Tài liệu: Vì sao vàng trở thành kim bản vị?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Với những đặc tính như không bị biến chất, không gỉ và hiếm có, vàng nhanh chóng được quy định là tiền đề trao đổi.
Vì sao vàng trở thành kim bản vị?

Nội dung

Vì sao vàng trở thành kim bản vị?

Với những đặc tính như không bị biến chất, không gỉ và hiếm có, vàng nhanh chóng được quy định là tiền đề trao đổi. Trong thế giới cổ đại kim loại màu vàng này thường được đánh giá so với bạc và được đo bằng trọng lượng của lúa mạch, của đồng, của dầu hoặc cả bằng số lượng bò. Những đồng tiền đầu tiên được đúc vào thế kỷ VII trước Công nguyên ở Lydie (Thổ Nhĩ Kỳ) là bằng electrum, một hợp kim của vàng và bạc. Nhưng nếu trọng lượng của chúng tương đối không đổi, thì tỷ lệ vàng và bạc lại thay đổi. Tỷ lệ khác nhau khiến hệ tiền tệ này nhanh chóng lỗi thời. Vì thế, Crésus (561-546 trước công nguyên), vua Lydie, đã giải quyết vấn đề bằng cách phát hành hai loại tiền, một loại bằng vàng ròng và một loại bằng bạc! Vào khoảng năm 308, Constantin Đại đế ấn định trọng lượng đồng tiền vàng là 4,54 gam, gấp 24 lần so với trọng lượng của đồng tiền bạc hoặc của hạt cây minh quyết (tiếng Arab 1à Qirat- xuất xứ của từ ''carat''[1]). Chỉ đến năm 1820 người Anh mới lập ra ''kim bản vị hay bản vị vàng''. Mục đích là để ấn định một tỷ giá có thể xem xét lại cho kim loại quý này. Nước Đức chấp nhận kim bản vị năm 1873, Mỹ - 1900 và Pháp - 1913. Việc ký kết hiệp định Bretton Wood tháng 7 năm 1944 và sự thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thật sự kéo vàng lên hàng bản vị tiền. Các quốc gia thành viên đã cam kết giới hạn những thay đổi tiền tệ của họ ở mức ± 1% xung quanh đồng đô la và đồng tiền này cũng được quy đổi thành vàng. Tính ngang giá được ấn định là 35 đô la cho một ounce[2] vàng. Nhưng từ những năm 1960, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã bắt người Mỹ phải tiêu phí. Niềm tin vào đồng đô la bí mật khiến nhiều nước yêu cầu thay đổi vốn dự trữ của họ so với vàng. Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Tổng thống Nixon đình chỉ việc quy đổi đô la ra vàng. Mặc dù không còn là một bản vị tiền tệ, nhưng vàng vẫn luôn luôn có giá trị nương tựa mà các nhà đầu tư hướng vào trong thời kỳ khủng hoảng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1942-02-633465464396406250/Vang/Vi-sao-vang-tro-thanh-kim-ban-vi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận