THUỐC MEN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HẤP THU, CHUYỂN HOÁ VÀ TẬN DỤNG CHẤT DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Tác dụng của thuốc men trong cơ thể và trong dinh dưỡng thức ăn sẽ có ảnh hưởng tới việc hấp thu, chuyển hóa và tận dụng chất dinh dưỡng. Vấn đề kiêng, cấm thuốc men do sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một loại thuốc này với một loại thuốc khác dẫn đến đã sớm được mọi người coi trọng, nhưng vấn đề về tác dụng tương hỗ giữa thuốc men với các chất dinh dưỡng thì cho đến sau những năm 70 của thế kỉ 20 mới dần dần được nhận thức. Cả tác dụng hiệu quả trị liệu, tác dụng phụ của thuốc men đều có thể ảnh hưởng đến việc đưa vào và chuyển hóa chất dinh dưỡng, làm hạ thấp mức dinh dưỡng trong cơ thể, thậm chí dẫn đến chứng thiếu dinh dưỡng, gây nguy hại đến sức khỏe. Thiếu dinh dưỡng do thuốc men gây ra gặp nhiều ở người bệnh mãn tính, nhất là những người bệnh là trẻ em và người già, những người trước khi dùng thuốc đã bị thiếu dinh dưỡng ẩn tính và những người bị bệnh dạ dày đường ruột mãn tính, những người bị tăng năng chuyển hóa phân hủy hoặc do các nguyên nhân như đại phẫu thuật,... mà lượng nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên.
Bệnh nhân thuộc các loại nói trên nếu phải dùng thuốc lâu dài, buộc phải quan tâm chặt chẽ đến tình trạng dinh dưỡng, khi cần thiết nên cung cấp bổ sung thức ăn, vitamin hoặc chất khoáng, để phòng ngừa suy dinh dưỡng.
Chất kháng sinh
Chất kháng sinh loại tetracyline thường dùng, có aureomycin, terramycin, cyclomycin, doxycycline,... Thuốc loại này có thể cùng với canxi, magie, sắt, đồng, côban, mangan kẽm, niken,... hình thành nên các hợp chất không hấp thu được. Khi uống thuốc, nếu đồng thời đưa vào thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng nói trên, như sữa bò,... thì không những sẽ làm giảm tỉ lệ hấp thu của thuốc men, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu mà đồng thời còn làm giảm sự hấp thu những chất dinh dưỡng này.
Khi dùng các liều chất kháng sinh để trị liệu sẽ dẫn đến thiếu vitamin B6, B12 và riboflavin (B2).
Bệnh nhân dùng dinh dưỡng ngoài đường ruột hoàn toàn và sử dụng thuốc loại tetracyline trong thời gian dài sẽ phát hiện thấy sự tổng hợp vitamin K trong đường ruột giảm, dẫn đến giảm yếu tố gây đông máu mà ảnh hưởng đến sự đông máu. Người già mỗi ngày uống tetracyline 1g liên tục trong 4 ngày sẽ phát hiện thấy hàm lượng axit ascorbic (C) trong bạch cầu giảm. Uống gentamycin trong thời gian dài thì tỉ lệ hấp thu canxi, magie trong nước tiểu giảm, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ hấp thu nguyên tố vi lượng và sự tổng hợp vitamin K trong đường ruột. Mỗi ngày dùng trên 3g neomycin, trong vòng 1 tuần dẫn đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng lớn cacbohiđrat, protein, lipit và vitamin, chất khoáng kém, nhưng sau khi ngừng thuốc thì sẽ khôi phục được bình thường. Choloromycetin sẽ hạn chế sự tổng hợp protein, có tác dụng ức chế cơ năng tạo máu của tủy sống, ngoài ra còn dẫn đến giảm hoạt tính của enzim, duy trì sắt trong tủy giảm, nếu mỗi ngày sử dụng trên 4g thường thấy hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Chloromycetin còn có thể hạ thấp mức axit folic (B9) và vitamin B12 trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện hồng cầu, dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ. Cynnematin gây tổn thương thận, sẽ dẫn đến kali - huyết thấp cũng có thể tổn thương đến niêm mạc ruột dạ dày, đồng thời dẫn đến thiếu vitamin K. Khi penicillin thải ra, sẽ đem theo kali thải ra cùng với nước tiểu, dẫn đến kali - huyết thấp. Antimycin anphotericin cũng gây tổn hại cho thận, làm gia tăng lượng thải magie, photpho, kali qua nước tiểu, sử dụng dài ngày sẽ xuất hiện chứng kali - huyết thấp, magie - huyết thấp.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường dùng có các thuốc loại sulfanilamide, loại furan, loại methoxyl benzylamine pyrimidine. Trimethyl benzylamine pyrimidine là thuốc làm tăng hiệu quả kháng khuẩn có khả năng ức chế đihiđrofolat ređuctaza (dihydrofolate reductase), dẫn đến thiếu axit folic (B9); mỗi ngày sử dụng 320g sẽ có khả năng dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ, chứng giảm tiểu cầu và chứng giảm bạch cầu. Cephaloridine vì là thuốc sát trùng, dùng cho nhiễm trùng niệu có tác dụng phụ ức chế các enzim tiếp hợp axit folic ở niêm mạc ruột, có khả năng làm giảm axit folic trong huyết thanh.
