Tài liệu: Trung Quốc - Cấm thành

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đây là Bảo tàng Cung điện, còn được gọi là Tử Cấm Thành. Đó là cung điện lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở Trug Quốc cho đến ngày nay
Trung Quốc - Cấm thành

Nội dung

CẤM THÀNH

Đây là Bảo tàng Cung điện, còn được gọi là Tử Cấm Thành. Đó là cung điện lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở Trug Quốc cho đến ngày nay. Việc xây dựng thành bắt đầu từ thời nhà Minh, vào năm 1406. Người ta phải mất 14 năm để xây dựng xong Tử Cấm Thành. Từ đó các gia đình hoàng tộc lấy nơi đây làm chỗ cư ngụ chính thức. Có tất cả 24 đời vua đã ở đây cho đến năm 1911 khi vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị và đất nước Trung Hoa thành lập chính thể cộng hòa. Đến năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của  Liên Hiệp Quốc đã công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới.

Những màu sắc dùng cho phần điện chính của Cấm Thành, ngoại trừ phần bên ngoài, có liên quan mật thiết tới chính trị thời phong kiến. Những bức tường màu đỏ - tía cùng với những mái nhà màu vàng tạo thành một sự tương phản mạnh mẽ và bắt mắt, thể hiện 'uy quyền' và 'sự giàu có' của các hoàng đế phong kiến.

Từ thời cổ xưa, màu vàng đã luôn được các nhà cầm quyền của nhiều triều đại khác nhau coi như màu của quyền thế. Bởi vì, theo thuyết Ngũ hành, màu vàng, tượng trưng cho đất, chiếm vị trí trung tâm, tượng trưng cho quyền lực tối cao của hoàng gia ở trung tâm.

Màu đỏ ở Trung Quốc được sử dụng trong các nghi lễ tốt lành và tôn nghiêm, tượng trưng cho sự long trọng và hạnh phúc. Người ta cho rằng ngay cả những người sống trong hang động cách đây 40.000 - 50.000 năm cũng thích sơn chỗ của họ bằng màu đỏ.

Việc sử dụng ngói tráng men màu vàng đã bắt đầu từ ít nhất là đời Đường. Trong đời Minh và đời Thanh, người ta quy định rằng chỉ có các cung điện của vua chúa, các lăng tẩm chôn các vua đã băng hà và các chùa hay bàn thờ được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua mới được dùng ngói tráng men màu vàng. Nếu có ai đó làm trái quy định này lập tức sẽ bị tuyên án tử hình.

Tử Cấm Thành có dạng hình chữ nhật, chiều dài từ Bắc xuống Nam đo được 960 m và chiều ngang từ Đông sang Tây đo được 750 mét. Bên trong có 9,999 phòng dưới diện tích mái 150.000 mét vuông. Một hào rộng 52 mét bao quanh một bức tường cao 9,9 mét chạy quanh khu vực Cấm Thành. Các tháp canh hình bát giác được đặt ở bốn góc tường. Có 4 cổng vào điện ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Nhân lực và vật lực cả nước đã tập trung để xây dựng Tử Cấm Thành. Có tới 230.000 thợ thủ công và 1 triệu người lao động đã được huy động. Đá cẩm thạch đã được lấy từ ngoại ở Bắc Kinh. Loại đá năm màu được khai thác ở núi tại tỉnh Hà Bắc. Các khối gạch lát được nung tại những lò gạch ở miền Nam Trung Quốc. Gạch và màu đỏ tươi dùng xây các bức tường là từ tỉnh Sơn Đông. Vật liệu gỗ được lấy từ các cánh rừng ở Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam và Vân Nam. Tương truyền rằng các cây đốn xong phải chờ đến mùa mưa để đưa theo các dòng lũ, rồi sau đó kéo về Bắc Kinh bằng đường sông.

Cổng chính vào cung điện là cổng Ngọ môn ở phía Nam. Cổng này còn được gọi là Ngũ Phượng Lầu. Các vua đời nhà Minh tổ chức tiệc mừng ở đây hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch. Nơi đây cũng là nơi trưng phạt các quan phạm tội bằng cách đánh bằng rơi. Các vua đời nhà Thanh thì dùng cổng này làm nơi khai niên mỗi dịp năm mới. Nhà Thanh cũng dùng nơi này để đón khách và tổ chức các dịp lễ đặc biệt. Chẳng hạn như khi quân từ chiến trường chiến thắng trở về, đây sẽ là nơi nhà vua chủ tọa để tiếp nhận tù binh.

Để hoàn tất phức hợp vừa tôn nghiêm, vừa tráng lệ lại vừa mang tính chất cung đình này, rất nhiều tòa nhà đã được xây dựng. Điều quan trọng nhất là tất cả các dinh thự và công trình phụ của nó đều được bố trí theo trục Bắc Nam. Một đường thẳng vô hình dài 8 cây số đã trở thành một trục không thể chia cắt của thành phố Bắc Kinh, và Tử Cấm Thành chiếm khoảng một phần ba trục trung tâm này. Sự thiết kế và bố trí các dinh thự phản ánh giá trị uy nghiêm của triều đình và hệ thống phong kiến với sự phân cấp khắt khe.

Tử Cấm Thành được chia thành nội điện và ngoại điện. Ở cổng ngoài cùng của ngoại điện có một cặp sư tử bằng đồng, tượng trưng cho quyền lực và phẩm giá của vua chúa. Con sư tử ở phía Đông đang chơi một quả bóng là sư tử đực, và quả bóng tượng trưng cho sự thống nhất đất nước. Con kia là con cái, dưới chân có một chú sư tử con, tượng trưng cho sự kế thừa ngôi báu vĩnh viễn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2295-02-633505226348172500/Du-lich/Cam-thanh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận