VÌ SAO CẦN KHỐNG CHẾ CÂN NẶNG CHO VẬN ĐỘNG VIÊN?
Mục đích là khống chế và tiêu bớt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, duy trì và gia tăng các mô phi mỡ, để chuẩn bị điều kiện cho cơ thể phát huy được năng lượng một cách tốt nhất. Các thành phần cấu thành cơ thể được chia thành 2 bộ phận lớn là các mô mỡ và các mô phi mỡ (cơ bắp, xương, tạng phủ,...). Nếu các mô mỡ quá nặng hoặc các mô phi mỡ quá nhẹ đều sẽ làm hạ thấp thành tích vận động viên.
Vì thế, khống chế cân nặng cho đúng mức chính là biện pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ kĩ thuật vận động và có được thành tích tuyệt vời.
Chủ yếu có 2 loại tình huống sau: Một là để đạt được và duy trì được cân nặng lí tưởng, gần như là vận động viên của tất cả các hạng mục thi đấu đều như vậy. Hai là giảm cân trước khi thi đấu để khi thi đấu sẽ tham dự theo hạng cân nặng như cử tạ, vật,...
Các yêu cầu cơ bản để khống chế cân nặng được chính xác là:
1) Khi cân nặng vượt quá cân nặng lí tưởng, thì việc giảm cân không được làm quá gấp. Cần khống chế mỗi tuần giảm trong phạm vi từ 0,45 - 1,0kg.
2) Trong thời gian giảm cân, ở mức cân bằng âm năng lượng mỗi ngày ở các vận động viên người lớn không nên vượt quá 2,1 - 4,2MJ (500 - 1000kcal), hoặc lượng cung cấp năng lượng mỗi ngày không dưới 5,0 - 6,3MJ (1200 - 1500kcal), còn protein, chất khoáng, vitamin vẫn giữ nguyên lượng như cũ.
3) Giảm cân cần phối hợp cho tương ứng với vận động. Trong thời gian khống chế lượng ăn vào, đồng thời cũng nên tiến hành rèn luyện vận động đòi hỏi sức chịu đựng sẽ tiêu được mỡ, giữ và gia tăng được các mô phi mỡ một cách có hiệu quả.
4) Trước khi thi đấu 12 - 24 tiếng, không được nhịn ăn, nếu không lượng dự trữ dinh dưỡng sẽ không đủ, và khi glicogen bị tiêu hao hết sẽ tiêu hao đến các tổ chức cơ bắp,...
5) Cần thay đổi những thói quen ăn uống không hay, như ăn thiên về một thứ, ăn vặt quá nhiều,...
6) Khi đã đạt được căn nặng lí tưởng, cần tiếp tục duy trì những thói quen ăn uống tốt và luyện tập thường xuyên.
Các phương pháp khống chế cân nặng không đúng cách, như nhịn ăn hoặc lượng ăn vào hằng ngày quá thấp, sẽ dẫn đến làm giảm đi quá nhiều các mô “phi mỡ”, thường ngày không khống chế, nhưng trước khi thi đấu lại quá gấp vội khiến cho cân nặng sụt xuống quá nhanh, dùng phương pháp ăn đói một bữa, ăn no một bữa để giảm cân, dùng các phương pháp nhịn đói, gây nôn sau khi ăn, uống thuốc xổ, uống thuốc lợi tiểu,... sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, thậm chí bị chứng chán ăn thần kinh. Những phương pháp này đều không nên áp dụng để tránh nguy hại đến sức khỏe.