Thuốc chống lao
Rimifon là chất đối kháng của vitamin B6, sẽ thúc đẩy sự chu chuyển vitamin B6 trong cơ thể, và dẫn đến thiếu. Những người bệnh bị suy dinh dưỡng sau khi uống thường xuất hiện viêm thần kinh, bổ sung vitamin B6 sẽ giảm dần. Seromycin cũng có thể gây thiếu vitamin B6, mỗi ngày cho 0,8g, lượng vitamin B6 thải ra liền tăng lên, liều lượng lớn hơn sẽ gây ra các phản ứng ngứa ngáy, co giật,… cho vitamin B6 sẽ ngưng. Khi sử dụng các thuốc chống lao nói trên mỗi ngày phải cho 50mg vitamin B6. Thuốc PAS (Para - amino salicylic acid) sẽ ảnh hưởng đến cơ chế vận chuyển của niêm mạc, giảm thiểu enzim đisacarit ở niêm mạc ruột, dẫn đến việc hấp thu axit folic (B9), vitamin B12, lipit, xilozơ (xylose) bị hạn chế, bệnh nhân lao nếu mỗi ngày uống 8g PAS quá một năm sẽ xuất hiện hấp thu vitamin B12 và cholesterol kém; nếu liều lượng mỗi ngày trên 10g, sẽ xuất hiện thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ, khi ngừng thuốc hiện tượng thiếu máu sẽ hết. Ethambutol sẽ kết hợp với đồng, kẽm, làm thay đổi chuyển hóa đồng và năng lượng kẽm thải ra.
Thuốc chống sốt rét
Pyrimethamine sẽ kết hợp với đihiđrofolat ređuctaza, làm cho axit folic (B9) không thể chuyển hóa được thành tetrahydrofolic, acid mang hoạt tính sinh lí, từ đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA. Loại tác dụng đối kháng axit folic này sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng và sinh sôi của vi trùng sốt rét một cách có hiệu quả, nhưng cũng có ảnh hưởng tương tự đối với tế bào của cơ thể. Vì phòng ngừa bệnh sốt rét mà nếu mỗi tuần sử dụng 25mg pyrimethamine, thì với những người có lượng axit folic dồi dào trong chế độ ăn vẫn sẽ không đến mức gây ra thiếu axit folic, khi trị liệu nếu tăng thêm lượng, thì sẽ dẫn đến nguy hại, nếu liều lượng mỗi ngày vượt quá 25mg, thì hầu như tất cả những người được điều trị sẽ xuất hiện thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ. Sau khi ngừng thuốc cho dùng axit folic sẽ chữa khỏi.
Thuốc hạ nhiệt giảm đau
Salicylate sẽ ức chế các tổ chức hấp thu axit ascorbic, mỗi ngày uống 0,9g salicylate, sau 1 tuần sẽ xuất hiện hàm lượng axit ascorbic trong bạch cầu và tiểu cầu giảm. Mỗi ngày đưa vào 1 - 3g aspirin sẽ xuất hiện ẩn huyết đường ruột dạ dày, uống aspirin hoặc salicylate trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Thuốc tiêu viêm giảm đau sẽ làm tăng tốc độ thải hết trong dạ đày, làm cho hàm lượng axit ascorbic (C) trong huyết tương và tiểu cầu giảm.
