quan với tình trạng căng thẳng. Xu hướng này tăng lên vào lúc dậy thì, khi mang thai hoặc mãn kinh, những giai đoạn thể xác có sự thay đổi hocmon rõ rệt.
Các công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng chứng chán ăn có thể có liên quan với sự rối loạn của tính miễn dịch. Cơ thể người chán ăn sản xuất các kháng thể chống lại những phân tử thuộc loại peptit thần kinh được tổng hợp từ các nơron, có liên quan với ăn và tâm trạng. Trong khuôn khổ này, chán ăn có thể là một bệnh tự miễn dịch xác thực kết hợp ít nhất một phần với tình trạng căng thẳng và rối loạn hàng rào của ruột. Trên thực tế hiện nay người ta đã chứng minh rõ ràng tình trạng căng thẳng, dù chỉ là tâm lý, cũng làm tăng tính thấm của ruột. Điều đó dễ làm xuất hiện hiện tượng viêm, kéo theo những vướng mắc về tiêu hóa chằng chịt với sự rối loạn về tập tính ăn uống và làm nó nặng thêm. Ngoài ra, sự căng thẳng làm tăng sản xuất một số hocmon và peptit thần kinh có thể giao thoa với sự kiểm soát ăn uống ở hệ thần kinh trung ương (đặc biệt là vùng dưới đồi). Ơxtrogen, loại hocmon nữ tiêu biểu nhất, có vai trò tạo thuận lợi ở đây, nhưng không độc quyền. Như vậy, người ta có thể gặp chứng chán ăn tâm lý ở nam giới. Họ thường trẻ (15-30 tuổi) và thường có những yếu tố tạo thuận lợi để sinh bệnh, như tiền sử trầm uất, rối loạn tập tính ăn uống trong gia đình hoặc xảy ra những sự kiện căng thẳng ít nhiều trầm trọng. Khái niệm căng thẳng phải hiểu theo nghĩa rộng. Nó có thể đi từ chế độ hạn chế đơn giản được thực hiện thiếu thận trọng, không có lý do y học, tới những cưỡng bức tâm lý, thể xác hoặc giới tính.