Vàng có thể không bị biến chất chăng?
Đúng, nếu là vàng ròng. Ngoài tính hiếm ra, có lẽ tính không bị biến chất của kim loại này đã thu hút con người từ rất sớm và là nguồn gốc của sức mạnh biểu tượng của nó. Vàng tượng trưng cho sự thần thánh và quyền lực hơn bất kỳ kim loại nào khác, không bị biến tính giống như các vị thần bất diệt, lấp lánh như ánh mặt trời (tên của nó bắt nguồn từ tiếng Latin aurum, cũng có nghĩa là “ánh rạng đông”).
Chỉ gần đây các nhà khoa học mới hiểu được lý do không bị biến tính này. Cũng như platin, palađi hoặc bạc, vàng thuộc họ các kim loại ''cao quý''[1]. Những nguyên tử này ít có sẵn điện tử (electron) để tạo ra các liên kết hóa học, tức hóa trị, rất chống chịu tác dụng của các hóa chất. Đặc điểm này được đẩy đến cực độ đối với vàng. Ở nguyên tử này, các quỹ đạo mà trên đó điện tử được phân bố rất hẹp. Cấu hình này là nguồn gốc của thế ion hóa[2] của nó, của tỷ trọng và... ánh vàng, nếu không thì vàng sẽ có dạng trang kim loại của bạc! Vì vậy, vàng rất ổn định và trơ. Nó không bị oxy hóa, không thể kết hợp với oxy, cũng như không bị xỉn. Chỉ có cyanure và nước cường toan-một hỗn hợp axit clohydric và axit nitric đặc mới hoà tan được vàng, còn thủy ngân được hỗn hống hóa với nó.
Vàng cũng có những đặc tính vật lý nổi bật là dễ kéo dài: một gam vàng có thể được biến đổi thành một sợi chi dài ba kilomet. Nếu dát mỏng, thì nó sẽ trở thành một cái lá có kích thước là mét vuông và dày 1/15 micromet! Chính bản chất của những liên kết giữa các nguyên tử lần này tạo nên: các điện tử hiếm hoi về hóa trị di chuyển trong toàn bộ vật liệu. Kết quả là các liên kết không bị định hướng và các mặt phẳng của nguyên tử có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng mà vật liệu không bị gãy.