Thuốc chống động kinh
Phenobarbital và phenytom sodium có những ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng sau:
1. Ngăn cản sự hiđro hóa vitamin D, làm cho nó không thể hình thành nên vitamin D có hoạt tính sinh lí, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, dẫn đến xương sụn hóa hoặc bệnh sụn hóa.
2. Ức chế chuyển hóa axit folic (B9). Những người dùng thuốc chống động kinh thường bị tăng sinh lợi (lợi to ra), nhưng nếu mỗi ngày cho dùng 15mg axit folic thì sẽ chữa được, dùng thuốc chống động kinh với liều lượng lớn sẽ phát sinh tổn hại hệ thần kinh, nhưng nếu bổ sung axit folic và vitamin B12 thì sẽ phòng ngừa được. Phụ nữ đang mang thai dùng thuốc này sẽ gây ra thiếu axit folic, làm trẻ sơ sinh bị dị dạng bẩm sinh.
3. Ức chế sự tổng hợp vitamin K. Phụ nữ đang mang thai khi tiếp nhận trị liệu bằng thuốc chống động kinh sẽ làm cho mức yếu tố đông máu hạ quá thấp, chất sinh men đông máu giảm mà gây xuất huyết. Cho dùng vitamin K có thể phòng ngừa được. Vì vậy, những người bệnh dùng thuốc chống động kinh trong thời gian dài, mỗi tuần cần bổ sung vitamin D 8000 - 10.000 đơn vị quốc tế, canxi viên 500mg, đồng thời bổ sung axit folic (B9) và vitamin B12. Deoxidation pheniramine sẽ làm cho lượng thải vitamin D tăng lên, hàm lượng axit folic (B9), vitamin B12 và vitamin B6 giảm xuống.
Thuốc chống trầm uất
Lithium carbonate có tác dụng kích thích ăn ngon miệng và làm tăng thể trọng, ngoài ra còn có thể thay đổi được sự phân bố magie trong cơ thể, tăng magie trong huyết tương ức chế enzim dựa vào magie, thúc đẩy bài tiết canxi khiến cho canxi trong xương giảm. Amipyrin sẽ làm rối loạn chuyển hóa riboflavin (B2). Sau khi ngừng thuốc, cân nặng sẽ hồi phục lại bình thường.
Thuốc an thần
Chlorpromazine có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, đồng thời có thể làm rối loạn chuyển hóa riboflavin (B2) dẫn đến cholesterol trong huyết thanh tăng cao và thể trọng tăng. Chlordizepoxide và diazepam là loại thuốc chống trầm uất có tác dụng làm giãn cơ trung khu chống co giật, sử dụng dài ngày sẽ làm tăng sự ngon miệng, dẫn đến ăn uống quá nhiều, thể trọng tăng. Methaqualone ngoài tác dụng an thần gây ngủ, còn có tác dụng cắt ho, giải co giật, kháng histamin và gây tê cục bộ. Tác dụng phụ khi uống các loại thuốc an thần là buồn nôn, ói mửa, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến lượng đưa vào,... Dùng liều lượng cao liên tục trong vài tuần sẽ gây nhờn thuốc và thành nghiện, khi đã thành nghiện, nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ phát sinh các triệu chứng rút khỏi như buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, co giật, làm giảm thấp lượng hấp thu,...
Thuốc chống khối u và thuốc ức chế miễn dịch
Cơ lí tác dụng chống khối u và ức chế miễn dịch của desoxypsy chopsid, ngoài việc có thể gây độc hại trực tiếp đến tế bào chưa phân chia ra, còn sẽ cùng với đihiđrofolat ređuctaza hình thành kết hợp không thể đảo nghịch được, ảnh hưởng đến sự sản sinh axit tetrahiđrofolic (tetrahydrofolic acid) từ đó làm cho sự hợp thành sinh học của purin và axit pirimêđin nucleoxit (pyrimidine nucleoside acid) bị trở ngại, dẫn đến thiếu DNA, ức chế sự sinh trưởng của tế bào. Có thông tin cho biết những người bệnh uống desoxypsy chopsid sẽ xuất hiện hấp thu vitamin B12, caroten, cholesterol, lactoza, xiloza và lipit,... kém. Dactinomycin (actmomycin D) và mithramycin trong mềm mạc ruột có tác dụng ức chế vitamin D, từ đó làm giảm hấp thu canxi, ngoài ra còn ức chế không cho tiết ra parathyrin làm cho canxi xương bị phân li. Những người uống cytoxan thường sẽ phát sinh chứng canxi - huyết thấp. Cytoxan sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu lipit, cơ lí của nó có khả năng là tác dụng độc tính đối với niêm mạc ruột, cho nên những người bệnh sử dụng cytoxan dễ bị chứng lị mỡ.
