Thu khí tự nhiên như thế nào?
Khi con người bắt đầu sử dụng khí dầu lửa vào đầu thế kỷ 19, người ta gọi đó là khi thắp sáng. Ngừời ta đã sản xuất chúng bằng cách trưng cất than đá trong những thùng rộng. Hiện nay, người ta sử dụng khí tự nhiên, nhưng cũng thu hồi khí của các lò luyện cốc sản xuất gang, của các lò cao và nhà máy lọc dầu cũng như khí mỏ (grisou) của các mỏ than đá.
Người ta thấy khí tự nhiên trong những vỉa đất trầm tích. Nó cũng được tạo thành như dầu lửa bởi sự “ủ men” của các chất hữu cơ. Khí tự nhiên tập trung lại trong những túi chứa tự nhiên được hình thành bởi các loại đất có nhiều lỗ nhỏ hoặc nứt và được phủ bằng những lớp đá không thấm nước dạng quả chuông. Độ sâu của một túi khí có thể dao động từ 150 m như ở trong các bình nguyên sông Pô ở Ý, đến 450 m như ở Lacq (Pháp). Nhiệt độ của chúng có thể đạt 150oC và áp suất 670 kg/cm2.
Thành phần của chúng rất đa dạng. Mêtan luôn luôn là khí chính chiếm từ 70 đến 95%, vì vậy chúng cũng là khí dùng trong đô thị và tất cả những loại khí thu hồi khác. Đây không phải là một loại khí độc, song câu chuyện về một loại khí grisou đã nhắc nhở về tính nguy hiểm của nó. Là khí “khô”, nó không ngưng tụ ở nhiệt độ thường như prôpan hoặc butan (những khí này thường đi kèm với nó) vì thế người ta gọi chúng là khí “ẩm”. Hyđrô sunphua có chứa trong đó đôi khi cũng đạt tỷ lệ rất lớn, như trường hợp ở Lacq, do đó đã gây bất tiện: gặm nhấm đường ống bình thường chỉ trong vài ngày.