Thuốc trị liệu chuyển hoá
Thuốc hạ mỡ máu, hạ đường huyết và thuốc chữa bệnh gút cấp đều có ảnh hưởng tới việc chuyển hóa và tận dụng các chất dinh dưỡng.
1. Thuốc hạ mỡ máu gồm cholestyramine, clofibrate và resins.
Giảm mỡ... Trong số đó, cholestyramine sẽ kết hợp với cholate làm tan iđiozom (idiozome - thể sinh sản), hạ thấp việc hấp thu lipit và vitamin A, D, K tan trong mỡ, mỗi ngày uống 30g sẽ xuất hiện chứng quáng gà và chứng thiếu vitamin K, D nặng. Cholestyramine còn sẽ kết hợp với sắt, vitamin B12 và axit folic (B9), làm ảnh hưởng đến việc hấp thu những chất dinh dưỡng này. Đã từng có thông tin cho biết có trẻ dùng cholestyramine sau 1 - 2,5 năm, xuất hiện thiếu axit folic. Clofibrate sẽ làm giảm hoạt tính của enzim đisacarit, những người bệnh khi sử dụng clofibrate, độ mẫn cảm của vị giác giảm, sự hấp thu caroten, glucoza, sắt, triglixerit mạch vừa, vitamin B12 và chất điện giải giảm. Thuốc giảm mỡ resine 2 có thể làm cô lập cholic làm cho chúng không thể phát huy được tác dụng, những người bệnh khi sử dụng thuốc này, mức cholesterol và vitamin A, E trong huyết thanh giảm.
2. Thuốc hạ đường huyết loại biguanide. Trong số đó melbine sẽ ức chế hoạt tính của enzim đisacarit trong ruột chay, làm ảnh hưởng đến việc hấp thu glucoza, xiloza, vitamin B12. Insoral sẽ ảnh hưởng đến cơ chế vận chuyển chủ động của glucoza, làm giảm tỉ lệ hấp thu glucoza trong ruột non của cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin B12, lipit, canxi và axit amin. Những người bệnh sử dụng thuốc loại biguanide sẽ xuất hiện khả năng thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ.
3. Trị liệu bệnh gút cấp bằng thuốc loại colchicin sẽ có ảnh hưởng tới chất dinh dưỡng như sau: tổn thương niêm mạc ruột hồi dẫn đến hấp thu vitamin B12 kém, làm giảm hấp thu cholate khiến cho lipit thải ra tăng lên, xuất hiện chứng lị mỡ, ở niêm mạc ruột sản sinh sự biến đổi mô, hoạt tính của enzim đisacarit giảm; khi dùng liều lượng cao, sự phân chia tế bào ở tuyến niêm mạc ruột sẽ bị trở ngại, dẫn đến teo nhung mao, việc hấp thu vitamin B12, lipit, natri, kali, lactoza, xiloza và vitamin tan trong mỡ bị ảnh hưởng, hàm lượng vitamin B12, cholesterol, caroten trong huyết thanh bị giảm.
Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit có tác dụng hủy hoại thiamin (B1), uống dài ngày sẽ gây ra thiếu thiamin (B1). Nó còn có thể cùng với sắt hình thành các hợp chất khó tan, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt cho nên khi uống phải tránh uống cùng với viên sắt.
Thuốc kháng axit có chứa nhôm và magie sẽ làm giảm hấp thu vitamin A, đồng thời kết hợp với photpho hình thành các hợp chất không tan, từ đó, ảnh hưởng đến việc hấp thu photpho; cho nên, người bệnh uống thuốc kháng axit có chứa nhôm, magie trong thời gian dài sẽ xuất hiện chứng photpho - huyết thấp và chứng loãng xương.
Thuốc kháng axit có chứa canxi cũng cùng với photpho hình thành nên các hợp chất không tan, làm giảm việc hấp thu photpho.
Hoocmon
Các loại hoocmon tuyến thượng thận (adrenalin) và hoocmon tuyến sinh dục đều có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và tận dụng chất đinh dưỡng. Adrenalin se4 thúc đẩy sự phân hủy protein, làm giảm sự tổng hợp protein.
Sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.
1. Nâng tỉ lệ chuyển hóa vitamin D, làm giảm sự hấp thu canxi photpho ở đường ruột dạ dày và sự tái hấp thu canxi ở tiểu quản thận, dẫn đến chứng loãng xương. Nhưng bằng việc bổ sung canxi và vitamin D sẽ có thể nghịch chuyển.
2. Tăng thải loại nitơ, kẽm trong nước đều làm cho vết thương lâu lành. Sau khi được bổ sung kẽm sẽ cải thiện được tình hình.
3. Tăng thêm lượng nhu cầu về axit ascorbic (C) và vitamin B6.
4. Nâng lượng thải kali qua nước tiểu dẫn đến triệu chứng nhược cơ.
5. Làm tích đọng nước tiểu và natri dẫn đến phù nề, thể trọng tăng và huyết áp cao.
6. Làm cho mức đường huyết, triglixerit và cholesterol trong huyết thanh tăng cao.
Các thuốc tránh thai được sử dụng hiện nay đều thuộc các hợp chất steroid hoocmon tuyến sinh dục, có 2 loại là estrogen thuốc tổng hợp được hỗn hợp từ estrogen và progestin, phương thức cho dùng thuốc được phân làm 2 loại uống và tiêm. Nếu uống thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ có các ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và tính trạng dinh dưỡng của cơ thể như sau:
1. Lượng nhu cầu về vitamin B6 tăng lên có biểu hiện là sản phẩm chuyển hóa của tryptophan trong nước tiểu tăng cao. Cho dùng vitamin B6 liều cao sẽ hồi phục được bình thường. Có khoảng 80% người uống thuốc xuất hiện thiếu vitamin B6, cuối tuần đầu dùng thuốc sẽ phát hiện thấy khác thường, khi ngừng thuốc phải 1- 15 tuần sau mới bắt đầu hồi phục được bình thường.
2. Chất 5-hydroxytryptamine trong não giảm, dẫn đến chứng trầm uất. Cơ lí của nó có thể là do các sản phẩm chuyển hóa khác thường của tryptophan ngăn trở không cho tryptophan đi qua vách ngăn máu não, hoặc do thiếu vitamin B6 làm cho hoạt tính của 5-hydroxytryptamine bị ảnh hưởng. Cho dùng vitamin B6 sẽ giải thoát được. Với những phụ nữ có các triệu chứng này mỗi ngày phải cho dùng 20 - 40mg vitamin B6.
3. Tỉ lệ chuyển hóa vitamin B12 tăng lên, mức vitamin B12 trong huyết thanh giảm.
4. Mức axit folic trong huyết thanh và hồng cầu giảm, sản phẩm chuyển hóa axit folic trong nước tiểu tăng cao. Nếu axit folic trong chế độ ăn không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu có nhân kết đặc khổng lồ.
5. Mức axit ascorbic trong huyết thanh, bạch cầu, tiểu cầu giảm xuống rõ rệt, có thể là do sự chuyển hóa phân hủy axit ascorbic diễn ra quá nhanh dẫn đến.
6. Lượng nhu cầu về riboflavin (B2) tăng lên, có thể có liên quan tới sự gia tăng lượng nhu cầu về vitamin B6.
7. Mức cholesterol, triglixerit, lipoprotein mật độ thấp, lipoprotein mật độ cực thấp trong huyết tương đều tăng cao, nhưng mức lipoprotein mật độ cao lại không tăng. Sự biến đổi này đã làm tăng thêm nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Thuốc lợi tiểu
Ethacrynic acid nếu dùng với liều quá lớn hoặc dùng liên tục sẽ ảnh hưởng đến các phức chất chuyển tải glucoza, làm giảm lượng dung nạp glucoza, làm tăng thải loại canxi, magie, kali, kẽm, trong nước tiểu, dẫn đến các chứng kali - huyết thấp, natri -huyết thấp, furosemide (furosemidum) sẽ làm cho hàm lượng magie, kali trong huyết thanh và cơ bắp giảm. Thuốc lợi tiểu loại thiazine sẽ làm tăng thải loại kali, magie, kẽm và vitamin B2 trong nước tiểu, nếu dùng thuốc trong thời gian dài, khoảng 20 - 25% số người sẽ có mức kali trong huyết thanh thấp hơn tiêu chuẩn. Spironolactonum chủ yếu tác động đến tiểu quản thận ống lượn xa là có tác dụng giữ kali thải natri, khi được sử dụng riêng sẽ sinh ra chứng kali - huyết cao. Dyrenium cũng có tác dụng như spironalactonum, nó còn có thể cạnh tranh ức chế đihiđrofolat, ređuctaza cho axit folic trong huyết thanh giảm.
Thuốc chelant
Penicillamine sản phẩm phân hủy của penicillin là một loại thuốc chelant. Chủ yếu là thuốc giải độc kim loại, dùng khi bị ngộ độc các kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân, có thể tạo chelant các ion kim loại, thúc cho nó thải ra qua đường nước tiểu, mà giải độc. Nhưng penicillamine đồng thời lại có tác dụng phụ đối kháng vitamin B6, khi bệnh nhân sử dụng sẽ xuất hiện trở ngại chuyển hóa vitamin B6, và do thiếu vitamin B6 mà dẫn đến triệu chứng thiếu máu tiểu cầu sắc tố thấp và viêm thần kinh thị giác. Đã có thông tin cho biết những bệnh nhân tâm thần phân liệt mỗi ngày uống 750 - 1000mg penicillamine mà xuất hiện thiếu vitamin B6, mỗi ngày cho dùng 100mg vitamin B6 thì sẽ tránh được. Vì vậy, đề nghị khi sử dụng penicillamine để trị liệu phải cho dùng bổ sung vitamin B6 dạng bào chế.
Thuốc chống đông máu
Loại cumarin bao gồm dicoumarin, neodicoumarin, kết cấu của nó tương tự như vitamin K, có thể cạnh tranh ngăn chặn sự kếthợp củn các zymoprotein trong vitamin K-5 ở gan từ đó kìm hãm sự hợp thành các yếu tố gây đông máu thuộc 4 loại II, VII, IX, X mà có tác dụng chống đông máu. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú khi dùng thuốc, một phần thuốc có thể đi vào nhau thai và sữa, làm hệ lụy đến thai nhi và trẻ bú mẹ, cho nên phải thận trọng khi sử dụng. Tác dụng dược lí của loại cumarin có thể bị vitamin E liều lượng cao đối kháng lại, được các thuốc butazodine, indomethacin, clofibrate làm tăng cường và bị phenobarbital làm yếu đi.
Cồn, rượu
Rượn uống mỗi ngày, nếu năng lượng sản sinh ra từ cồn vượt quá 20% tổng năng lượng, liên tục trong vài tháng hoặc vài năm dẫn đến nguy hại. Uống rượu quá lượng trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng chất dinh dưỡng, biểu hiện chủ yếu ở:
1. Tổn hại đến niêm mạc ruột, giảm thiểu sự hấp thu thiamin (B1), vitamin B12, axit folic (B9) ở đường ruột. Mức hồng cầu trong huyết thanh và axit folic trong gan của người bị ngộ độc cồn đều tương đối thấp.
2. Làm giảm sự tiết ra của các nhân tử trong tế bào thành dạ dày, ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin B12. Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài cho dù có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì cũng sẽ xuất hiện thiếu vitamin B12.
3. Ức chế sự tiết ra enzim tiêu hóa ở tụy giảm, hấp thu lipit, sẽ dẫn đến chứng lị mỡ. Cung cấp chế độ ăn protein cao sẽ hạn chế dần.
4. Chuyển hóa lipit bị ảnh hưởng, quá trình oxy hóa các axit béo bị chậm lại, sự hợp thành mỡ trong gan tăng lên, làm cho hàm lượng triglixerit trong huyết thanh tăng cao, khả năng phát sinh chứng triglixerit - huyết cao tương đối lớn.
5. Gây tổn thương gan, làm cho lượng dự trữ các vitamin như thiamin (B1), vitamin A giảm.
6. Lượng thải magie, kẽm trong nước tiểu tăng. Hàm lượng magie trong cơ xương giảm. Ngoài ra, còn làm cho mức kẽm trong gan và huyết thanh của người bị xơ gan giảm.
7. Mức photpho trong nước tiểu tăng, photpho trong huyết thanh giảm. Cơ lí của nó có thể có liên quan tới sự tổn thất magie, kali. Khi truyền glucoza, có khả năng xuất hiện chứng photpho - huyết quá thấp.